Hướng dẫn cách viết điểm mạnh của bản thân vào CV chuẩn nhất

Trong cuộc sống này, không có một ai hoàn hảo hết, hầu như ai cũng có điểm mạnh và điểm yếu riêng. Điểm yếu và điểm mạnh của bản thân người ứng tuyển cũng là một trong những vấn đề mà các nhà tuyển dụng vô cùng quan tâm. Bởi đó cũng là cơ sở giúp họ đánh giá bạn có hợp với công việc hay không. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ bật mí cho bạn cách viết điểm mạnh và điểm yếu của bản thân vào CV sao cho hợp lý nhất.

Tìm hiểu điểm mạnh của bản thân là gì?

Điểm mạnh còn có tên khác trong tiếng Anh là Strengths. Khái niệm của điểm mạnh là những thế mạnh của bản thân về các yếu tố như kỹ năng, tố chất, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn nổi trội hay công việc. Trong đời sống, mỗi chúng ta còn có những điểm mạnh riêng khác nhưng về cơ bản điểm mạnh thường bao gồm:

  • Trình độ chuyên môn cao, có trách nhiệm, tận tâm và đam mê công việc.
  • Tính trung thực và độ đáng tin cậy cao.
  • Trình độ ngoại ngữ như tiếng Trung, tiếng Anh, tiếng Nhật,… tốt.
  • Có sức sáng tạo, nhiệt tình và hăng hái trong công việc.
  • Đạo đức nghề nghiệp và tính kỷ luật cao.
  • Có sự kiên nhẫn, chịu khó làm việc.
  • Thích học hỏi và có quyết tâm hoàn thành công việc.
  • Ứng biến nhanh và linh hoạt trong môi trường, hoàn cảnh, công việc khác nhau.
  • Kỹ năng giao tiếp và kỹ năng mềm tốt.
  • Nghiêm túc, chăm chỉ và có nguyên tắc khi làm việc.
  • Có khả năng lên kế hoạch và giải quyết vấn đề nhanh chóng.
  • Có năng khiếu nghệ thuật như ca hát, chơi đàn, nhảy múa, làm MC.

Trên đây là những điểm mạnh mà đa số các nhà tuyển dụng đều dựa vào đó để đánh giá bạn. Nếu bạn sở hữu càng nhiều điểm mạnh trên thì cơ hội bạn trúng tuyển hay thành công trong cuộc sống càng cao.

Khái niệm điểm yếu là gì?

Điểm yếu hay Weaknesses (trong tiếng Anh) là những nhược điểm, khuyết điểm của bản thân. Những yếu điểm này sẽ khiến bạn trở nên không tự tin với những thứ không phải thế mạnh của mình. Dưới đây là những đặc điểm cơ bản của điểm yếu thường gặp:

  • Trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc chưa tốt.
  • Trình độ ngoại ngữ kém, khả năng đọc, viết và giao tiếp bằng ngoại ngữ chưa tốt.
  • Kỹ năng tin học văn phòng cơ bản kém.
  • Ngại giao tiếp, khả năng giao tiếp kém và không tự tin khi đứng trước đám đông.
  • Không có định hướng rõ ràng trong công việc hay mục tiêu trong cuộc sống.
  • Sống ích kỷ và không có quan hệ tốt đối với mọi người xung quanh.
  • Nhiều thói quen sống tiêu cực, gây ảnh hưởng đến người khác.

Hướng dẫn viết điểm yếu, điểm mạnh của bản thân vào CV

Hiện nay, hầu hết các nhà tuyển dụng thường dựa vào bản CV để đánh giá mức độ phù hợp công việc và năng lực của ứng viên. Do đó, khi một CV đặc biệt, khác lạ sẽ giúp bạn dễ dàng gây được ấn tượng với họ. Tuy nhiên, mọi sự sáng tạo của bạn cũng cần phải dựa theo một quy tắc chung thì bạn mới được đánh giá cao.

Khi xin việc, bản CV chính là bộ mặt, con người của bạn vậy. Do đó, khi điền CV bạn nên ghi thêm những điểm yếu và điểm mạnh của bạn vào trong CV nhé!

