Hướng dẫn cơ bản về định giá Startup – Babuki JSC

Các startup, cần nguồn lực để mở rộng, thử nghiệm ý tưởng và phát triển đội ngũ. Để gọi vốn, một startup cần được định giá và do đó, hiểu được quá trình định giá startup hoạt động như thế nào là rất quan trọng đối với bất kỳ startup nào.

Hướng dẫn cơ bản về định giá Startup 2020

Các quỹ đầu tư mạo hiểm (VC) và các nhà đầu tư cá nhân có hàng tá mô hình để định giá một startup, từ những mô hình dễ nhất đến những mô hình phức tạp nhất liên quan đến một số biến số định tính và phân tích thống kê. Một số mô hình định giá startup phổ biến nhất bao gồm:

1. Phương pháp đầu tư mạo hiểm

Phương pháp định giá sử dụng giá trị cuối được dự báo cho startup và lợi nhuận kỳ vọng từ nhà đầu tư (thường được đề cập là 10X, 8X, v.v.), để xác định giá trị pre-money (trước khi đầu tư) và post-money (sau khi đầu tư). Công thức của phương pháp đầu tư mạo hiểm là:

  • Giá trị Pre-money = Giá trị Post-money – Vốn đầu tư
  • Với giá trị Post-money là giá trị cuối chia cho lợi nhuận kỳ vọng.

Ví dụ: một nhà đầu tư định giá startup của bạn ở mức giá trị cuối là 1.000.000 USD và muốn lợi nhuận kỳ vọng gấp 20 lần (20X) cho khoản đầu tư 10.000 USD của mình.

  • Trong trường hợp này, giá trị Post-money sẽ là 50.000 USD.
  • Và, theo Phương pháp đầu tư mạo hiểm, giá trị Pre-money sẽ là: 50.000 – 10.000 = 40.000 USD

2. Phương pháp Berkus

Một phương pháp đơn giản định giá startup dựa trên 5 khía cạnh chính. Mỗi khía cạnh tượng trưng cho một số tiền nhất định:

  • Yếu tố định tính được coi là có Giá trị
  • Ý tưởng tốt (Sound idea)
  • Có mẫu thử (Prototype)
  • Đội ngũ sáng lập chất lượng (High-Quality Management Team)
  • Có các mối quan hệ chiến lược (Strategic Relationships)
  • Đã ra mắt sản phẩm hoặc doanh thu 500.000 USD / sản phẩm.

Đối với mỗi khía cạnh mà startup sở hữu đầy đủ, mức định giá sẽ tăng thêm 500.000 USD. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độ mà mỗi yếu tố được phát triển, nhà đầu tư có thể giảm giá trị của yếu tố này để đề xuất 400.000 USD hoặc 250.000 USD trong xác định giá trị cuối cùng.

3. Phương pháp định giá dựa trên chi phí để sao chép

Phương pháp định giá startup này đòi hỏi sự thẩm định chuyên sâu, vì mục tiêu chính của là xác định chi phí bao nhiêu để bắt đầu một startup tương tự từ đầu (from scratch). Phương pháp định giá dựa trên chi phí để sao chép là một cách tiếp cận rất thực tế trong đặt câu hỏi về lợi thế cạnh tranh của một startup. Nếu chi phí này là rất thấp, thì giá trị của startup sẽ gần như không có gì. Đổi lại, nếu tốn kém và phức tạp để sao chép mô hình kinh doanh, thì giá trị của startup sẽ cao.

4. Mô hình chiết khấu dòng tiền (DCF)

Một công cụ kỹ thuật được các nhà phân tích tài chính sử dụng để xác định giá trị của một lĩnh vực kinh doanh (business) bằng cách ước tính dòng tiền trong tương lai, chiết khấu chúng ở một tỷ lệ chiết khấu nhất định để có được giá trị hiện tại của business. Tổng của các dòng tiền được chiết khấu này sẽ là giá trị của startup. Thực tế, phương pháp này phụ thuộc rất nhiều vào các giả định, phương pháp này không phải là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất để định giá startup.

 5. Phương pháp so sánh

Cách tiếp cận này sử dụng thông tin tham khảo và số liệu từ các giao dịch tương tự khác để ước tính giá trị của một startup. Ví dụ: một ứng dụng, tương tự như ứng dụng do startup phát triển, gần đây được một quỹ đầu tư mạo hiểm định giá 5.000.000 USD và ứng dụng này có 100.000 người đăng ký / người dùng hoạt động. Điều này có nghĩa là công ty được định giá 50 USD / mỗi người dùng. Một nhà đầu tư có thể sử dụng số liệu so sánh này để định giá một startup với một ứng dụng tương tự.

Định giá Startup - Hướng dẫn cơ bản về định giá Startup 2020

6. Định giá startup theo phương pháp bội số

Đối với các startup đã có dữ liệu doanh thu và lợi nhuận đâu đó, phương pháp định giá theo bội số là một trong những phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất. Ví dụ: startup của bạn đang tạo ra EBITDA trị giá 250.000 USD. Tùy thuộc vào ngành nghề của bạn, đối thủ cạnh tranh, đội ngũ quản lý của bạn và một số khía cạnh định tính khác, một nhà đầu tư có thể cho bạn biết rằng anh ấy định giá doanh nghiệp của bạn ở mức 5X, 10X hoặc 15X EBITDA hiện tại của bạn. Đây là một công cụ định giá mạnh mẽ và đơn giản mà các nhà đầu tư sử dụng để nhanh chóng ước tính giá trị của một startup đã có dữ liệu.

Source: Medium

Babuki lược dịch và hiệu đính