Hướng dẫn cách viết CV xin việc chuẩn nhất bằng tiếng Anh – AMA – Anh Ngữ AMA
Đánh giá bài viết này
Các nhà đầu tư nước ngoài hiện nay đã và đang đầu tư vào thị trường nước ta rất nhiều, vì vậy đã mở ra thêm rất nhiều cơ hội việc làm mới cho nhiều người và việc xin việc tại các công ty nước ngoài đang là xu hướng được nhiều người hướng đến như hiện nay. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn cách viết CV tiếng Anh một cách chi tiết nhất để có thể mang đến cho bạn sự tự tin khi đi phỏng vấn các công ty đa quốc gia nhé.
Hướng dẫn cách viết CV xin việc chuẩn nhất bằng tiếng Anh
1. Những nội dung chính trong CV (Hồ sơ xin việc) bằng tiếng Anh
Khi nhu cầu, mong muốn của bạn hướng đến là việc sẽ đi làm tại nước ngoài hoặc mặt khác là xin việc tại các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, thì đầu tiên yêu cầu cơ bản trước hết của mong muốn này đó chính là bạn cần phải chuẩn bị bộ hồ sơ xin việc (CV) bằng tiếng Anh. Do đó, ta cần phải biết cách viết CV tiếng Anh để chuẩn bị. Như thường lệ, một mẫu CV (Curriculum Vitae) hoàn chỉnh bằng tiếng Anh thường sẽ có 6 yếu tố chính như sau:
- Personal details:
thông tin cá nhân (VD: tên, tuổi, địa chỉ nhà,…)
- Career objective:
Mục tiêu, mong muốn trong công việc
- Education and Qualifications:
Trình độ học vấn và bằng cấp (VD: 12/12, đại học, cao đẳng, …)
- Interests and Achievements:
sở thích cá nhân và thành tựu đạt được (VD: thích đọc sách, thích xem phim, nhân viên xuất sắc trong tháng,…)
- Skills:
kỹ năng (kỹ năng cứng hoặc kỹ năng mềm)
Hình ảnh một CV chuẩn đầy đủ 6 yếu tố cơ bản
Personal Details (Thông tin cá nhân của ứng viên)
Phần thông tin cá nhân sẽ là phần đầu tiên trong CV đi xin việc cho tất cả các ngành nghề khác nhau. Thông qua phần đầu tiên này, có thể giúp cho nhà tuyển dụng biết được những thông tin cơ bản của các ứng viên. Như thường lệ, ở mục này chúng ta cần sẽ phải cung cấp:
-
Full name: Họ và Tên ứng viên
-
Date of Birth: Ngày tháng năm sinh ứng viên
-
Address: Địa chỉ nhà của ứng viên
-
Phone number: Số điện thoại ứng viên
-
Email: Email của ứng viên
Lưu ý:
-
Khi chuẩn bị hồ sơ xin việc tiếng Anh thì cần phải có ảnh đại diện (nên chọn những tấm hình thấy rõ mặt, tươm tất nhất, nghiêm trang, đẹp và dễ thiện cảm nhất của bạn).
-
Các nội dung trong CV nên được trình bày một cách rõ ràng, rành mạch nhất có thể.
-
Thêm vào đó, muốn CV trở nên ấn tượng hơn với nhà tuyển dụng ta sẽ có thể thêm vào đó một câu ấn tượng nào đó mà ta tâm đắc nhất.
-
Và kèm theo đó không kém phần quan trọng đó là chúng ta nên đặt tên cho địa chỉ Email một cách chuyên nghiệp và nghiêm túc (VD như:
thay vì [email protected]).
Career Objective (Mục tiêu trong nghề nghiệp của ứng viên)
Phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc tiếng Anh được xem như là phần giúp bạn có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, đó như là một lời quảng cáo về bản thân vậy. Tuy nhiên thì có đôi lúc sẽ có nhiều người không chú trọng vào phần này, viết sáo rỗng và cực kỳ rập khuôn và có đôi lúc là bỏ qua nó nữa. Bạn cần được biết rằng là dù cho là mẫu CV tiếng Anh đơn giản nhất thôi cũng cần phải có phần mục tiêu nghề nghiệp này. Trong quá trình viết CV tiếng Anh đến phần mục tiêu nghề nghiệp bạn nên chia nó ra thành các mục rõ ràng riêng biệt.
Mục tiêu nghề nghiệp trong công việc bằng tiếng Việt
Lưu ý:
-
Giới thiệu cho nhà tuyển dụng về kinh nghiệm, trình độ cá nhân
-
Đề ra các mục tiêu ngắn hạn trong công việc
-
Đề ra các mục tiêu dài hạn trong công việc
Ví dụ:
To put my two years of experience managing fan pages and event planning talents, as well as my marketing expertise, to excellent effect.
