Hướng dẫn cách viết CV xin việc giáo viên mới ra trường
Hướng dẫn cách viết CV xin việc giáo viên mới ra trường
1. Vai trò của CV xin việc giáo viên
Vai trò của CV xin việc giáo viên
CV là bước đầu tiên để các nhà tuyển dụng có thể tiếp cận và lựa chọn ứng viên, do đó trong bất kì lĩnh vực nào cũng vậy, ứng viên nên điều chỉnh CV sao cho phù hợp với ngành nghề mà mình ứng tuyển. Ngành giáo dục yêu cầu nhiều về mặt chuyên môn và kỹ năng, chính vì vậy nếu muốn có cơ hội được tuyển dụng, ứng viên cần phải có sự chuẩn bị thật kĩ lưỡng và chuyên nghiệp. Bước đầu tiên để tạo ấn tượng với các nhà tuyển dụng đó là trình bày CV xin việc giáo viên sao cho thật thu hút.
Không đơn giản chỉ là một bản sơ yếu lí lịch cung cấp thông tin đến các nhà tuyển dụng, CV xin việc giáo viên còn là bước quan trọng để bạn khẳng định giá trị và tiềm năng của bản thân. Bằng việc trình bày điểm mạnh, thành tích, kinh nghiệm làm việc hay những kĩ năng, nhà tuyển dụng có thể bước đầu đánh giá được mức độ phù hợp của bạn với công việc và lấy đó làm căn cứ quyết định có mời bạn đến buổi trao đổi trực tiếp hay không.
2. Cách viết CV xin việc giáo viên mới ra trường
2.1. Trình bày thông tin cá nhân chính xác, ngắn gọn
Trình bày thông tin cá nhân chính xác, ngắn gọn
Phần thông tin cá nhân trong CV sẽ là thông tin mà nhà tuyển dụng dùng để liên lạc với bạn, do đó thông tin mà bạn cung cấp bắt buộc phải đảm bảo được hai yếu tố: Đầy đủ và chính xác.
Thông thường, những thông tin cá nhân cơ bản cần có sẽ phải bao gồm: Họ và tên, địa chỉ, ngày/tháng/năm/sinh, số điện thoại, email… Thông tin cá nhân là mục đầu tiên trong CV, cũng có nghĩa đây là mục mà nhà tuyển dụng sẽ nhìn thấy đầu tiên, đó là lí do tại sao bạn cần chú ý chỉ cung cấp ĐÚNG và ĐỦ những thông tin cần thiết. Tránh trình bày dài dòng hoặc thêm vào những thông tin không liên quan hay không phục vụ cho mục đích liên hệ của nhà tuyển dụng.
2.2. Khẳng định bản thân qua phần trình độ học vấn
Trình độ học vấn là một trong những căn cứ quan trọng giúp nhà tuyển dụng đánh giá khả năng của các ứng viên. Để có thể chứng minh thực lực của bản thân một cách rõ ràng nhất, ngoài những mục nhỏ như: Tên trường, chuyên ngành hay điểm trung bình học tập, bạn nên đưa vào cả những thành tích, chứng chỉ bên ngoài miễn sao chúng liên quan và hỗ trợ cho ngành nghề giảng dạy của bạn.
Lấy ví dụ với ngành giáo dục, đó có thể là những chứng chỉ giảng dạy cho cá nhân, chứng chỉ giảng dạy cho các trường học và bộ ngành.
2.3. Mục tiêu nghề nghiệp phải rõ ràng, bao quát
Mục tiêu nghề nghiệp phải rõ ràng, bao quát
Có không ít trường hợp những ứng viên cho dù đã “lấp đầy” chiếc CV của bản thân bằng bảng thành tích và kinh nghiệm làm việc vô cùng xuất sắc, nhưng lại quên chú trọng vào phần mục tiêu nghề nghiệp, đương nhiên kết quả mà đa số họ nhận về vẫn chỉ cái lắc đầu của nhà tuyển dụng.
Thực tế cho thấy tâm lí của nhà tuyển dụng bao giờ cũng vậy, ứng viên có thể chưa có thành tích nổi trội, cũng có thể chưa tích lũy được nhiều kinh nghiệm hữu ích, tuy nhiên nếu như bạn thể hiện được mục tiêu và tầm nhìn một cách cụ thể, nhà tuyển dụng vẫn sẽ sẵn sàng trao cơ hội cho bạn. Ngược lại, nếu mục tiêu đó chỉ dừng lại ở mức “ chung chung ”, mơ hồ, nhà tuyển dụng sẽ không có căn cứ để có thể đánh giá mức độ phù hợp của bạn với công việc, qua đó không thể đưa ra quyết định tuyển dụng bạn.
