Hướng dẫn cho bé ăn dặm đúng cách, hợp lý theo từng tháng tuổi – Huggies
Cho bé ăn dặm là một bước quan trọng và thú vị trong quá trình phát triển của trẻ. Chính vì vậy, bố mẹ nên tìm hiểu kỹ về cách thức cũng như những lưu ý khi áp dụng các cách ăn dặm cho trẻ. Mẹ nên cho bé ăn dặm như thế nào mới là đúng cách, hiệu quả nhất? Bài viết dưới đây, HUGGIES®-chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bé yêu sẽ cung cấp đến bạn những kiến thức hữu ích về ăn dặm cho bé.
Tham khảo: Chế độ ăn của trẻ sơ sinh
Nội Dung Chính
Khi nào thì nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm?
Theo các chuyên gia của Viện dinh dưỡng Quốc gia, từ tháng thứ 6 là thời điểm tốt nhất cho bé tập ăn dặm. Vì bắt đầu từ 6 tháng tuổi, năng lượng từ sữa mẹ không còn đủ để đáp ứng nhu cầu của bé yêu. Ăn dặm lúc này trở nên cần thiết để cung cấp những chất dinh dưỡng không có trong sữa mẹ, chẳng hạn như sắt, kẽm, protein, canxi, DHA, v.v. Bên cạnh đó, từ 5,5 tháng trở đi, bé sẽ hoạt động nhiều, tiêu hao năng lượng cũng nhiều nên lượng dưỡng chất trong sữa mẹ lúc này là không đủ.
Tham khảo: Cho bé ăn dặm đúng cách
Những dấu hiệu bé của bạn đòi ăn dặm
Mẹ cũng nên theo dõi để biết những dấu hiệu bé của bạn đòi ăn dặm. Đó là bé sẽ bắt đầu quan tâm đến những gì ba mẹ ăn, thích thú và muốn tham gia vào các bữa ăn gia đình. Bé cố gắng với đồ ăn, ngậm trong miệng và sẵn sàng nhai. Trẻ từ 6 tháng tuổi bắt đầu ngồi dậy được và có khả năng giữ đầu vững khi ngồi. Nếu có những dấu hiệu này thì có nghĩa bé của bạn đã sẵn sàng để “nếm qua” những thức ăn đặc.
Bé sẽ thích thú với đồ ăn và muốn tham gia vào các bữa ăn gia đình (Nguồn: sưu tầm)
Tham khảo: Trẻ biếng ăn cần phải làm gì?
Cho bé ăn dặm sớm hoặc muộn có sao không?
Nhiều phụ huynh cho bé ăn dặm quá sớm khi bé mới được 3 – 4 tháng. Điều này tiềm ẩn những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé như:
Trẻ từ 3 – 4 tháng có hệ tiêu hóa còn non nớt, chưa thích nghi được với một số loại thức ăn. Nếu cho bé ăn dặm lúc này có thể gây khó tiêu hóa khiến trẻ bị tiêu chảy, táo bón.
Bé ăn dặm sớm khiến trẻ bú mẹ ít đi, gây thiếu hụt các chất dinh dưỡng trong sữa, đặc biệt là các chất giúp tăng đề kháng cho trẻ. Vậy nên, mọi vấn đề ăn dặm trước 6 tháng tuổi trong những trường hợp bất khả kháng phải được chỉ dẫn bởi bác sĩ.
Ngược lại, nếu cho bé ăn dặm quá muộn (sau 9 tháng) cũng có thể khiến bé bị rối loạn cấu trúc thức ăn, cơ hàm phát triển yếu. Đồng thời, bé sẽ bị thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tăng trưởng. Điều này dẫn đến nguy cơ trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương, thiếu máu,… Vì vậy, bố mẹ nên xác định đúng thời điểm ăn dặm cho trẻ để đảm bảo sự phát triển cho bé.
Cho bé ăn dặm sớm hoặc muộn có sao không?
Nhiều phụ huynh cho bé ăn dặm quá sớm khi bé mới được 3 – 4 tháng. Điều này tiềm ẩn những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé như:
Trẻ từ 3 – 4 tháng có hệ tiêu hóa còn non nớt, chưa thích nghi được với một số loại thức ăn. Nếu cho bé ăn dặm lúc này có thể gây khó tiêu hóa khiến trẻ bị tiêu chảy, táo bón.
