Hướng dẫn cách trình bày báo cáo thực tập chi tiết và chuyên nghiệp nhất

Báo cáo thực tập là một việc mà bất kỳ sinh viên năm cuối nào cũng phải hoàn thành sau khi kết thúc kỳ thực tập đầu tiên của mình. Tuy nhiên cách viết làm sao cho bài báo cáo đạt điểm cao nhất, hãy cùng 123job tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Thực tập là một công việc quan trọng bắt buộc phải thực hiện đối với các sinh viên năm cuối các trường đại học để có thể thành công tốt nghiệp. Và bài báo cáo thực tập chính là bản tổng kết ghi lại những trải nghiệm, những kỹ năng và ghi lại quá trình ứng dụng kiến thức lý thuyết mà sinh viên được học vào thực tế công việc.

Việc viết một bài báo cáo thực tập tốt nghiệp tốt sẽ giúp sinh viên dễ dàng ghi được điểm cao từ giảng viên của mình cũng như tạo ấn tượng tốt với cơ quan mà mình làm thực tập sinh.

Vậy một bài báo cáo thực tập tốt nghiệp cần có những nội dung nào? Cùng tìm hiểu cách viết báo cáo thực tập tốt nghiệp trong bài viết dưới đây nhé!

5

Cách viết báo cáo thực tập tốt nghiệp ấn tượng nhất

I. Tại sao sinh viên cần thực tập? 

Thực tập là một cơ hội giúp các sinh viên năm cuối dễ dàng tìm được việc nhanh chóng sau khi ra trường, là điều kiện để các sinh viên có thể làm quen với môi trường làm việc, có thể áp dụng những kiến thức đã học vào trong thực tế xử lý công việc. Hơn nữa, thực tập còn giúp sinh viên ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng khi trả lời câu hỏi phỏng vấn với những kinh nghiệm đã có.

Bên cạnh đó, việc thực tập cũng giống như một bước đệm để các sinh viên năm cuối tự nhận ra những thiếu sót đồng thời hoàn thiện bản thân hơn. Khi thực tập, bạn sẽ có dịp tiếp xúc với những tiền bối đi trước, được học hỏi, thắc mắc những vấn đề khó khăn khi mới bắt đầu làm việc.

Và sau mỗi kỳ thực tập, sinh viên cần hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp để tổng kết lại những trải nghiệm của mình trong quá trình làm thực tập sinh.

Xem thêm: Cách viết CV thực tập sinh ấn tượng chinh phục nhà tuyển dụng

II. Cấu trúc báo cáo thực tập 

1. Hình thức trình bày báo cáo thực tập

Về hình thức, một bài báo cáo thực tập mẫu cần phải đảm bảo những yêu cầu sau:

  • Khổ giấy: A4 (210x297mm)
  • In một mặt
  • Bìa là loại giấy cứng khổ giấy A4, màu xanh, không sử dụng bìa thơm.
  • Số trang: Nội dung báo cáo tối thiểu 20 trang, tối đa 70 trang không kể phần phụ lục
  • Chữ trong phần nội dung: kiểu chữ font: Times New Roman và font size: 13; không được dùng các kiểu chữ dạng thư pháp
  • Dãn dòng 1,5
  • Canh lề: trái – left: 3.5 cm; phải – right: 2.00 cm; trên – top: 2.00 cm; dưới – botton: 2.00cm
  • Không sử dụng thanh tiêu đề ( Header and footer) trong viết báo cáo
  • Trang số 1 bắt đầu sau phần Mục lục, tức là trang đầu tiên của chương 1
  • Viết theo chương, mục, các tiểu mục
  • Đánh số thứ tự các bảng, hình ảnh, bản đồ/sơ đồ và ghi tên bảng ở đầu mỗi bảng
  • Hạn chế viết tắt, nếu phải viết tắt phải mở ngoặc và đóng ngoặc (…) để giải nghĩa ngay từ các chữ viết tắt đầu tiên, sau đó liệt kê thành trang, đưa 
  • vào sau các trang Danh mục các Bảng biểu, sơ đồ, hình…
  • Không được trích các câu tục ngữ, thành ngữ, sử dụng các hoa văn, hình vẽ để trang trí hoặc làm đề dẫn ở đầu mỗi trang, mỗi chương, mục…