Cách tốt nhất để trình bày phần mục tiêu nghề nghiệp đó là bạn nên chia nhỏ mục tiêu theo 2 phần: Mục tiêu dài hạn và Mục tiêu ngắn hạn. Đừng quên cụ thể hóa mục tiêu bằng những khoảng thời gian hoàn thành mục tiêu bạn mong muốn.
Ví dụ với mẫu CV xin việc giáo viên mới ra trường, ở phần mục tiêu dài hạn, bạn có thể viết là: “ Phấn đấu trở thành giáo viên xuất sắc, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm trong vòng 2 năm công tác ”.
Bên cạnh đó, đừng quên đề cập đến mục tiêu đào tạo, bởi với nghề giáo thì suy cho cùng, chẳng có giá trị nào so sánh được với việc đào tạo được những thế hệ học sinh giỏi, những học sinh tốt có ích cho xã hội để thực hiện mục tiêu đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.
2.4. Kinh nghiệm làm việc là yếu tố then chốt
Kinh nghiệm làm việc là yếu tố then chốt
Ở bất kì lĩnh vực, ngành nghề nào, kinh nghiệm làm việc luôn là ưu tiên hàng đầu để các nhà tuyển dụng xem xét và cân nhắc có lựa chọn ứng viên hay không. Ngành giáo dục cũng không phải là ngoại lệ, tùy thuộc vào vị trí ứng tuyển mà mức độ yêu cầu kinh nghiệm sẽ là khác nhau.
Để tạo ấn tượng tốt đẹp nhất với nhà tuyển dụng, hãy liệt kê và mô tả thật cụ thể những kinh nghiệm liên quan đến giảng dạy mà bạn đã tích lũy được trong khoảng thời gian về trước đó, đó có thể là kinh nghiệm làm gia sư, kinh nghiệm trợ giảng ở các trung tâm. Chú ý đưa cả đơn vị công tác, thời gian công tác vào phần mục tiêu để làm nổi bật thâm niên nghề nghiệp của bạn.
Một ví dụ cụ thể về kinh nghiệm làm việc cho vị trí giáo viên bạn có thể tham khảo:
Trung tâm Anh Ngữ APAS English
Vị trí: Trợ giảng
Thời gian: 10/2016 – 10/2017
Công việc thực hiện:
– Sắp xếp tài liệu, giáo án
– Lên lịch dạy cho giảng viên
– Hỗ trợ các học viên trong quá trình học tập
2.5. Chú trọng đặc biệt vào phần kỹ năng
Chú trọng đặc biệt vào phần kỹ năng
Cùng với kinh nghiệm làm việc, kỹ năng là một trong những yếu tố giúp bạn có thể chinh phục thành công các nhà tuyển dụng. Khi bạn chứng minh được ở bản thân hội tụ đầy đủ những kỹ năng cần thiết và phù hợp với vị trí ứng tuyển, chẳng có lí do gì để nhà tuyển dụng có thể “ ngó lơ ” hay bỏ qua hồ sơ xin việc của bạn. Để có thể trình bày phần kĩ năng một cách hiệu quả nhất, trước tiên bạn cần hiểu rõ về tiêu chí tuyển dụng và những yêu cầu của công việc, qua đó xác định được kĩ năng nào bạn cần tập trung làm nổi bật, kĩ năng nào không cần thiết phải đề cập đến có thể bỏ qua.
Ngoài ra, sắp xếp các kĩ năng theo một trật tự nhất định cũng là bí kíp giúp chiếc CV của bạn trở nên “long lanh” hơn trong mắt các nhà tuyển dụng. Đưa kĩ năng cần thiết nhất lên đầu tiên, theo sau là những kĩ năng hỗ trợ công việc của bạn. Trường hợp bạn là ứng viên chưa có nhiều kinh nghiệm, đừng quá lo lắng, bạn vẫn có thể lấp đầy thiếu sót của bản thân bằng việc đề cập đến những kĩ năng ” mềm ” khác miễn sao nó liên quan đến công việc của bạn.
Với nghề giáo viên, ngoài kĩ năng chính là huấn luyện hay đào tạo, bạn có thể liệt kê các kĩ năng như: Kĩ năng xây dựng đội ngũ, kĩ năng làm việc nhóm…, chấp nhận rủi ro cũng là một kĩ năng cần có. Tuy nhiên không phải đưa ra càng nhiều kĩ năng thì khả năng trúng tuyển sẽ cao hơn, cần lưu ý tránh trình bày quá dài dòng, tuyệt đối không liệt kê những kĩ năng không liên quan đến chuyên môn hoặc không phục vụ cho ngành nghề của bạn.