Bé ăn dặm sớm khiến trẻ bú mẹ ít đi, gây thiếu hụt các chất dinh dưỡng trong sữa, đặc biệt là các chất giúp tăng đề kháng cho trẻ. Vậy nên, mọi vấn đề ăn dặm trước 6 tháng tuổi trong những trường hợp bất khả kháng phải được chỉ dẫn bởi bác sĩ.
Ngược lại, nếu cho bé ăn dặm quá muộn (sau 9 tháng) cũng có thể khiến bé bị rối loạn cấu trúc thức ăn, cơ hàm phát triển yếu. Đồng thời, bé sẽ bị thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tăng trưởng. Điều này dẫn đến nguy cơ trẻ bị suy dinh dưỡng, còi xương, thiếu máu,… Vì vậy, bố mẹ nên xác định đúng thời điểm ăn dặm cho trẻ để đảm bảo sự phát triển cho bé.
Xem thêm: Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
Các phương pháp ăn dặm phổ biến hiện nay
Tùy thuộc vào thể trạng cũng như tính cách, mỗi bé sẽ phù hợp với một loại phương pháp ăn dặm khác nhau. Mẹ hãy tham khảo 3 phương pháp ăn dặm phổ biến nhất dưới đây để lựa chọn cho bé:
Phương pháp ăn dặm truyền thống
Đây là phương pháp ăn dặm không còn quá xa lạ với các mẹ Việt Nam. Để bé làm quen với việc ăn dặm, mẹ sẽ bắt đầu xay nhuyễn bột chung với các loại thực phẩm khác như thịt, rau, cá,… Đến khi trẻ mọc răng thì sẽ chuyển sang thức ăn nghiền hoặc ăn cháo kèm đồ ăn cắt nhỏ.
Thức ăn xay nhuyễn giúp bé dễ làm quen và an toàn cho hệ tiêu hóa.
Công thức đơn giản, mẹ sẽ không mất nhiều thời gian chế biến.
Có thể cho trẻ ăn với khẩu phần nhiều ngay từ lúc mới tập ăn.
Vì nhiều loại thức ăn được xay trộn lại với nhau nên bé không phân biệt được các loại thực phẩm và mẹ khó phát hiện được trẻ dị ứng với loại thức ăn nào.
Ăn nhiều thức ăn xay nhuyễn có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn thô sau này, không tập được phản xạ nhai cho bé.
Phương pháp ăn dặm truyền thống phổ biến với các mẹ Việt Nam (Nguồn: Sưu tầm)
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
Với cách ăn dặm này thì bé sẽ bắt đầu ngay với cháo loãng qua rây với tỷ lệ 1:10 chứ không quấy bột. Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật sẽ gồm cháo loãng kết hợp cùng các loại thực phẩm khác nhau nên hương vị được giữ nguyên bản. Các loại thức ăn của bé sẽ được để riêng, không trộn lẫn và độ thô tăng dần theo từng thời điểm thích hợp.
Trẻ có khả năng ăn thức ăn thô sớm và tập kỹ năng nhai, nuốt tốt hơn.
Tạo cho trẻ tâm lý thoải mái khi ăn, giúp bé khám phá được nhiều hương vị của món ăn.
Hình thành thói quen ngồi ăn giúp trẻ ăn được nhiều hơn và tập trung hơn.
Mẹ mất nhiều thời gian và công sức để dạy trẻ ngồi và cách cầm thìa.
Chuẩn bị từng loại thức ăn riêng biệt cũng rất tốn thời gian của mẹ.
Phương pháp ăn dặm tự bé chỉ huy (BLW)
Phương pháp này sẽ cho bé được tự quyết định đồ ăn và cách ăn của mình ngay từ đầu. Bố mẹ chỉ cần bày đồ ăn và bé sẽ tự chọn những gì bé thích bằng cách bốc và cầm nắm thức ăn đã được hầm mềm. Trẻ có thể ngồi cùng bàn ăn chung với cả nhà và ăn thô y như người lớn.
