Hướng dẫn cách trang trí mâm cỗ cúng ngày Tết cơ bản nhất cho nàng dâu mới

Hướng dẫn cách trang trí mâm cỗ cúng ngày Tết cơ bản nhất cho nàng dâu mới

Từ đời cha ông để lại, phong tục cúng Tết là nét đẹp văn hóa mà mọi vùng miền trên đất nước Việt Nam đều lưu giữ. Người ta cùng gặp gỡ và chúc nhau những gì tốt đẹp nhất cho một năm mới. Ngoài ra, còn thể hiện sự biết ơn, nhớ đến những bậc cha ông, những người đã khuất bằng những mâm cỗ cúng Tết. Với các bà, các mẹ thì mâm cỗ cúng Tết như ăn sâu vào trong tiềm thức. Thế nhưng với những nàng dâu hiện đại thì chắc còn nhiều sự bỡ ngỡ, không quen. Bài viết hôm nay hướng dẫn cách trang trí mâm cỗ cúng ngày Tết cơ bản mà nàng dâu nào cũng có thể thực hiện được.

Ý nghĩa tâm linh của mâm cỗ cúng ngày Tết cổ truyền của người Việt 

Trên cả khắp ba miền Bắc Trung Nam, mâm cỗ cúng không chỉ là những món ăn được bày ra mà còn là những tinh tính của nền văn hóa. Mặc dù những mâm cỗ cúng sẻ có những món ăn khác nhau, đậm đà bản sản vùng miền. Tuy nhiên trên cơ bản, những mâm cỗ cúng đều giữ những món ăn theo phong cách cổ truyền, dân tộc. Những nét riêng trong từng mâm cỗ mỗi vùng làm cho bản sắc đó càng phong phú và ấn tượng. 

Mâm cỗ miền Bắc cầu kỳ với những món ăn đòi hỏi sự công phu, khéo léo. Mâm cỗ miền Nam với những món ăn riêng cho miền Nam sông nước. 

Nhưng dù là mâm cỗ vùng miền nào cũng dựa trên nguyên tắc 3 món chính là món xào, món canh và món mặn. Những người con cháu sẽ soạn mâm cỗ với sự chu đáo nhất để thể hiện sự tôn kính, nhớ nhung đến tổ tiên, những người đã khuất. Hy vọng cầu mong tổ tiên phù hộ cho một năm mới an khang, tốt lành, sức khỏe dồi dào.

Hướng dẫn cách trang trí mâm cỗ cúng ngày Tết cơ bản nhất cho nàng dâu mới - Ảnh 2

Mâm cúng ngày Tết miền Bắc có những món gì đặc biệt?

Như đã chia sẻ phía trên, những món được bày biện trên mâm cỗ sẽ gồm những món mặn, canh và món xào. Với người miền Bắc và Trung thì những món ăn truyền thống dưới đây luôn phải có trên mâm cỗ ngày Tết.

Món thịt đông 

Với thời tiết Tết se lạnh, món thịt đông sẽ càng hấp dẫn hơn bao giờ hết. Đây là món ăn cổ truyền với những nguyên liệu từ thịt lợn, da lợn, mộc nhĩ, tiêu, hành,… Các nguyên liệu được nấu nhừ, sau đó để nguyện và cho vào ngăn mát tủ lạnh để thịt đông lại. Ngày xưa, món này được chế biến vào ngày Đông, dịp Tết bởi thời tiết miền Bắc, Trung đều rất lạnh.

Món ăn được ăn kèm bánh chưng, dưa muối chua. Khi bày lên mâm cỗ, thịt sẽ được cắt thành khuôn vuông vắn, đẹp đẽ rất hấp dẫn.

Giò chả

Giò chả có nơi gọi là giò lụa được làm từ thịt nạc của lợn. Thịt được xay nhuyễn cùng với gia vị rồi gói vào lá chuối, hấp chín. Khi bày lên mâm, chỉ cần cắt thành những miếng vừa ăn xếp thành hình bông hoa khéo léo. Món ăn này hầu hết thấy trên các mâm cỗ cả miền Bắc Trung Nam. Hương vị thơm nhẹ, giòn dai và màu sắc trắng hồng rất nhẹ nhàng nhưng tinh tế.