Education and Qualifications (Trình độ học vấn và bằng cấp liên quan của ứng viên)
Khi soạn đến phần trình độ học vấn chúng ta nên trình bày một cách ngắn gọn và một cách rõ ràng nhất có thể. Có một sự thật đó là có nhiều công ty quan tâm đến mục trình độ học vấn. Đây cũng được xem như là yếu tố để nhà tuyển dụng có thể đánh giá sự phù hợp của ứng viên đến với vị trí mà công ty đang muốn tuyển dụng. Ở phần mục này, hãy cung cấp đầy đủ thông tin về ngôi trường mình học, ngành mình theo học, GPA của mình. Nếu như GPA của bạn là Trung bình thì có thể chọn lượt bỏ đi và chỉ để lại tên trường và ngành mình học. Nhớ là phải liệt kê những thành tựu bạn đã đạt được trong quá trình học.
Ví dụ:
Trình độ học vấn và bằng cấp liên quan của ứng viên
Kinh nghiệm làm việc (Work Experience)
Một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả trúng tuyển nhiều nhất của bạn đó chính là mục kinh nghiệm đã làm việc của bạn. Biết được nguyên lý trình bày kinh nghiệm làm việc có được một cách thông minh và khéo léo sẽ có thể giúp bạn có được cái nhìn thân tình của nhà tuyển dụng. Ứng viên cần phải liệt kê được các vị trí mà mình đã làm việc trước đây từng đảm nhận. Có một lời khuyên cho phần mục này đó chính là hãy cố gắng để liệt kê những công việc có liên quan đến vị trí đã ứng tuyển, tránh lan man, dài dòng liệt kê những công việc không liên quan.
Lưu ý:
-
Nên thể hiện sự chuyên nghiệp trong CV xin việc bằng tiếng Anh bằng cách sử dụng các từ ngữ như là: planned, organized, …
-
Cần phải liệt kê theo thứ tự từ công việc làm gần đây nhất cho đến các công việc trước đó.
-
Nếu như trong trường hợp bạn là người hay nhảy việc nhiều thì bạn hãy nên chọn lọc lại những công việc nào có kỹ năng gần nhất với vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển.
-
Bạn hãy cố gắng nhất có thể để chèo lái các công việc có liên quan đến các kỹ năng mà vị trí công việc bạn đang ứng tuyển đòi hỏi (VD: kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề, kỹ năng tính toán, kỹ năng thuyết phục và đàm phán.)
Ví dụ:
Trình độ học vấn và bằng cấp liên quan của ứng viên
Interests and Achievements (Sở thích cá nhân và thành tựu đạt được của ứng viên)
Phần mục sở thích cá nhân sẽ chính là phần mục mà công ty tuyển dụng có thể hiểu rõ hơn về ứng viên. Hãy liệt kê ra những sở thích thật sự “có ý nghĩa”, tránh liệt kê những sở thích xấu, không mang lại tính tích cực, như là: cày phim, chơi game hoặc là ngủ nướng.
Lưu ý:
-
Phải viết đầy đủ và ngắn gọn.
-
Xuống hàng, gạch đầu hàng từng ý một khi liệt kê các sở thích.
-
Không nên sử dụng các sở thích cá nhân thiếu tương tác giữa mọi người với nhau, như là: watching TV, reading, sleeping, …
-
Liệt kê ra những hoạt động ngoại khóa thiết thực mà bạn đã được tham gia và trải nghiệm.
Skills (Kỹ năng của ứng viên)
Đây sẽ là phần mà bạn cần phải liệt kê ra những kỹ năng của bản thân bạn đang sở hữu có giá trị cho công việc bạn ứng tuyển.
Lưu ý:
-
Hãy liệt kê một loạt kỹ năng mềm, kỹ năng chuyên môn và kỹ năng ngoại ngữ của bản thân mà bạn đang sở hữu.
-
Nhưng có một lưu ý nhỏ cực kỳ quan trọng mà bạn cần phải nhớ đó là phải trung thực với những kỹ năng đã được bạn liệt kê ra.
Ví dụ:
Một số kĩ năng như là: kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân với nhau, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng tổ chức, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng đào tạo, kỹ năng tính toán, kỹ năng tin học …
Activities (Hoạt động xã hội của ứng viên)
Phần mục này bạn sẽ phải cung cấp cho công ty tuyển dụng thông tin về các hoạt động xã hội, những cộng đồng mà bạn đã được tham gia. Các hoạt động này thường sẽ là các hoạt động về thiện nguyện, tình nguyện, ngoại khóa nổi bật. Với phần mục này các nhà tuyển dụng có thể đánh giá được bạn là người có tính năng động và nhiệt huyết, đây là một trong những tiêu chí rất quan trọng trong tuyển dụng.
Thông thường theo thường lệ, phần này sẽ chỉ cần đề cập đến một số hoạt động chung chung thôi không cần phải liệt kê chi tiết. nhưng nếu mà bạn chọn ứng tuyển vào cho các tổ chức phi lợi nhuận (NGOs) hoặc là các công việc khác có liên quan đến đoàn thể cần phải có sự nhiệt tình thì tốt nhất bạn nên viết cụ thể ra các đầu công việc mà mình phụ trách. Biết chọn lọc ra và đưa vào các thông tin thật sự cần thiết chính là một trong những yếu tố tạo nên cách viết CV bằng tiếng Anh một cách hoàn hảo nhất.