Trẻ sẽ được làm quen với từng loại thực phẩm nhanh hơn, được trải nghiệm chế độ ăn và hương vị phong phú.
Giúp trẻ ăn một cách tự nhiên và phát triển kỹ năng kiểm soát thức ăn, kỹ năng nhai cho bé.
Định hình và phát triển thói quen ăn uống độc lập từ sớm cho bé.
Bé sẽ học được cách kết hợp tay và mắt qua mỗi lần sử dụng ngón tay đưa thức ăn vào miệng.
Mẹ sẽ khó kiểm soát được lượng thức ăn, dinh dưỡng được đưa vào cơ thể bé.
Nguy cơ bé bị hóc, nghẹn đồ ăn.
Tham khảo: Ăn dặm tự chỉ huy
Phương pháp ăn dặm tự bé chỉ huy – Baby Led Weaning (Nguồn: Sưu tầm)
Nguyên tắc cho bé ăn dặm đúng cách
Theo kinh nghiệm được đúc kết của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics), cho bé ăn dặm đúng cách cần đảm bảo những nguyên tắc sau:
Nên áp dụng nguyên tắc “ngọt – mặn” khi bắt đầu giai đoạn tập cho trẻ ăn dặm. Cho trẻ ăn dặm bằng bột có vị ngọt gần giống với sữa mẹ trước sau đó thay thế dần bằng bột mặn với nhiều thành phần dinh dưỡng hơn.
Nguyên tắc “ít – nhiều” để cho hệ tiêu hóa của trẻ thích ứng dần với lượng và thành phần thức ăn ngày càng nhiều loại. Bắt đầu cho trẻ ăn với lượng ít chẳng hạn như 10 gram bột, 10 gram rau xanh, 10 gram thịt sau khi xay, dầu ăn hoặc mỡ động vật đạt 5 ml mỗi bữa. Mẹ điều chỉnh tăng lượng thức ăn lên sẽ đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng, dưỡng chất cần thiết theo nhu cầu tăng trưởng và phát triển của trẻ.
Nguyên tắc “loãng – đặc” là nguyên tắc giúp trẻ làm quen dần với những thức ăn mới. Từ chế biến loãng trước và chuyển sang đặc khi hệ tiêu hóa của trẻ có thể tiêu hóa được những thức ăn phức tạp hơn.
Nguyên tắc “tô màu chén bột” nghĩa là bột ăn dặm của bé cũng cần đảm bảo đủ 4 nhóm thức ăn quan trọng cho quá trình phát triển gồm có nhóm bột đường, nhóm đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin và khoáng chất.
Nguyên tắc “không ép trẻ ăn” khi bé không muốn ăn nữa hoặc tỏ ra phản đối việc ăn dặm. Nếu bé nhăn nhó, ngoảnh mặt đi hoặc phì thức ăn ra thì ba mẹ không nên ép bé nữa mà hãy kiên trì thử lại lần sau. Mẹ có thể tạm ngưng 3-5 ngày rồi sau đó sẽ tiếp tục tập luyện để bé không bị căng thẳng trong việc ăn dặm.
Tham khảo: Bé 6 tháng tuổi ăn được trái cây gì
Hướng dẫn cách ăn dặm cho bé đúng và khoa học nhất
Các bước chuẩn bị cho bé ăn dặm
Khi đã có đầy đủ kiến thức về ăn dặm, mẹ nên bắt tay vào bắt đầu bằng cách tìm kiếm thực đơn ăn dặm cho con theo từng giai đoạn và ghi chúng lại. Lúc mới tập cho trẻ ăn dặm, mẹ chỉ nên đút cho bé khoảng 1/2 thìa cà phê thức ăn hoặc ít hơn. Mẹ có thể cho bé bú một ít sữa mẹ trước, rồi mới cho ăn thức ăn để bé dễ làm quen.
Trong quá trình ăn, mẹ nên tập thói quen cho bé ngồi thẳng, ăn từng muỗng, nghỉ giữa các lần đút và ngừng lại khi con đã no. Nếu trẻ nhăn nhó, bặm miệng hoặc phì thức ăn ra ngoài thì mẹ không nên ép bé ăn tiếp. Hãy kiên trì đợi đến khi bé háo hức há miệng và vui vẻ tiếp nhận đồ ăn mới tiếp tục.
