Hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc khi rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu

Rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu hoặc rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu sau khi rụng khiến nhiều bố mẹ hoang mang, lo lắng. Dưới đây là một số thông tin giúp bố mẹ có thể hiểu hơn về rốn của trẻ mới sinh để có thể chăm sóc trẻ tốt nhất.

Dây rốn là gì? 

Trước khi giải thích về hiện tượng rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu, bố mẹ cần hiểu rõ dây rốn ở trẻ sơ sinh là gì. Dây rốn là bộ phận chứa nhiều mạch máu giúp cung cấp oxy, dinh dưỡng từ mẹ đến thai nhi. Đồng thời, dây rốn còn đóng vai trò đào thải chất độc hại từ thai nhi trở lại nhau thai.

Dây rốn có hình tròn, trơn và mềm, nối từ giữa da bụng của thai nhi với phần bánh nhau thai gắn ở thành tử cung của mẹ.

Hệ thống mạch máu tại dây rốn được bảo vệ bởi chất dính có tên gọi là thạch Wharton, bên ngoài được bao phủ bởi màng ối. Bước vào tháng cuối thai kỳ, nhau thai truyền kháng thể qua dây rốn từ mẹ đến thai nhi, từ đó cung cấp khả năng miễn dịch chống nhiễm trùng trong 3 tháng sau sinh cho trẻ.

Dây rốn là bộ phận cung cấp oxy, dinh dưỡng từ mẹ đến thai nhi

Quá trình cắt rốn diễn ra như thế nào?

Khi mới chào đời, dây rốn sẽ được kẹp lại và cắt ngắn, chỉ để lại phần gốc dài khoảng 2-3cm. Do không có dây thần kinh nên khi cắt dây rốn trẻ sẽ không có cảm giác đau đớn. 

Khoảng 5-15 ngày sau khi trẻ sơ sinh rụng rốn, cuống rốn dần khô lại, chuyển màu đen và tự rụng xuống. Tuy nhiên, để dây rốn lành hẳn thì khoảng 7-10 ngày ngay sau đó, bố mẹ cần chú ý chăm sóc phần rốn cho trẻ thật cẩn thận. Nếu phát hiện tình trạng rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu hoặc rốn trẻ sơ sinh có máu chảy dịch bất thường thì bố mẹ nên đưa trẻ đi khám để được khắc phục kịp thời.

Nguyên nhân rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu

Rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu là một hiện tượng không hiếm gặp, thường xuất hiện khi trẻ rụng rốn hoặc 7 ngày sau khi rụng rốn. 

Nguyên nhân làm rốn trẻ sơ sinh rỉ máu sau khi rụng thường do trong quá trình rụng, rốn bị bong tróc và rỉ máu nhưng sau đó sẽ tự khỏi và liền lại. Ngoài hiện tượng rốn trẻ sơ sinh chảy máu sau khi rụng, nhiều trường hợp rốn còn tiết dịch màu xanh, màu vàng trông giống như mủ. 

Trong trường hợp rốn trẻ sơ sinh rỉ máu khi chưa rụng thì nguyên nhân có thể do:

  • Rốn bị trầy xước do sự cọ xát với phần rốn hoặc do bố mẹ trong quá trình vệ sinh và chăm sóc trẻ đã vô tình cọ xát quá mạnh. 

  • rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng

    Rốn em bé sơ sinh bị chảy máu do bị vi khuẩn, virus tấn công gây ra tình trạng. Tình trạng này xảy ra do bố mẹ chăm sóc rốn của trẻ chưa đúng cách, băng rốn của trẻ quá kín hoặc băng rốn bị ẩm ướt.

Hầu hết trường hợp rốn em bé sơ sinh bị chảy máu đều sẽ tự hết hoặc bố mẹ có thể cầm máu tại nhà bằng cách ấn nhẹ miếng gạch sạch vào vùng rốn. Trong trường hợp chảy nhiều máu bất thường như rốn trẻ sơ sinh có mủ hay rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi bố mẹ nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ chuyên khoa để kịp thời ngăn chặn tình trạng này.

