Hướng dẫn cách trang trí mâm ngũ quả ngày Tết 2020 đẹp mà đơn giản – Địa Ốc Đất Vàng

Hình ảnh mâm ngũ quả luôn gắn liền với Tết cổ truyền Việt Nam. Tuy nhiên, việc bày trí mâm ngũ quả phù hợp và đúng chuẩn vùng miền không phải là điều dễ dàng. Bật mí về cách trang trí mâm ngũ quả ngày Tết 2020 dưới đây sẽ là cung cấp cho bạn thông tin hữu ích.

Ý nghĩa tiêu biểu của mâm ngũ quả trong ngày Tết

Mâm ngũ quả trong ngày Tết luôn có sự xuất hiện của 5 loại quả khác nhau cùng 5 màu sắc riêng biệt. Với mong muốn chung về Phú, quý, thọ, khang, ninh, sẽ được thể hiện tổng thể ngay trên mâm ngũ quả trưng ngày tết.

Số 5 trong ngũ quả này cò thể hiện sự tín ngưỡng dân tộc Việt Nam. Ví dụ như trong đạo phật sẽ có ngũ giới, con số 5 này tượng trưng là 5 quy luật trong đạo giáo. Nguyên nhân chính của việc chọn ngũ quả thay cho yếu tố khác vì người xưa quan niệm hoa quả tốt là hoa quả có nhiều hạt, nhiều múi và nhiều trùm, khi trưng bày thể hiện so sự sum vầy đoàn tụ. Đồng thời là ý nghĩa cho sự sinh sôi nảy nở, phát triển của trong sản xuất đến cuộc sống.

Cách trang trí mâm ngũ quả theo đặc trưng của ba miền

  • Mâm ngũ quả miền Bắc

Tại miền Bắc, mâm ngũ quả bao gồm 5 loại quen thuộc với 5 sắc màu khác nhau. Được kể đến là Chuối nải/táo màu xanh, bưởi/phật thủ, quất, roi, mận/đào, hồng xiêm.

bay tri mam ngu qua hinh anh 1bay tri mam ngu qua hinh anh 1

  • Mâm ngũ quả miền Trung

Miền Trung là nơi giao thoa của hai nền văn hóa Bắc – Nam, vì vậy mâm ngũ quả của miền Trung bày biện đủ các loại trái. Tượng trưng như: chuối, mãng cầu, đu đủ, xoài, sung, dừa,…

Đặc tính người miền Trung đơn giản và không câu nệ hình thức. Chính vì vậy, họ để cao sự thành tâm dâng kín lên bàn thờ tổ tiên. Mâm ngũ quả củng không cần quan trọng về số lượng nhưng đảm bảo sự sạch sẽ, đầy đủ.

bay tri mam ngu qua hinh anh 2bay tri mam ngu qua hinh anh 2

  • Mâm ngũ quả miền Nam

Một đặc điểm của mâm ngũ quả miền Nam là không bao giờ xuất hiện chuối. Vì âm chuối được phát âm giống với “chúi” thể hiện sự khó khăn. Đồng thời quả cam cũng không xuất hiện trong ngày Tết, vì nó có nghĩa ” quýt làm cam chịu”, hay không trưng lê vì nó liên tưởng với “lê lết”.

Thông thường, mâm ngũ quả của người miền Nam sẽ bao gồm: mãng cầu, dừa, đu đủ, sung, xoài. Với ý nghĩa với hình ảnh tượng trưng “cầu dừa đủ xài”, “càu dừa đủ sung”.

Trong mâm ngũ quả ngày nay không quan trọng đến số chẵn và lẻ. Chỉ cần giữ nguyên quy ước dân gian là mâm ngũ quả chỉ bày duy nhất quả và không thêm hoa hay bất kì thực phẩm nào khác.

bay tri mam ngu qua hinh anh 3bay tri mam ngu qua hinh anh 3

Ý nghĩa từng loại trái cây trong mâm ngũ quả ngày Tết

– Bưởi: biểu tượng cho sự phúc lộc và viên mãn

– Thanh long: là hình ảnh của rồng mây hội tụ

– Mãng cầu: mọi sự như ý, cầu được ước thấy

– Dứa (thơm): tượng trưng đa phúc lộc

– Dưa hấu: tượng trưng cho tốt đẹp và trung thực

– Đu đủ: là hình ảnh của sự đầy đủ và thịnh vượng

– Phật thủ: có bàn tay phật bảo vệ cuộc đời

– Chuối: bàn tay ngửa và tượng trưng cho hình ảnh hứng trọn lộc phúc trọn vẹn

Trang trí mâm ngũ quả ngày tết luôn là mộ nét văn hóa đầy nét đặc trưng. Nó không chỉ thể hiện cho một năm mới đầy đủ ấm no và sung túc. Nó còn là hình ảnh tượng trưng cho bản sắc dân tộc. Đã là người Việt Nam chắc chắn sẽ không thể quên được tục lệ trong ngày Tết nguyên đán.