2. Quy định thứ tự sắp xếp trong báo cáo thực tập

Bất kỳ báo cáo gì cũng phải tuân theo một trình tự nhất định và mẫu báo cáo thực tập cũng vậy. Bạn có thể tham khảo trình tự mà bài viết gợi ý sau đây:

Bìa ngoài của mẫu báo cáo thực tập tốt nghiệp có thể là bìa cứng hay giấy pelure thường, khổ A4 và được trình bày đủ các nội dung theo yêu cầu theo trình tự sau:

  • Tên tên trường, tên khoa
  • Báo cáo thực tập tốt nghiệp
  • Chuyên ngành đang học
  • Tên đơn vị sinh viên đến thực tập, tên cơ quan/công ty, nơi sinh viên đến thực tập, địa chỉ đầy đủ của cơ sở đó.
  • Tên cán bộ hướng dẫn (học hàm, học vị)
  • Tên giảng viên theo dõi (học hàm, học vị)
  • Tên sinh viên thực tập, mã số sinh viên
  • Địa điểm, thời gian hoàn thành báo cáo
  • Lời cảm ơn
  • Nhận xét của người hướng dẫn
  • Mục lục và danh mục các bảng biểu, hình ảnh/đồ thị, ký hiệu, chữ viết tắt
  • Cuối cùng là từ điển thuật ngữ (nếu cần)

Mẫu báo cáo thực tập tốt nghiệp

Cách viết báo cáo thực tập tốt nghiệp

Xem thêm:Kinh nghiệm xin việc cho thực tập sinh ngành Marketing online

III. Nội dung cơ bản của một bài báo cáo thực tập 

Bài báo cáo thực tập mẫu thông thường gồm có 4 chương và phần kết luận, kiến nghị được trình bày theo thứ tự như sau:

Chương 1: Tổng quan về cơ sở thực tập

Ở phần này của bài báo cáo thực tập tốt nghiệp bạn cần trình bày một cách khái quát nhất những thông tin cơ bản về đơn vị mà mình thực tập. Nên trình bày chính xác và cô đọng trong khoảng 2 trang giấy, không đi quá sâu hay dài dòng, lan man. Các thông tin cần trình bày ở phần này:

  • Tên, địa chỉ đầy đủ
  • Lịch sử hình thành và phát triển
  • Cơ cấu tổ chức (phải vẽ sơ đồ tổ chức)
  • Chức năng, nhiệm vụ, phạm vi ngành nghề hoạt động
  • Quy mô, năng lực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ…

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Ở chương 2 của mẫu báo cáo thực tập tốt nghiệp bạn nêu tóm tắt những kiến thức, lý thuyết đã học để áp dụng giải quyết các vấn đề được nêu trong báo cáo

Chương 3: Nội dung nghiên cứu

Đây là chương có nội dung quan trọng nhất cùng với chương 4, chiếm phần lớn trong điểm số của bài báo cáo thực tập bạn làm. Vậy nên hãy trình bày cụ thể, phân tích chi tiết các nội dung sau:

  • Mô tả công việc được giao
  • Phương thức làm việc
  • Quy trình thực hiện, ví dụ như: Lập kế hoạch, phê duyệt kế hoạch thực tập
  • Kết quả đạt được
  • Kết quả khảo sát, thu thập tài liệu tại thực tế
  • Phân tích và xử lý số liệu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Sau bao thời gian thực tập, học hỏi và nghiên cứu thì đây chính là phần tổng hợp kết quả bạn nhận được trong quá trình thực tập. Giáo viên chấm sẽ dựa vào phần này để đánh giá thời gian thực tập của bạn đấy nên hãy chăm chút chương này hơn nhé. Một số nội dung cần trình bày ở đây:

  • Những điểm phù hợp giữa chương trình đào tạo của ngành học với hoạt động thực tế của cơ sở.
  • Những điểm chưa phù hợp giữa chương trình đào tạo của ngành học với hoạt động thực tế của cơ sở.
  • Đề xuất các giải pháp đổi mới nội dung chương trình, phương pháp đào tạo

Phần kết luận và kiến nghị

Đây là phần cuối cùng của bài báo cáo nhưng không được đánh số chương và được tách riêng hẳn ra. Với độ dài thông thường khoảng 2 trang, gồm 2 nội dung chính là kết luận và kiến nghị, tại phần cuối này, những nội dung được trình bày là:

Kết luận:

  • Tóm tắt những nội dung đã thực hiện được trong quá trình thực tập
  • Nêu tóm tắt điểm mạnh và hạn chế của vấn đề thực tập tại công ty

Kiến nghị: 

Cơ quan thực tập: Sinh viên kiến nghị với cơ quan thực tập về chủ đề thực tập

  • Ý kiến bản thân sau khi hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp
  • Sinh viên học hỏi được gì sau khi hoàn thành chương trình thực tập tốt nghiệp?
  • Nguyện vọng của bản thân sau khi hoàn thành chương trình thực tập tốt nghiệp?

Tóm lại, nội dung của một bài báo cáo thực tập tốt nghiệp thường gồm 2 phần chính, đó là:

Phần thứ nhất là tình hình thực tế tìm hiểu ở doanh nghiệp theo chủ đề nghiên cứu đã chọn:

  • Tình hình chung về tổ chức sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Tình hình tổ chức và thực trạng có liên quan đến lĩnh vực tài chính, kế toán, ngân hàng …. phù hợp với chủ đề nghiên cứu đã chọn.

Phần thứ hai là nhận xét, đánh giá. Có thể trình bày thêm kiến nghị các giải pháp (nếu có).

Chú ý riêng đối với sinh viên chọn chủ đề nghiên cứu thuộc lĩnh vực kế toán, trước hai nội dung nêu trên, cần trình bày thêm các quy định về hệ thống kế toán Việt Nam có liên quan.

IV. Các nguồn tài liệu tham khảo và hướng dẫn cách trích tài liệu

1. Các nguồn tài liệu tham khảo 

  • Khi tìm tài liệu tham khảo thì có một số nguồn thông tin cơ bản mọi người hay tìm kiếm như
  • Sách, báo, internet
  • Người quen: Thiết lập quan hệ với những người trong phòng và trong công ty (đặc biệt là phòng hành chính) và nhờ họ kiếm tài liệu 
  • Luận văn, báo cáo cũ: Nhờ những mối quan hệ và sự may mắn, nếu bạn được các anh chị trong công ty cho mấy luận văn và báo cáo thực tập cũ thì báo cáo của bạn sẽ làm dễ dàng hơn. Chỉ bằng một vài thao tác copy, paste và chỉnh sửa cho phù hợp với thực tế hơn thì bạn đã chuẩn bị tương đối hoàn chỉnh cho bài báo cáo của mình rồi

mẫu báo cáo thực tập tốt nghiệp

Mẫu báo cáo thực tập tốt nghiệp

2. Hướng dẫn trích dẫn tài liệu tham khảo 

Sau đây là một số cách viết báo cáo thực tập sử dụng trích dẫn tài liệu:

Trích dẫn trực tiếp

  • Ghi tên tác giả và năm xuất bản trước đoạn trích dẫn:
  • Nếu nhiều tác giả, hãy liệt kê trong tầm kiểm soát
  • Trích dẫn trực tiếp từ báo cáo, sách… không có tác giả cụ thể

Trích dẫn gián tiếp

  • Tóm tắt, diễn giải nội dung trích dẫn trước, sau đó ghi tên tác giả và năm xuất bản trong ngoặc đơn.
  • Nếu nhiều tác giả thì xếp theo thứ tự ABC

Quy định về trích dẫn:

Khi trích dẫn cần:

  • Trích có chọn lọc.
  • Không trích (chép) liên tục và tất cả.
  • Không tập trung vào một tài liệu.
  • Trước và sau khi trích phải có chính kiến của mình.

Yêu cầu:

  • Các nội dung trích dẫn phải tuyệt đối chính xác
  • Câu trích, đọan trích để trong ngoặc kép và “in nghiêng”
  • Qua dòng, hai chấm (:), trích thơ, không cần “…”
  • Tất cả trích dẫn đều có chú thích chính xác đến số trang
  • Chú thích các trích dẫn từ văn bản: để trong ngoặc vuông ví dụ [20, 168] nghĩa là: trích dẫn từ trang 168 của tài liệu số 20 trong thư mục tài liệu tham khảo của báo cáo thực, chú thích các trích dẫn phi văn bản, không có trong thư mục tài liệu tham khảo, đánh số 1, 2, 3 và chú thích ngay dưới trang (kiểu Footnote)
  • Lời chú thích có dung lượng lớn: đánh số 1, 2, 3 và đưa xuống cuối báo cáo tốt nghiệp sau kết luận.