2.6. Liệt kê các thông tin bổ sung khác
Liệt kê các thông tin bổ sung khác
Ngoài những mục chính đã được đề cập ở trên, một chiếc CV xin việc giáo viên đầy đủ phải đảm bảo chứa các đề mục như: Thành tích, giải thưởng, sở thích cá nhân… Đừng nghĩ rằng đây chỉ là những thông tin ngoài lề không cần thiết phải chú trọng, thực tế hoàn toàn ngược lại, thông tin bổ sung đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp bạn chứng minh thực lực và khả năng của bản thân với các nhà tuyển dụng.
Ở mỗi nhóm đề mục này, bạn chỉ nên tập trung triển khai những nội dung chính như: Những giải thưởng ấn tượng bạn đã đạt được, mô tả hoạt động bổ ích bạn đã làm, sở thích giúp bạn chứng mình được tinh thần và ý chí của bản thân… Chú ý chỉ đề cập đến những hoạt động mà bạn thành thạo nhất, giúp bạn có thể tự tin thảo luận chuyên sâu trong quá trình phỏng vấn với nhà tuyển dụng.
Ngoài ra, cần tránh đưa những thông tin “ chung chung ” hoặc những thông tin sai sự thật, nên nhớ rằng nhà tuyển dụng bao giờ cũng là những người tinh tường nhất, họ có thể dễ dàng đánh giá được mức độ trung thực của bạn thông qua buổi phỏng vấn trực tiếp.
3. Lưu ý khi viết CV xin việc giáo viên mới ra trường
Lưu ý khi viết CV xin việc giáo viên
3.1. Kiểm tra và rà soát lỗi câu từ và lỗi chính tả
Lỗi câu từ hay lỗi chính tả là những lỗi sai cơ bản nhất mà rất nhiều ứng viên thường mắc phải trong quá trình viết CV. Không ít người quan niệm rằng đây chỉ là một lỗi sai nhỏ không nhất thiết phải lưu tâm, tuy nhiên với các nhà tuyển dụng thì hoàn toàn ngược lại, sai chính tả sẽ phần nào thể hiện bạn là một con người thiếu cẩn thận, tỉ mỉ, dễ gây “ mất điểm lớn ” trong mắt các nhà tuyển dụng.
Để tránh tình trạng này, sau khi hoàn thành xong CV xin việc giáo viên, bạn cần đọc kỹ một lượt chiếc CV từ trên xuống dưới, kiểm tra và rà soát cẩn thận những thông tin sai hay những lỗi chính tả.
3.2. Chỉ tập trung vào những nội dung liên quan, tránh dài dòng, lan man
Thông tin cần thiết là thông tin mang lại giá trị hữu ích cho các nhà tuyển dụng, nói cách khác, phạm vi của những thông tin đó chỉ nên xoay quanh cá nhân ứng viên và công việc đang ứng tuyển.
Một chiếc CV dài không có nghĩa là một chiếc CV chất lượng, khi bạn đưa quá nhiều thông tin không liên quan đến công việc vào trong CV, khả năng nhà tuyển dụng trực tiếp bỏ qua hồ sơ của bạn là rất cao.
Thay vào đó, bạn nên sử dụng câu từ ngắn gọn, diễn giải nội dung một cách logic, rõ ràng, tránh tình trạng viết câu văn dài dòng, lủng củng, nội dung không liên quan.
3.3. Trình bày CV xin việc sao cho hợp lí
Trình bày CV xin việc hợp lí
Với những giáo viên mới ra trường, việc mắc các lỗi trình bày hay lỗi hình thức là điều khó có thể tránh khỏi. Để có thể trình bày CV xin việc sao cho hợp lí nhất, bạn cần tham khảo về bố cục của một bản CV chuẩn, đồng thời tham khảo cách cân chỉnh độ dài giữa các phần.
Hi vọng bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin hữu ích đến độc giả về cách viết CV xin việc giáo viên mới ra trường, vnx.com.vn chúc bạn sớm tìm được công việc như mong muốn cũng như luôn gặt hái được thật nhiều thành công trong sự nghiệp.
hướng dẫn cách xin mẫu thư giới thiệu của giáo viên
Ngoài các mẫu CV xin việc cho giáo viên chất lượng nhất, bạn cũng có thể tham khảo thêm các mẫu hướng dẫn cách xin mẫu thư giới thiệu của giáo viên ngay tại bài viết dưới đây
hướng dẫn cách xin mẫu thư giới thiệu của giáo viên