Nem rán

Một món ăn mang đậm chất truyền thống của người Việt Nam đó là nem rán. Món ăn này với cách làm khá cầu kỳ và tốn thời gian. Bởi vậy mà nó thường được làm cho các bữa cúng đơm, ngày Tết. Sự kết hợp của tôm, thịt, mộc nhĩ, cà rốt, hành, tiêu và các gia vị khác tạo nên một hương vị riêng biệt. Vỏ nem được rán vàng giòn bắt mắt ăn cùng rau sống và nước mắm chanh tỏi ớt. 

Gà luộc

Là món ăn đơn giản nhưng gà luộc là là món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ cúng ngày tết. Ngày xưa đến nay, các bà các mẹ hướng dẫn cách trang trí mâm cỗ cúng ngày Tết đều nhấn mạnh món gà luộc. Không đơn giản như món luộc ăn hằng ngày, gà cúng Tết cần phải tuân thủ nguyên tắc sau. Gà chọn cúng phải là gà trống khỏe mạnh, đẹp. Chọn gà trống có mào đỏ, có cựa, chân vàng lông mượt. Luộc gà phải tạo thế cho gà ngồi thật chuẩn để năm mới được may mắn, thịnh vượng. Hoặc nếu món gà chặt thì cũng phải cho nghệ vào để gà có màu vàng óng ánh. Luộc gà vừa đủ chín tránh bị mềm, nát.

Rau xào

Ngoài những món thịt cá thì rau xào cũng không được thiếu. Rau tuy không phải là món ăn truyền thống gì đặc biệt nhưng nó bắt buộc phải có trên mâm cỗ Tết. Những món rau có thể tùy chọn như giá, măng, cà rốt, súp lơ, đậu,… Tuy nhiên, để mâm cỗ trông đẹp mắt và hài hòa thì bạn nên chọn những món rau có màu sắc tươi tắn, không bị thâm đen khi để lâu. Xào rau với lửa lớn và tránh quá chín khiến đĩa rau sẽ mất ngon.

Món canh măng lưỡi lợn

Với món canh thì thường những món canh được sử dụng trong ngày tết là những món có thể ăn nguội. Canh măng lưỡi lợn là dùng măng non khô có hình giống lưỡi lợn. Măng này không những ngọt nước mà rất giòn. Thịt để nấu canh có thể là lợn hay cổ cánh gà, chân giò lợn.

Món canh béo ngọt, bùi bùi, giòn giòn thơm nức mùi rau thơm, hành lá thật tao nhã.

Canh miến nấu măng

Món canh miến nấu măng là món ăn truyền thống của miền Bắc. Trong những ngày Tết, bạn có thể thay đổi các món canh để không tạo cảm giác bị ngán. Món ăn có vị ngọt béo của gà, xương lợn, sự dai dai giòn giòn của măng. 

Trong ngày Tết se lạnh, húp bát canh miến măng cay nồng, thơm phức sẽ không còn gì sánh bằng.

Cách chế biến món này cũng không quá khó hay phức tạp. Chỉ cần hầm xương lợn hay gà để làm nước dùng rồi cho măng vào hầm cùng. Cuối cùng là cho miến và các loại rau thơm để món ăn hấp dẫn hơn

Canh bóng thập cẩm

Canh bóng thập cẩm là món canh nấu từ thịt, giò sống, cải xanh, nấm, su hào, đậu Hà Lan và không thể thiếu bóng bì. Da heo sau khi được ngâm mềm cùng với gừng và rượu để có màu vàng. Tuy món này không phải là món ăn quá cầu kỳ, nhưng nó là món canh hấp dẫn đặc biệt.  Canh bóng thập cẩm mang lại hương vị thanh ngọt từ thịt, rau củ và vị giòn dai của miếng bóng bì. 

Rau nộm

Món rau nộm cũng là một món ăn quen thuộc trên mâm cỗ đón Tết của nhiều gia đình. Để tránh cảm giác bị ngán thức ăn dầu mỡ thì món nộm như một cứu tinh của vị giác. Món nộm có thể tùy ý chế biến theo sở thích của gia đình như nộm dưa leo, su hào, rau muống,… Người ta sẽ luộc tai heo, tôm hay thịt ba chỉ để trộn vào rau củ quả cho món nộm được hài hòa hơn.

Bổ sung vào mâm cúng Tết một đĩa nộm để chan hòa lại cả màu sắc lẫn khẩu vị. 