Ngoài ra:

  • Đối với sách, luận án, báo cáo: Số thứ tự, họ và Tên tác giả hoặc tên cơ quan ban hành: tên sách, luận án, báo cáo, nhà xuất bản, nơi xuất bản, năm xuất bản, tái bản lần thứ mấy (nếu có);
  • Đối với bài báo trong tạp chí, bài trong một cuốn sách: Số thứ tự, họ và tên tác giả: tên bài báo, tên tạp chí hoặc tên sách, tập số, năm công bố, số trang bài báo đầu – cuối
  • Tài liệu tham khảo được xếp theo thứ tự A, B, C theo tên của tác giả (tác giả Việt), theo họ (tác giả Anh, Pháp, Đức…).

V. Hướng dẫn cách viết báo cáo thực tập cho từng chương mục 

Đối với mỗi trường hợp thực tập khác nhau, bài báo cáo thực tập tốt nghiệp sẽ gồm các chương với tiêu đề khác nhau và các nội dung sau đây chỉ mang tính định hướng cho bài báo cáo của sinh viên. Vậy nên các bạn cần trao đổi cụ thể với giáo viên hướng dẫn về bố cục của mẫu báo cáo thực tập tốt nghiệp để có sự chuẩn xác nhất nhé.

1. Đối với thực tập tại cơ sở thực tập

Đối với thực tập tại cơ sở thực tập, bài báo cáo thực tập mẫu cũng gồm 4 chương, đó là:

Chương 1: Giới thiệu về công ty thực tập

  • Giới thiệu về công ty, quy mô, chức năng, mô hình hoạt động, các công nghệ được sử dụng, các sản phẩm đã đạt được.
  • Nếu nội dung thực tập sẽ tham gia: một công đoạn nào đó trong quy trình hoạt động của công ty mà sinh viên trực tiếp tham gia thực tập.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Cũng như ở bố cục chung, phần này bạn trình bày tóm tắt cơ sở lý thuyết liên quan đến nội dung thực tập

Chương 3: Nội dung và kết quả thực tập

Với mỗi giai đoạn thực tập sẽ có những nội dung và kết quả khác nhau nhưng nhìn chung thường có:

  • Mô tả nội dung vấn đề và phương pháp, trình tự các bước giải quyết vấn đề.
  • Trình bày sản phẩm đạt được, tùy theo chuyên môn thực tập có thể có các sản phẩm sau: (1) Các mô hình, sơ đồ thiết kế; (2) Giao diện phần mềm, module xử lý trong phần mềm; (3) Kết quả cài đặt các hệ thống mạng, máy chủ …

Chương 4: Kết luận

Đây là phần trình bày các kiến thức và kỹ năng học tập được trong quá trình thực tập tại công ty.

2. Đối với thực tập tại trường

Chương 1: Tổng quan: Cần nêu nội dung vấn đề cần giải quyết.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết: Trình bày tóm tắt cơ sở lý thuyết liên quan đến nội dung thực tập.

Chương 3: Nội dung và kết quả thực tập:

  • Mô tả nội dung vấn đề và phương pháp, trình tự các bước giải quyết vấn đề.
  • Trình bày sản phẩm đạt được, tùy theo chuyên môn thực tập có thể có các sản phẩm sau:

(1) Các mô hình, sơ đồ thiết kế.

(2) Các giao diện phần mềm, module xử lý trong phần mềm.

(3) Kết quả cài đặt các hệ thống mạng, máy chủ …

Chương 4: Kết luận: Cũng giống như trên, bạn trình bày các kiến thức và kỹ năng học tập được trong quá trình thực tập.

Chương 5: Tài liệu tham khảo.