Rốn bị nhiễm trùng hoặc bị trầy xước do cọ xát bên ngoài sẽ dễ dẫn đến tình trạng rỉ máu

Rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu phải làm sao?

Rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu phải làm sao? Nếu thấy rốn trẻ sơ sinh ra máu, bố mẹ nên:

  • Dùng tăm bông sạch hoặc gạc y tế để thấm khô phần rốn chảy máu. Bố mẹ cần thực hiện nhẹ nhàng, từ từ để tránh làm đau và làm rốn bé chảy máu nhiều hơn. 

  • Luôn giữ vùng da quanh rốn của trẻ khô thoáng, sạch sẽ, tránh tình trạng nhiễm khuẩn. 

  • Bố mẹ có thể để rốn của trẻ tiếp xúc với không khí để giúp rốn nhanh lành hơn. Ngoài ra, nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi, không nên băng rốn quá kín. 

  • Thường xuyên thay tã cho trẻ, mặc tã sao cho tã nằm dưới rốn để hạn chế cọ xát với rốn khiến rốn bị trầy xước chảy máu hoặc nhiễm khuẩn từ phân và nước tiểu. 

  • Không nên để rốn tiếp xúc với nước quá lâu khi tắm cho trẻ. Khi trẻ tắm xong, bố mẹ cần nhanh chóng lau khô rốn cho trẻ vì rốn ẩm ướt sẽ tạo điều kiện vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm. 

  • sữa tắm trẻ sơ sinh

    Không dùng xà phòng,, cồn hay bất kỳ loại dung dịch làm sạch nào khác để lau phần chất bẩn hay chất dịch chảy ra từ rốn của trẻ. Bởi phần rốn rất nhạy cảm, sử dụng những sản phẩm trên có thể gây kích ứng, thậm chí lở loét, viêm nhiễm làm vết thương lâu lành hơn. Thay vào đó, bố mẹ chỉ nên dùng khăn mềm thấm nước lau nhẹ nhàng.

  • Để cuống rốn được rụng một cách tự nhiên, khi rốn sắp rụng bố mẹ tuyệt đối không cố tình tác động lực làm đứt. Hành động này có thể khiến rốn bị chảy máu.

Khi thấy rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu, mẹ nên dùng gạc y tế làm sạch khu vực rốn và để rốn rụng một cách tự nhiên

Các trường hợp rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu sau khi rụng cần đưa đi viện 

Trong nhiều trường hợp, hiện tượng rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu có thể do rốn của trẻ đang bị nhiễm trùng. Dù tình trạng này không phổ biến nhưng rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan trong ổ bụng cùng nhiều bệnh lý mạch máu.

Do đó, bố mẹ cần đặc biệt lưu ý các dấu hiệu dưới đây và nhanh chóng đưa trẻ đến khám bác sĩ nhi khoa càng sớm càng tốt:

  • Rốn bị sưng đỏ, chảy nhiều máu và dai dẳng (sau 10 phút cầm máu nhưng vẫn chảy máu hoặc bị chảy máu quá 3 lần/ngày).

  • Vùng da quanh rốn bị đỏ, rốn trẻ sơ sinh rụng nhưng chảy máu kèm theo chất dịch hoặc mủ và mùi hôi. 

  • Trẻ sốt cao trên 39 độ, bỏ ăn, quấy khóc, ngủ nhiều…

Trên đây là những thông tin về tình trạng rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu mà nhiều bố mẹ gặp phải trong quá trình chăm sóc trẻ. Đối với các trường hợp chỉ rỉ máu mà không kèm dấu hiệu bất thường, bố mẹ có thể xử lý và chăm sóc vùng rốn của trẻ tại nhà. Trong trường hợp bất thường, hãy đưa trẻ đi khám ngay để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Trần Thị Kim Hoàn

Trần Thị Kim Hoàn

Là giám đôc CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ XUẤT NHẬP KHẨU HOAN TT – Một doanh nghiệp chuyên phân phối dòng sữa Úc chất lượng, đứng đầu thị trường Việt Nam, tôi luôn mong sản phẩm của mình mang đến sự phát triển toàn diện cho trẻ.