Bánh chưng

Bánh chưng, bánh giầy là món bánh không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền Việt Nam. Món bánh mặn hơi thở của dân tộc mình với hình vuông tượng trưng cho đất, hình tròn tượng trưng cho trời. Món ăn này bắt nguồn từ thời vua Hùng thứ 6 truyền lại đến nay. Ngày nay, bánh chưng bánh giầy được biến tấu thành nhiều nhân khác nhau như đậu xanh, thịt hay cả đậu đỏ. Nếp làm bánh còn được nhuộm màu đỏ của gấc hay màu xanh, tím bắt mắt.

Bánh 

Xôi gấc

Ý nghĩa của xôi gấc là mang lại những may mắn sung túc cho gia đình vào một năm mới. Hơn nữa, món nay này còn rất tốt cho sức khỏe bởi giá trị dinh dưỡng của gấc rất cao. Xôi gấc được nấu đơn giản từ nếp và gấc, người ta có thể làm nhân xôi với đậu xanh hoặc lạc tùy thích. Đĩa xôi được đơm cúng sẽ ép trong khuôn tạo hình hoa bắt mắt. Trong dịp năm mới, người dân miền Bắc thường soạn xôi gấc để cúng và tiếp đãi bạn bè, khách khứa.

Dưa hành

“Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ” là câu đối có từ xa xưa. Qua đó cho thấy món dưa hành có vị trí như thế nào trong ngày Tết cổ truyền. Món ăn bình dị, dân dã có vị chua ngọt giòn vừa phải. Ăn kèm với bánh chưng, thịt mỡ kích thích vị giác mà lại rất dễ tiêu hóa. Nguyên liệu chính của món này là hành tím, ngoài ra, người ta còn cho thêm cà rốt và củ su hào để món ăn có màu sắc bắt mắt hơn. Món dưa hành chỉ cần muối chua trong vòng 5 đến 7 ngày là có thể ăn được. Người ta sẽ chuẩn bị món này từ ngày tiễn ông Công ông Táo.

Hướng dẫn cách trang trí mâm cỗ cúng ngày Tết cơ bản nhất cho nàng dâu mới - Ảnh 3

Hướng dẫn cách trang trí mâm cỗ cúng ngày Tết trông hấp dẫn nhưng lại cực dễ

Trên mâm cỗ của người miền Bắc thường được bày các món tương ứng với 4 bát 4 đĩa.  4 bát, 4 đĩa tượng trưng cho tứ trụ, 4 mùa và 4 hướng. Nếu gia đình làm cỗ lớn thì 6 bát 6 đĩa hoặc 8 bát 8 đĩa. Mâm cỗ phải có đầy đủ màu sắc vàng đỏ, xanh, trắng cho năm mới được may mắn. Thức ăn phải đong đầy để thể hiện sự no đủ, thịnh vượng và sự kính trọng với các bậc bề trên. 

Những món ăn được đựng trong bát như canh măng, bát bóng thả, bát miến, bát mọc. Những món như chả giò, bánh chưng, rau xào, nộm,… thì đựng trong đĩa.

Các món ăn tuy rất bình dị nhưng cần phải có cách trang trí khéo léo, tỉ mỉ. Với người miền Bắc, sự chỉn chu trên mâm cỗ là sự tôn kính của con cháu đối với tổ tiên. Bởi vậy nên những mâm cỗ được trang trí rất công phu cẩn thận.

Món tráng miệng thường là các món bánh ngọt hoặc các loại mứt như mứt hạt sen, mứt gừng, mứt hồng khô, ô mai,… 

Các món ăn khi được bày ra đĩa nhưng chưa cúng thì cần được đậy kín đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Người soạn cỗ phải thật sạch sẽ, tóc tai gọn gàng. 

Ngoài mâm cỗ Tết thì đĩa cau trầu, rượu trắng, là ấm trà cũng không thể thiếu. Hoa tươi dâng cúng là hoa cúc hay vạn thọ. 

Kết luận

Trên đây là hướng dẫn cách trang trí mâm cỗ cúng ngày Tết theo phong tục người miền Bắc. Hãy vận dụng những kiến thức trên để có thể chuẩn bị được một mâm cỗ cho ngày Tết cổ truyền được trọn vẹn nhất nhé. Hy vọng những thông tin trong bài viết đều có thể dễ hiểu và dễ áp dụng với mọi người. Cảm ơn đã theo dõi những thông tin của Hoàng Gia Land, chúc bạn có nhiều sức khỏe, cuộc sống thuận lợi, may mắn.