Hướng dẫn cách làm hệ thống lọc tràn trên cho bể cá Koi

Hệ thống lọc nước là bộ phận vô cùng quan trọng trong bất kỳ bể cá cảnh nào, đặc biệt là bể cá Koi bằng kính. Muốn cá Koi luôn luôn khỏe mạnh và tăng trưởng tốt thì hệ thống lọc phải đạt tiêu chuẩn, xử lý hiệu quả chất thải của cá, chất bẩn, cặn bã…Trong phạm vi bài viết này, ISHI KOI FARM sẽ giới thiệu đến bạn hệ thống lọc tràn trên và cách lắp đặt cho bể kính. Hãy cùng khám phá nhé!

1. Hệ thống lọc tràn trên là gì?

Hệ thống lọc tràn trên là loại lọc được sử dụng rộng rãi cho bể cá cảnh bằng kính, nhất là bể  cá Koi. Lọc tràn trên là phiên bản nâng cấp của các phương pháp lọc khác như dùng thùng nhựa, hộp,…để trên bể cá, sau đó 1 lớp bông, vật liệu lọc. Nước chảy thấm qua lớp bông, xuyên qua vật liệu lọc rồi chảy xuống bể cá.  

Lọc tràn trên gồm 1 bể kính có các vách lọc hay ngăn lọc được gắn với nhau bằng keo silicon. Các vách lọc này tạo cho dòng nước luân chuyển liên tục nhằm xử lý chất thải, chất bẩn trong bể cá. Sau đó nước sạch sẽ được trả lại bể cá Koi.

Bể kính có các vách ngăn dùng để thiết kế lọc tràn trênBể kính có các vách ngăn dùng để thiết kế lọc tràn trênBể kính có các vách ngăn dùng để thiết kế lọc tràn trên

2. Nguyên lý hoạt động của lọc tràn trên

Về cơ bản, nguyên lý hoạt động của hệ thống lọc tràn trên là nước sẽ chảy từ ngăn đầu tiên tới ngăn cuối cùng (chủ yếu là 4 ngăn, hoặc nhiều hơn tùy nhu cầu sử dụng). Lọc tràn trên chỉ thật sự hiệu quả khi đủ phần lọc cơ học (lọc thô) và lọc sinh học (lọc tinh)

  • Lọc cơ học (lọc thô): Vật liệu sử dụng thường là bông lọc (bông gòn). Phần này sẽ xử lý các chất bẩn có thể quan sát được như chất thải của cá, thức ăn thừa. Chúng bám vào bông lọc, loại bỏ chất bẩn lơ lửng trong bể cá Koi. Cần chú ý mật độ đặt bông lọc bởi đặt quá nhiều có thể gây tắc nghẽn, khó thoát nước.

  • Lọc sinh học (lọc tinh): Vật liệu lọc được sử dụng như đá nham thạch, vụn san hô, sứ lọc, hạt lọc Kaldnes…Các vật liệu này có thiết kế lỗ nhỏ li ti là môi trường cho vi sinh trú ngụ. Vi sinh có lợi phát triển tốt sẽ giúp làm trong nước, tiêu diệt vi khuẩn có hại hiệu quả, giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn cho cá Koi.

Có thể thiết kế hệ thống lọc tràn trên nhiều ngăn tùy nhu cầu sử dụngCó thể thiết kế hệ thống lọc tràn trên nhiều ngăn tùy nhu cầu sử dụngCó thể thiết kế hệ thống lọc tràn trên nhiều ngăn tùy nhu cầu sử dụng

3. Cách làm hệ thống lọc tràn trên 4 ngăn cho bể kính

Thông thường, hệ thống lọc tràn trên gồm 4 ngăn chính, bạn có thể thiết kế nhiều ngăn lọc hơn tùy nhu cầu sử dụng. Dưới đây là cách làm lọc tràn trên 4 ngăn đơn giản nhất:

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Bể kính dài từ 30-70cm, rộng 10cm, cao 15cm, có thể chia được thành 4 ngăn.

  • Bông lọc loại cuộn tròn hoặc chia theo từng tấm.