Lượng ăn dặm cho bé
Tùy vào sức ăn của trẻ là nhiều hay ít mà mẹ nên cho bé ăn dặm với một lượng thức ăn phù hợp. Đối với những bé 6 tháng tuổi trở lên, mẹ có thể cho bé ăn hai bữa trong ngày là đã đủ. Mỗi bữa phải cách nhau một khoảng thời gian, ít nhất là 2 giờ để trẻ kịp tiêu hóa hết các thức ăn từ bữa trước. Nếu trẻ biếng ăn, mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn và có thể cho trẻ bú thêm sữa mẹ nếu bé ăn ít.
Dụng cụ ăn của bé
Khi mới tập ăn, mẹ nên đút cho bé ăn bằng muỗng cà phê nhỏ. Để tránh gây tổn thương cho trẻ, nên chọn mua các loại muỗng làm bằng nhựa, sứ và không có cạnh sắc nhọn. Ngoài ra, mẹ nên mua các các dụng cụ đong nấu có vạch chia để dễ đo lường và kiểm soát lượng thức ăn.
Làm cho bé hứng thú ăn dặm
Ba mẹ nên tạo hứng thú cho bé bằng cách chọn các loại chén, muỗng, yếm có hình thù ngộ nghĩnh, nhiều màu sắc để bé thích thú. Khi đút cho bé ăn, mẹ có thể vừa đút vừa nói chuyện để trẻ vui vẻ tiếp nhận thức ăn. Đồng thời cho bé ngồi chung với những thành viên trong gia đình để tạo cảm giác đông vui, kích thích bé ăn.
Học cách nhai
Vì chưa mọc răng nên hiển nhiên bé sẽ cảm thấy khó khăn khi nhai. Bé cần thời gian để rèn luyện kỹ năng này. Mẹ có thể nghiền một miếng chuối chín hay miếng táo tây bằng thìa thay vì cho chúng vào máy xay sinh tố hoặc cắt thức ăn dạng hạt lựu để bé bốc tập nhai. Lúc đầu, trẻ có thể không biết cắn một miếng dưa chuột hay một mẩu cà rốt được hấp chín mềm. Nhưng khi bé nhiều răng và lợi trở nên vững chắc, trẻ sẽ nhai được dễ dàng những đồ ăn đó.
Tham khảo: Bé 5 tháng tuổi ăn được những gì?
Chọn các loại chén, muỗng hình thù ngộ nghĩnh, nhiều màu sắc để bé thích thú (Nguồn: Sưu tầm)
Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé phù hợp với từng tháng tuổi
Cho trẻ ăn dặm và ăn như thế nào là những lo lắng hàng đầu của nhiều bố mẹ. Hầu hết trẻ nhỏ đều có khả năng thể hiện cho mẹ biết khi nào con đang đói và khi nào con đang no thông qua những biểu cảm vui vẻ hay quấy khóc. Nếu bạn còn băn khoăn chưa biết cho con ăn dặm như thế nào, cần cho con ăn những gì, thực đơn như thế nào sẽ cân bằng dinh dưỡng giúp con phát triển tốt nhất. Huggies xin chia sẻ bộ thực đơn phù hợp cho trẻ theo từng giai đoạn, bạn có thể áp dụng để chế biến cho con yêu của mình nha.
Thực đơn giai đoạn tập ăn dặm (5,5 – 6 tháng tuổi)
Giai đoạn này, mẹ vẫn cho bé bú bình thường kết hợp với một số ngũ cốc, sữa chua, phô mai,… Bắt đầu cho bé ăn lượng nhỏ từ 5 – 10 ml (1-2 muỗng cafe) rồi từ từ tăng lượng lên 30 ml (2 muỗng canh) phô mai hoặc sữa chua và 45-75ml, 60-125ml (% – cốc) ngũ cốc nóng hoặc lạnh.