Danh mục tài liệu tham khảo là một phần không thể thiếu trong các báo cáo khoa học. Phần tài liệu tham khảo có thể trình bày theo mẫu sau, mỗi tài liệu tham khảo được trình bày trong một đoạn bao gồm:

  • Số thứ tự tài liệu đặt trong cặp dấu ngoặc vuông, ví dụ [1], [2]… Sắp xếp theo mức độ tham khảo, tài liệu nào được tham khảo nhiều hơn sẽ được liệt kê trước. Trong báo cáo nếu có trích dẫn tài liệu tham khảo thì cần phải để số thứ tự của tài liệu tham khảo ngay sau câu trích dẫn
  • Tên tác giả hoặc các tác giả, thường được in đậm
  • Tên tài liệu thường được in nghiêng
  • Tên nhà xuất bản, năm xuất bản
  • Địa chỉ Website nếu có

Hướng dẫn cách viết một bài báo cáo cho từng chương mục

Hướng dẫn cách viết báo cáo thưc tập cho từng chương mục 

VI. Báo cáo thực tập không đạt khi nào? 

Một trong số lý do hay gặp mà năm nào cũng có sinh viên mắc phải và không được chấp nhận báo cáo thực tập tốt nghiệp là sao chép từ một bản báo cáo khác đã có. Bên cạnh đó, có những lỗi sai khác phổ biến không kém cũng khiến bài báo cáo thực tập tốt nghiệp của sinh viên không được chấp nhận như không tham gia thực tập tại các cơ sở thực tế, thực hiện sai quy định của trường, khoa về thời gian và cơ sở tham gia thực tập.

Cụ thể hơn, có 5 lý do thường gặp khiến các bài báo cáo thực tập tốt nghiệp của sinh viên không được chấp nhận, đó là:

  • Thứ nhất, sinh viên cố tình sao chép các báo cáo của sinh viên khác hoặc các báo cáo thực tập mẫu sẵn có
  • Thứ hai, sinh viên sao chép trực tiếp từ sách giáo khoa hoặc các nguồn khác mà không đánh dấu trích dẫn; sao chép nguyên văn của người khác mặc dù có trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo đầy đủ và rõ ràng
  • Thứ ba, sinh viên không trích dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp các nguồn đã sử dụng trong báo cáo
  • Thứ tư, sinh viên không thực tập tại bất kỳ cơ sở thực tế mà vẫn làm báo cáo
  • Cuối cùng, sinh viên không thực hiện đúng quy định của giảng viên hướng dẫn, Khoa, Trường và Cơ sở thực tập trong thời gian thực tập tại đơn vị lựa chọn thực tập

Xem thêm: Bí quyết viết báo cáo thực tập kế toán giúp bạn đạt điểm cao

VII. Cách viết báo cáo thực tập công ty thương mại

Tổng kết lại cách biết bài báo cáo thực công ty thương mại bằng 2 đầu mục dưới đây. Chỉ cần bạn ghi nhớ những ý chính này thì bài báo cáo của bạn sẽ có cấu trúc ổn định và không bị băn khoăn khi làm. 

Cách viết báo cáo thực tập công ty thương mại

Cách viết báo cáo thực tập công ty thương mại

1. Quy trình viết báo cáo thực tập công ty thương mại

Quy trình viết báo cáo thực tập tại công ty thương mại với các bước sau đây:

  • Lựa chọn đề tài để nghiên cứu. Căn cứ vào thời gian và địa điểm thực tập, mà sinh viên có thể tham gia vào những công việc phù hợp với khả năng. Tuy nhiên cần phải có sự cho phép của giáo viên và người hướng dẫn thực tập.
  • Trong tuần đầu tiên của kỳ thực tập thì sinh viên cần phải viết đề cương sơ bộ báo cáo thực tập tốt nghiệp. Sau đó nộp cho giáo viên hướng dẫn góp ý, chỉnh sửa và xét duyệt đề cương báo cáo.
  • Trong 2-3 tuần tiếp theo sinh viên sẽ viết đề cương chi tiết báo cáo thực tập và nộp cho giáo viên hướng dẫn. Khi đề cương được xét duyệt thì sinh viên cần phải dựa vào đề cương này để viết báo cáo. Nếu có bất cứ chỉnh sửa nào thì đều phải được giáo viên chấp nhận.
  • Dựa vào đề cương chi tiết đã được giáo viên xét duyệt để viết bản thảo báo cáo thực tập. Có thể gửi cho giáo viên để nhận xét và chỉnh sửa sao cho phù hợp.
  • Hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp, in thành 2 bản. Báo cáo cần phải có nhận xét và đóng dấu của cơ quan thực tập và giáo viên hướng dẫn thực tập. Sau khi xin được chữ ký thì sinh viên nộp bản báo cáo hoàn chỉnh theo lịch của nhà trường.

