Hướng dẫn cách thay bát hương mới tại nhà đơn giản, dễ làm

Thờ cúng tổ tiên được xem là một phong tục tập quán, là nét đẹp văn hóa tín ngưỡng được truyền nối qua bao đời nay. Việc chăm sóc hương khói cho bàn thờ là cách thể hiện đạo lý “ uống nước nhớ nguồn”, là sự biết ơn đến những người đã khuất. Trong đó, bát hương chính là đồ vật thờ cúng quan trọng, được xem là “linh hồn” và là cái để kết nối giữa hai cõi Âm- Dương. Vậy nên vào dịp cuối năm hoặc bát hương mới thì gia chủ cần thay bát hương mới. Để hiểu rõ hơn về thủ tục thay bát hương đúng cách thì đừng bỏ lỡ bài viết của Cửa Hàng Gốm Sứ Đại Việt nhé!

cách thay bát hương mới tại nhàcách thay bát hương mới tại nhà

Quy trình thực hiện thay bát hương mới

Khi gia đình muốn thay bát hương mới vì lý lý do bát hương cũ đã xuống cấp hoặc thay cái mới để được khang trang hơn. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách thay bát hương đúng cách. Vậy thì bạn hãy áp dụng theo quy trình thay bát hương theo các bước cơ bản dưới đây:

Bước 1: Làm sạch bát hương mới

Trước hết thì bạn hãy lựa chọn một loại bát hương mới để thay cho bát hương cũ. Bát hương tốt nhất nên sử dụng bằng chất liệu gốm sứ, đây là chất liệu thể hiện được nét văn hóa của người Việt. Bạn chú ý chọn mẫu bát hương chất lượng tốt, mẫu mã đẹp và tốt nhất nên sử dụng màu sắc trang nhã, phù hợp cho không gian linh thiêng trên bàn thờ.

Làm sạch bát hương mớiLàm sạch bát hương mới

Sau khi chọn mua được bát hương phù hợp, trước khi đặt lên bàn thờ thì bạn cần tiến hành làm sạch nó. Hãy chuẩn bị một chiếc khăn mềm, sạch. Lấy một củ gừng nhỏ đem giã nhuyễn rồi cho vào bát, đổ một cốc rượu trắng vào bát gừng. Tiếp đến bạn dùng khăn mềm nhúng vào rượu gừng rồi lau xung quanh và bên trong của bát hương.

Bước 2: Chuẩn bị tro và thất bảo

Bạn hãy chuẩn bị tro, có thể mua tro bán sẵn ở các cửa hàng bán đồ hàng mã. Thất bảo là các vật bằng đá quý, ngọc bạn có thể mua chúng ở các tiệm vàng bạc, đá quý.

Chuẩn bị tro và thất bảoChuẩn bị tro và thất bảo

Bước 3: Bốc tro vào bát hương

Sau khi chuẩn bị được tro thì chúng ta sẽ tiến hành bốc tro vào bát hương. Trước khi bốc tro thì bạn hãy chú ý rửa tay sạch với rượu gừng. Tiếp đến bạn hãy bốc từng nắm tro và đếm theo quy tắc: Sinh, lão, bệnh, tử. Khi tro đã gần đầy bát hương thì bạn căn để dừng lại ở “sinh”.

Bốc tro vào bát hươngBốc tro vào bát hương

Bạn chú ý không được đổ đầy tro vào bát hương một lúc mà cần phải bốc từng nắm từ từ. Trong khi bốc tro vào bát hương thì bạn hãy lẩm bẩm khấn: Con là… (họ tên)…  Con xin bốc bát hương cho (thần linh, gia tiên, bà cô).

Bước 4: Đặt bát hương lên bàn thờ đúng vị trí cũ

Khi đã bốc xong bát hương thì bạn hãy đưa về vị trí ban đầu. Thông thường thì khi thờ sẽ có bát hương, bát ở giữa là bát hương thần linh, bên tay trái là bát hương bà cô, còn bên tay phải là bát hương gia tiên. 