Gợi ý thực đơn:
>> Tham khảo thêm: Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi đủ dinh dưỡng, giúp bé mau lớn
Thực đơn ăn dặm cho bé 7 – 8 tháng tuổi
Giai đoạn này trẻ đã bắt đầu ăn được những món thịt, cá, hải sản,… Bé sẽ ăn dặm 2 bữa/1 ngày, lượng sữa mẹ bắt đầu giảm. Trong thực đơn hàng ngày, mẹ cần đảm bảo lượng đạm từ 10 – 15g, cháo từ 40 – 80g, rau xanh từ 25g. Sau đây là một số thực đơn các mẹ có thể tham khảo cho bé:
Cháo cá thịt trắng, rong biển và cà rốt
Cháo thịt gà, bí đỏ, phô mai
Súp khoai tây, cà rốt và táo
Yến mạch rau củ
Thực đơn ăn dặm cho bé 9 – 10 tháng tuổi
Giai đoạn này, bé hầu hết đã có thể ăn được các loại thực phẩm. Những thực đơn bé ăn dặm giai đoạn này các mẹ có thể tham khảo như sau:
Món cháo thịt gà, bí đỏ, đậu hà lan cho bé 9-10 tháng tuổi (Nguồn: Sưu tầm)
Thực đơn ăn dặm cho bé 11 – 12 tháng
Giai đoạn này không phải nghiền nhuyễn nữa vì bé có thể ăn được hết. Mẹ hãy đa dạng các loại thực phẩm để giúp trẻ bổ sung dưỡng chất tốt hơn với một số thực đơn sau:
Bánh ăn dặm
Gan gà nghiền rau củ
Cháo tôm
Tham khảo: Thực đơn ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi
Một số lưu ý khi mẹ tập ăn dặm cho bé
Trong quá trình tập ăn dặm cho bé, bố mẹ nên lưu ý đến một số điều sau đây để đảm bảo sức khỏe cho bé:
Trẻ từ 6 – 8 tháng tuổi đều chưa có phản xạ nhai nên thức ăn không nghiền nhỏ có thể làm bé bị nghẹn, hóc. Vì vậy, mẹ cần nấu chín thức ăn và nghiền nhỏ để tránh tình trạng này. Đối với những trẻ 10 – 12 tháng tuổi, thì mẹ có thể cho bé ăn thức ăn mềm, được nấu nhuyễn để kích thích nướu mọc.
Mẹ nên chế biến cân đối 4 nhóm dưỡng chất cần thiết cho bé. Đồng thời, cũng nên đa dạng thực phẩm ăn dặm mỗi ngày để bé không cảm thấy nhàm chán. Tránh trường hợp lặp đi lặp lại một loại thức ăn cho bé vì có thể dẫn đến tình trạng thừa chất này nhưng lại thiếu chất khác.
Mẹ nên đa dạng thực phẩm ăn dặm mỗi ngày để bé không nhàm chán (Nguồn: Sưu tầm)
Ba mẹ nên lập thời gian biểu ăn uống cho trẻ và thực hiện một cách nghiêm chỉnh. Thói quen ăn uống đúng giờ sẽ giúp cho dạ dày trẻ làm quen với thức ăn, đồng thời giúp tiêu hóa tốt hơn.
Khi mua thực phẩm ăn dặm cho bé, bạn nên chọn những loại tươi ngon, rõ nguồn gốc. Trước khi cho bé ăn, mẹ và bé nên rửa tay sạch sẽ để hạn chế vi khuẩn xâm nhập. Tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc ăn chín, uống sôi để tránh tình trạng bé bị tiêu chảy.
Hy vọng những thông tin vừa chia sẻ đã giúp mẹ biết cách cho bé ăn dặm hợp lý theo từng tháng tuổi. Quá trình bé ăn dặm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển về thể chất và trí tuệ của trẻ. Vì vậy, mẹ nên tập ăn dặm cho bé đúng cách và đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng. Nếu vẫn còn những thắc mắc cần giải đáp thì mẹ có thể tham khảo mục Chăm sóc bé hoặc gửi ngay câu hỏi cho Góc Chuyên Gia của HUGGIES® để được tư vấn thêm nhé!
Tham khảo: Trẻ dị ứng sữa công thức
Tham khảo: Các món cháo dinh dưỡng cho bé