2. Bố cục của báo cáo thực tập tại công ty thương mại

Báo cáo thực tập công ty thương mại có bố cục gồm các phần sau đây:

  • Trang bìa cứng, giấy khổ A4.
  • Các nội dung trên trang bìa:

– Tên trường, tên khoa đang học.

– Tên báo cáo: Báo cáo thực tập tốt nghiệp.

– Chuyên ngành đang học của sinh viên.

– Tên và địa chỉ đầy đủ của cơ quan thực tập.

– Tên người hướng dẫn thực tập tại cơ quan thực tập.

– Tên giáo viên hướng dẫn thực tập.

– Tên sinh viên thực tập và mã số sinh viên.

– Thời gian, địa điểm báo cáo thực tập được hoàn thành.

  • Lời cảm ơn.
  • Nhận xét, đánh giá của cơ quan thực tập.
  • Mục lục.
  • Danh mục bảng biểu, đồ thị, hình ảnh trong báo cáo thực tập.
  • Từ điển thuật ngữ được sử dụng trong báo cáo.

Trên đây là bố cục chi tiết của một bài báo cáo thực tập tốt nghiệp. Sinh viên cần trình bày các nội dung một cách rõ ràng, khoa học nhất để ghi được điểm cao.

3. Chú ý về ngôn từ, hình thức bài báo cáo 

Nội dung hay, hấp dẫn nhưng cách trình bày và thể hiện bằng ngôn ngữ sao cho dễ hiểu nhất là điều quan trọng. Bạn cần: 

  • Diễn đạt ngôn từ rõ ràng, mạch lạc. Các câu ngắt nghỉ phù hợp, không viết một câu, một đoạn quá dài. 
  • Tuyệt đối không được để sai chính tả. 
  • Trình bày hình thức đúng với yêu cầu và quy định của trường về việc làm báo cáo. 
  • Ngoài ra, ở phần mở đầu, lời cảm ơn, việc xưng hô với người hướng dẫn cần phải chính xác, có chủ ngữ, vị ngữ để thể hiện sự tôn trọng của mình với họ. 

>>> Xem thêm:

Cách viết kết luận báo cáo thực tập cực hay và ấn tượng

Mẫu lời cảm ơn trong báo cáo thực tập chuyên nghiệp nhất

Bí quyết viết báo cáo thực tập kế toán giúp bạn đạt điểm cao

VIII. Tải mẫu báo cáo thực tập tốt nghiệp mới nhất 

Báo cáo thực tập tốt nghiệp sẽ tùy thuộc vào từng ngành nghề mà có cách trình bày và nội dung bổ sung khác nhau, tuy nhiên, về cơ bản, báo cáo thực tập mẫu đều cần có đầy đủ các phần như trong mẫu báo cáo thực tập mới nhất của 123job dưới đây.

Mẫu báo cáo thực tập tốt nghiệp mới nhất

Tổng hợp các mẫu kết luận báo cáo thực tập ấn tượng nhất.

IX. Kết luận

Trên đây là hướng dẫn cách viết báo cáo thực tập tốt nghiệp bao quát từng phần, từng mục mà bạn có thể áp dụng vào mẫu báo cáo thực tập kế toán, mẫu báo cáo thực tập quản trị kinh doanh, mẫu báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành điện hay mẫu báo cáo thực tập tại công ty, doanh nghiệp của bất kỳ sinh viên thuộc các ngành khác nhau.

Bên cạnh việc chú ý cấu trúc cũng như nội dung và hướng dẫn cách viết báo cáo thực tập như ở trên, bạn cũng nên tránh những lý do khác khiến báo cáo không được chấp nhận. Ngoài việc chăm chút tốt cho những nội dung chính của bài báo cáo thực tập tốt nghiệp thì kết luận báo cáo thực tậplời cảm ơn trong báo cáo thực tập hay mẫu nhận xét thực tập là những nội dung cần thiết sinh viên cần lưu ý để hoàn thiện báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình nhé! Chúc bạn thành công.