Đặt bát hương lên bàn thờ đúng vị trí cũĐặt bát hương lên bàn thờ đúng vị trí cũ

Thông thường cha ông ta rất coi trọng người đứng khấn. Thế nên, vị trí trái / phải hay tính theo vị trí của người đứng khấn. Nghĩa là bát hương bà cô được đặt vị trí bên tay trái khi mình nhìn vào bàn thờ. Bát hương gia tiên thì được đặt ở vị trí bên tay phải khi nhìn vào. Gia chủ phải đặt đúng vị trí để không phạm điều kiêng kỵ.

Bước 5: Sắm lễ

Đối với việc thờ cúng khi thay bát hương mới thì cần chuẩn bị lễ vật tươm tất, đầy đủ và thể hiện được thành tâm là được. Khi đã bày lễ đặt trên bàn thờ đầy đủ thì bắt đầu thờ cúng, bạn hãy thắp 3 nén nhang cho mỗi bát hương. Còn những lần sau thì mỗi lần chỉ cần thắp 1 nén hương.

Bước 6: Bố trí đúng vị trí

Khi thay bát hương mới thì chỉ cần đặt lại đúng vị trí ban đầu trên bàn thờ là được. Bạn chú ý không nên xê dịch lung tung. Còn tất cả các đồ thờ cúng như hoa quả, bánh kẹo, mâm cỗ… thì cần đặt ở phía trước bát hương là được.

bố trí bát hươngbố trí bát hương

Văn khấn thay bát hương mới

Hôm nay là ngày ……………………. tháng ………………………… năm ……………………….

Tên con là ………………………… (Tín chủ của ………………….. địa chỉ ……………………..)

Con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), mục đích con xin cầu……… cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy, vạn sự như ý.

Con xin kính lạy các cụ tổ tiên nội ngoại sống khôn chết thiêng, hôm nay con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), kính xin các cụ về phù hộ độ trì cho con cho cháu mạnh khỏe, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy.

Con kính lạy các bà cô tổ ông mãnh nội ngoại sống khôn chết thiêng cho con cầu………………..

Cúng xong, hương cháy hết đợt thứ nhất, sau khi thắp đợt thứ hai thì bắt đầu hóa tiền vàng, tờ văn khấn. Vãi gạo, muối ra trước cửa ngõ (vãi riêng từng thứ). Lúc tàn hết hương thì xin hạ lễ, đem thịt và trứng sống luộc chín.

Thay bát hương mới vào ngày nào tốt?

Rất nhiều người băn khoăn không biết nên thay bát hương mới vào ngày nào thì tốt? Theo cách làm truyền thống thì việc thay bát hương sẽ được thực hiện vào dịp cuối năm. Điều này giúp thể hiện mong muốn xua tan đi những điều xui xẻo trong một năm cũ. Tốt nhất nên thay bát hương mới vào ngày 23 tháng Chạp.

Thay bát hương mới vào ngày nào tốtThay bát hương mới vào ngày nào tốt

Ai là người chủ trì lễ thay bát hương mới

Người chủ trì lễ thay bát hương đối với nhiều gia đình cũng rất quan trọng. Nếu như quan trọng yếu tố duy tâm thì gia đình bạn có thể nhờ đến các sư thầy để thay bát hương mới cho. Bởi họ có kinh nghiệm thực hiện nên sẽ quen tay, cẩn thận và nhanh chóng hơn. 

người chủ trì lễ thay bát hương mớingười chủ trì lễ thay bát hương mới

Tuy nhiên, gia đình bạn cũng có thể tự thực hiện thay bát hương được. Chỉ cần gia chủ hướng đến tâm thiện, thực hiện tỉ mỉ và thành tâm nhất là gia tiên cũng chứng thực cho bạn.

Với những chia sẻ trên đây của Gốm Đại Việt đã hướng dẫn tường tận cách thay bát hương mới đúng nhất. Hy vọng có thể giúp ích cho bạn mỗi khi thay bát hương để khởi đầu một năm mới, thể hiện lòng thành kính với bậc gia tiên. Bên cạnh đó, việc chọn bát hương và các vật phẩm thờ cúng khác cũng rất quan trọng. Bạn có thể tham khảo các sản phẩm đồ thờ Bát Tràng tại Gốm Đại Việt. Đây là đơn vị chuyên sản xuất và cung cấp sản phẩm gốm sứ chất lượng, giá tốt.

 

3

/

5

(

29

votes

)