Hoạt động xã hội của ứng viên
Chèn ảnh
Khi soạn thảo hồ sơ xin việc bằng tiếng Anh bạn cần phải chèn ảnh đại diện vào hồ sơ đó. Bạn nên lựa chọn những tấm ảnh cận và rõ mặt, nghiêm túc, tuy nhiên tùy vào tính chất công việc bạn không nên chọn những bức ảnh quá nghiêm túc, có thể miêu tả được thần thái tốt để mang lại ấn tượng cảm tình cho nhà tuyển dụng, ở một số công việc ở các phạm trù khác nhau nên sẽ đôi lúc ảnh yêu cầu chèn trong hồ sơ phải là hình ảnh tươi trẻ, năng động, thấy được luôn cả nguyên một phần thân.
2. Những lỗi ứng viên thường gặp phải khi viết CV xin việc bằng tiếng Anh
Khi viết CV tiếng Anh để xin việc, sẽ có nhiều ứng viên dễ bị mắc lỗi sai sẽ dẫn đến việc CV xin việc thiếu đi tính chuyên nghiệp và sẽ không được nhà tuyển dụng đánh giá cao. Dưới đây sẽ là những lỗi sai dễ gặp nhất:
Không có dẫn chứng đầy đủ về các thành tích đã đạt được ở công việc trước đây
Có rất nhiều bạn bị khiếm khuyết kinh nghiệm cũng như là chưa có thành tích nào đáng kể, nên sẽ dẫn đến việc lừa dối nhà tuyển dụng bằng cách liệt kê ra những thành tích không có thật không đầy đủ chứng cứ. Điều này chính là báo động rằng nhà tuyển dụng sẽ thấy bạn là con người không thành thật cũng như là sẽ có nguy cơ loại CV của bạn ngay lập tức. Do đó, các bạn hãy tìm hiểu và nghiên cứu thêm kỹ lương để có thể viết được một chiếc CV có thể thu hút được sự chú ý của các nhà tuyển dụng.
Nội dung quá chung chung
Đây là một lỗi khi viết CV mà ngay cả người có kinh nghiệm cũng có thể mắc phải. Vì phải đảm bảo tiêu chí ngắn gọn nên nhiều người lựa chọn chỉ viết chung chung để đưa được nhiều thông tin nhất có thể. Ví dụ về lỗi viết chung chung:
Đây là lỗi mà ai cũng có thể mắc phải dù cho đó là người có kinh nghiệm thì cũng sẽ bị mắc lỗi sai này. Vì phải tuân theo tiêu chí ngắn gọn khi viết CV nên có rất nhiều người sẽ chọn hướng viết chung chung để có thể đưa được nhiều thông tin nhất có thể vào trong CV. Sau đây là ví dụ lỗi sai viết chung chung:
Experiences:
-
Telesales at A Shop
-
Telesales at B Shop
-
….
Việc đưa ra các loại thông tin chung chung sẽ khiến cho nhà tuyển dụng không thể nào đánh giá được kinh nghiệm chính xác của bạn là gì, bạn đóng vai trò gì trong các vị trí, hoạt động mà bạn đề ra. Thay vì tham viết nhiều, lan man thông tin thì bạn nên chọn lọc những đặc điểm nổi bật nhất và chọn lọc ra để cung cấp thông tin một cách chi tiết nhất để có thể làm rõ được những gì bạn đã viết trong CV.
Sai chính tả
Khi sai chính tả quá nhiều sẽ khiến cho sơ yếu lý lịch của bạn sẽ trở nên không chuyên nghiệp, đối với những nhà tuyển dụng tính khó, hồ sơ đó sẽ có thể bị loại ngay tại chỗ vì họ cho rằng điều đó khiến cho bạn thật là thiếu chuyên nghiệp và cẩu thả. Hãy kiểm tra đọc lại nhiều lần trước khi gửi CV đi cho nhà tuyển dụng, đặc biệt là CV bằng tiếng Anh, bạn có thể tra từ điển, kiểm tra lỗi chính tả, ngữ pháp.
Những lỗi ứng viên thường gặp phải khi viết CV xin việc bằng tiếng Anh
Trong thời buổi kinh tế hội nhập như hiện nay, toàn cầu hóa, hiện đại hóa, các cơ hội việc làm có yếu tố nước ngoài với mức lương thưởng hấp dẫn, hậu hĩnh ngày càng được phổ biến. Điều này đưa ra yêu cầu cho các ứng viên cần phải biết cách viết CV tiếng Anh chuẩn mực. Hy vọng rằng với những hướng dẫn chi tiết phía trên đây sẽ có thể giúp bạn dễ hiểu hơn trong việc viết CV, có thể giúp bạn hoàn thiện CV/hồ sơ xin việc tiếng Anh một cách dễ dàng và hiệu quả nhất.