Cách ghi điểm mạnh của bản thân vào CV hợp lý

Khi ghi điểm mạnh của bản thân vào trong CV, bạn cần lựa chọn và sắp xếp chúng sao cho phù hợp để chúng cùng giúp nhau nổi bật. Bạn nên dùng từ ngữ đơn giản, thành thật và rõ ràng. Bạn có thể ghi một số điểm mạnh vào CV xin việc như sau:

  • Kỹ năng làm việc: Trước hết, bạn hãy tìm hiểu kỹ yêu cầu mà nhà tuyển dụng đòi hỏi về kỹ năng với vị trí công việc này. Từ đó, định hướng xem bản thân có những ưu điểm gì phù hợp với công việc và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
  • Kỹ năng giải quyết tình huống, xử lý vấn đề: Đối với những công việc cần làm việc theo team thì kỹ năng làm việc nhóm tốt là vô cùng quan trọng. Trong phần này, nếu bạn có kỹ năng giải quyết vấn đề tốt hay giao tiếp thì chính là một ưu điểm lớn.
  • Tài lẻ: Đây cũng là một trong những nhân tố giúp bạn được chú ý nhiều hơn. Bởi khi bạn sở hữu một số tài lẻ về nghệ thuật thì văn hóa doanh nghiệp sẽ có thêm một màu sắc mới. Do đó, đừng khi bạn có tài lẻ gì đặc biệt thì đừng ngại ngùng mà cứ thể hiện nó ra nhé!
  • Tầm hiểu biết rộng: Khi bạn là người từng làm hoặc thử sức với nhiều công việc khác nhau thì các tầm hiểu biết của bạn sẽ khá là rộng. Bạn có thể nắm bắt được các chiến lược kinh doanh phổ biến như 5S, đại dương xanh, Kaizen. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng trúng tuyển hơn đối với công việc đòi hỏi chuyên môn cao.
  • Một số điểm mạnh khác: Bên cạnh kỹ năng thì các đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng viết, đàm phán và chịu được áp lực công việc cao, chịu học hỏi,… cũng là các điểm mạnh mà hầu hết các nhà tuyển dụng quan tâm.

Cách viết điểm yếu của bản thân vào CV

Đối với những điểm yếu của mình, bạn cần phải tinh tế lựa chọn những điểm hạn chế của bản thân khi đưa vào trong CV. Thông thường, một bản CV thì bạn chỉ nên lựa chọn tối đa 3 trong các nhược điểm dưới đây:

  • Chưa có nhiều cơ hội và kinh nghiệm làm việc trong mảng công việc ứng tuyển.
  • Trình độ ngoại ngữ và tiếng Anh chưa được tốt.
  • Không tự tin trước đám đông bởi bản thân còn một số hạn chế nhất định.
  • Chưa có kinh nghiệm làm việc nhóm nhưng hứa sẽ cố gắng hòa đồng với mọi người và hợp tác vui vẻ trong công việc để mang lại hiệu quả công việc tốt nhất.

Viết điểm yếu và điểm mạnh của bản thân vào CV cần lưu ý gì?

Không phải lúc nào bạn đưa hết điểm mạnh hay điểm yếu của bản thân của CV cũng là một lựa chọn tốt. Để có được một CV gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng thì bạn cần chắc lọc kỹ càng và lưu ý những điều sau:

  • Chỉ nên trình bày những điểm mạnh của bản thân liên quan đến công việc, tránh sự lan man bởi kể quá nhiều sẽ khiến nhà tuyển dụng thấy không đáng tin. Dùng từ ngữ đơn giản, rõ ràng, tránh các từ ngữ “đao to búa lớn” khiến nhà tuyển dụng mất thiện cảm.
  • Nên lựa chọn những điểm yếu của bản thân ít ảnh hưởng đến chất lượng công việc mà bạn đang ứng tuyển. Nếu nhược điểm nào của bạn có ảnh hưởng tới công việc đang muốn ứng tuyển thì bạn nên khéo léo có thêm lời cam kết hay mong muốn để thể hiện sự cố gắng học hỏi, khắc phục của mình.
  • Mọi nội dung trong bản CV xin việc cần đòi hỏi sự trung thực. Bạn cần chú ý trong việc nêu ra các ưu cũng như nhược điểm. Tránh việc nêu quá nhiều ưu điểm của bản thân vì các nhà tuyển dụng sẽ biết cách kiểm tra các điểm mạnh đó của bạn ngay trong buổi phỏng vấn. Nếu bạn có sự gian dối thì họ có thể phát giác ngay và khi đó khả năng cao bạn sẽ là người bị loại đầu tiên.

Trong bài viết trên REVUP đã hướng dẫn cho bạn viết điểm yếu và điểm mạnh của bản thân vào CV sao cho hợp lý. Ngoài ra, chúng tôi còn bổ sung thêm cho các bạn một số lưu ý quan trọng khi viết điểm mạnh, điểm yếu trong bản CV để không làm mất thiện cảm với nhà tuyển dụng. Cuối cùng, chúc bạn tạo ra được bản CV xin việc gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng nhé!