Hướng dẫn cách nấu siro ho cho bé tại nhà

Thời tiết chuyển lạnh, trẻ hay mắc các bệnh về hô hấp nên bố mẹ thường sử dụng rất nhiều cách thậm chí là thuốc kháng sinh nhưng vẫn không khỏi. Sau đây, Omi Pharma sẽ bật mí cho các bạn cách nấu siro ho cho bé giúp bé dứt điểm cơn ho nhé.

Hiện tại có rất nhiều các loại siro ho bổ phế, siro ho trị đờm được bán nhiều tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho các bé, bố mẹ có thể tự làm siro tại nhà giúp bé điều trị cơn ho một cách nhanh chóng.

Dưới đây, cách nấu siro ho cho bé từ quất, lá húng chanh kết hợp đường phèn

1. Nguyên liệu

– Lá húng chanh (hay còn gọi là tần dày lá) được trồng phổ biến, có vị cay, tính ấm, có tác dụng tiêu đờm, sát khuẩn, chữa viêm họng, giải cảm, chữa cảm cúm và chữa ho hiệu quả.

– Đường phèn là một loại gia vị được dùng nhiều trong nấu ăn, làm kẹo, nước ngọt có khả năng giải nhiệt tốt cho sức khỏe giúp cơ thể cảm thấy nhẹ nhàng hơn, ngăn ngừa các cơn ho và trị viêm họng cho bé.

– Quất: là loại quả có tác dụng trị ho, giải rượu, hạt quất có tác dụng giảm ho, chống nôn, cầm máu, lá quất có nhiều tin dầu chữa cảm mạo phong hàn rất tốt.

Hướng dẫn cách nấu siro ho cho bé tại nhà 1

Nguyên liệu dùng để làm siro ho cho bé (Ảnh Internet)

2. Cách nấu siro trị ho cho bé

– Cho hỗn hợp lá húng chanh, rau diếp cá, quất ngâm nước muối rửa sạch.

– Cắt đôi quất, bỏ hạt rồi đem trộn với đường phèn.

– Đun sôi hỗn hợp nhỏ lửa để vừa đủ lượng ngọt.

– Sau đó lấy rây lọc lấy nước siro và để vào lọ thủy tinh.

 Siro ho giúp bé giảm cơn ho, an toàn cho bé, hạn chế dùng kháng sinh 2

Sử dụng siro ho hàng ngày tăng sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe cho bé (Ảnh Internet)

3. Cách uống siro trị ho

– Đối với trẻ nhỏ: Để tăng sức đề kháng cho bé hàng ngày bạn cũng có thể cho bé uống 1-2 lần/ ngày. Khi bé bị ho, bạn tăng lượng dùng lên 3-5 lần/ ngày.

– Đối với người lớn: Sử dụng hàng ngày 5ml với nước ấm

Được biết, ngoài siro trị ho trên, các bố, mẹ có thể sử dụng các cách trị ho khác cho trẻ an toàn và hiệu quả như:

– Sử dụng lá húng tây – thảo dược giúp kiểm soát tốt cơn ho. Bạn chỉ cần cho vào nghiền nát, ngâm 2 muỗng cà phê với nước khoảng 10 phút. Sau đó lọc lấy nước, thêm mật ong, chanh đào

 – Sử dụng nước tỏi hấp: Dùng 2- 3 tép tỏi, đập dập, cho vào 1 bát nước. Thêm chút đường phèn và hấp cách thủy 15 phút. Mỗi ngày uống 2-3 lần giúp trị cảm lạnh, tốt cho dạ dày, trị ho hiệu quả.

– Sử dụng chanh: Mẹ thái chanh nhỏ, trộn với vài lát gừng, cho nước sôi ngấm khoảng 10 phút, sau đó lọc lấy phần nước, pha loãng với nước ấm, mật ong nguyên chất cho trẻ uống vài lần trong ngày.

– Sử dụng nước lọc cũng là một giải pháp tuyệt vời. Mẹ có thể cho bé uống thêm nước lọc làm giảm ho, loãng chất nhầy , bé sẽ dễ chịu hơn.

– Sử dụng lá hẹ: Đây là phương pháp khá phổ biến đối với nhiều mẹ khi con bị ho. Trẻ bị ho, viêm họng chỉ cần vài lá hẹ tươi, xắt nhỏ, thêm chút đường phèn và chút nước sau đó hấp cách thủy rồi cho trẻ uống sẽ giúp kháng khuẩn, tiêu đờm, giảm ho hiệu quả.

Trẻ bị ho là bệnh rất hay gặp. Do đó, cha mẹ cần theo dõi con kỹ hơn, bệnh có thể tự khỏi. Nếu bé khó chịu, chảy nước dãi, đau ngực khi thở sâu, ho và khò khè thì mẹ nên đưa trẻ đi khám để có thể tìm cách điều trị phù hợp nhất.

Sử dụng siro ho hàng ngày tăng sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe cho bé 3

Siro ho giúp bé giảm cơn ho, an toàn cho bé, hạn chế dùng kháng sinh (Ảnh Internet)

Nên sử dụng phương pháp Đông Y hay Tây Y để trị ho cho bé

Chắc chắn rằng khi bé bị ho bố mẹ nào cũng đều cảm thấy lo lắng. Vậy sử dụng đông y, tây y hay nam y chữa hiệu quả nhất. Theo nhiều ý kiến, thuốc Đông Y không hoặc ít độc hơn so với thuốc Tây Y bởi  Thuốc Tây Y là những hóa chất ít nhiều độc tính. Trong khi, Đông Y thường là sự kết hợp của cỏ cây mọc trong thiên nhiên nên ít độc hơn.

–  Đối với Đông Y: Sử dụng các bài thuốc Đông Y chữa ho giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, giải độc, tiêu đờm. Thuốc lành tính nên có thể sử dụng trong thời gian dài.

–  Đối với Tây Y: Thường sử dụng khi bệnh kéo dài và tiến triển nặng.  Điều trị bằng kháng sinh sẽ giúp tiêu diệt nhanh chóng vi khuẩn gây bệnh, ngăn ngừa sự lây lan, tái phát.

Thực tế, việc kết hợp cả Đông Y và Tây Y vừa giúp đạt hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh, vừa hạn chế khả năng các tác dụng phụ đối với người bệnh.

Một lưu ý rằng, dù là Đông Y hay Tây Y tốt thì người bệnh cũng cần có đồng ý của các y bác sĩ, sử dụng thuốc phải đúng liều lượng để tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Hy vọng bí quyết “cách nấu siro trị ho cho bé” trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm nhiều kinh nghiệm chăm con khi bị ho mà không phải dùng nhiều kháng sinh. Chúc các bé luôn khỏe, mẹ luôn vui.