  • Vật liệu lọc gồm: than hoạt tính, vụn san hô, đá nham thạch, sứ/gốm lọc

  • Tấm kính hoặc nhựa để dưới đáy mỗi ngăn lọc.

Có thể bạn quan tâm: 12 loại vật liệu lọc hồ cá Koi tốt nhất hiện nay

Cách làm hệ thống lọc tràn trên 4 ngăn

  • Khoan 1 lỗ ở thành sát với đáy bể của mỗi tấm vách ngăn để cho nước chảy từ ngăn lọc này sang ngăn lọc khác nhanh và tốt nhất.

  • Đặt tấm nhựa hoặc kính có chân dưới đáy toàn bộ hệ thống lọc để tạo khoảng trống dưới đáy bể. Nên để khoảng trống này bằng ¼ chiều cao của bể.

  • Ngăn đầu tiên: Đặt lớp bông lọc loại mắt lớn lên trên.

  • Ngăn thứ 2: Để sứ lọc giúp cả lọc thô lẫn lọc tinh

  • Ngăn thứ 3: Sử dụng đá nham thạch trộn với vụn san hô hoặc than hoạt tính có tác dụng lọc thô. Tuy nhiên, công dụng chính là để vi sinh vật phát triển, khi nước chảy qua sẽ diệt khuẩn trước khi chảy xuống bể cá.

  • Ngăn thứ 4: Có thể để trống để trữ và phơi nước diệt khuẩn, tạo thêm lợi khuẩn trước khi chảy xuống bể cá Koi. Hoặc có thể lót 1 tấm nhựa, đặt bông lọc mắt nhỏ nhằm giữ lại bụi bẩn hoặc cặn bẩn từ các ngăn lọc trước sót lại. 

Lọc tràn trên 4 ngăn cơ bản cho bể cá bằng kínhLọc tràn trên 4 ngăn cơ bản cho bể cá bằng kínhLọc tràn trên 4 ngăn cơ bản cho bể cá bằng kính

Quy trình lọc của hệ thống lọc tràn trên 4 ngăn

  • Tại ngăn 1: Nước thấm vào bông lọc khe hở lớn và giữ lại tạp chất như rong, rêu, xác động vật…

  • Tại ngăn 2: Sứ lọc giúp giữ lại cặn bẩn, chất thải của cá Koi

  • Tại ngăn 3: Than hoạt tính, đá nham thạch hoặc vụn san hô sẽ giúp khử mùi của nước. Ngăn thứ 3 sẽ xử lý hiệu quả nước bị nhiễm sắt hoặc các chất độc khác như asen, clo…Ngoài ra, nham thạch giúp tăng lượng oxy cho nước, rất tốt cho cá Koi.

  • Tại ngăn 4: Sau khi lọc qua 3 ngăn, nước sẽ được lưu trữ ở ngăn 4 để chảy vào bể cá Koi. Trong thời gian lưu trữ và phơi nước sẽ tạo ra lợi khuẩn mới để bù lại lợi khuẩn đã bị loại bỏ ở ngăn 3. Nếu ngăn này đặt bông lọc mắt nhỏ thì còn giúp giữ lại cặn bẩn, vi khuẩn kích thước nhỏ còn sót lại từ 3 ngăn lọc trước đó.

Cách làm hệ thống lọc tràn trên cho bể kính cá Koi khá đơn giản, dễ làm và tiết kiệm chi phí. Trường hợp bạn không muốn mất nhiều công sức và thời gian thì có thể đầu tư đội ngũ thiết kế và thi công hệ thống lọc hồ cá Koi chuyên dụng. 

Nếu bạn đang tìm kiếm vật liệu lọc chất lượng cho hồ cá Koi hoặc muốn tư vấn thiết kế, thi công hệ thống lọc đạt chuẩn, hãy liên hệ ngay hotline để ISHI KOI FARM hỗ trợ nhanh chóng nhất. Đừng quên theo dõi chúng tôi thường xuyên để cập nhật tin tức, kiến thức cá Koi, báo giá và các dịch vụ hiện có khác nhé. 

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

ISHI KOI FARM
Địa chỉ:
 95 Lộc Vượng, TP. Nam Định
Email: [email protected]
Website: https://ishi.vn

CSKH: 1900 3079

Mua hàng: 0853 65 38 38