Hướng dẫn cách làm bộ lọc nước hồ cá đơn giản ngay tại nhà
(Last Updated On: 19 Tháng Tám, 2022)
5/5 – (5 bình chọn)
Hệ thống lọc nước bể cá là thiết bị được nhiều người chơi cá cảnh quan tâm và tìm hiểu. Vậy có thể tự làm bộ lọc nước bể cá cảnh ngay tại nhà hay không? Cách làm bộ lọc nước bể cá tự chế như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết cách làm bộ lọc nước hồ cá đơn giản và tiết kiệm nhất.
I. Vì sao nước trong bể cá luôn đục?
Trước hết chúng ta nên tìm hiểu nguyên nhân tại sao nước trong bể cá luôn đục, từ đó mới có cách khắc phục vấn đề một cách triệt để. Nước bể cá cảnh luôn bị đục, bị bẩn có thể là do những nguyên nhân sau:
-
Loại nước được thay vào bể cá có chất lượng kém, đặc biệt nếu lấy nước từ giếng ở những nơi có thổ nhưỡng không tốt, nước có thể lẫn cả bùn đất.
-
Bể cá cảnh mới mua về chưa được vệ sinh sạch sẽ đã đem sử dụng.
-
Chất thải từ cá quá nhiều.
-
Bể cá chưa được trang bị hệ thống lọc nước hoặc có hệ thống lọc nước nhưng chất lượng không đảm bảo tiêu chuẩn.
-
Thức ăn cho cá tồn đọng lại trong bể.
-
Tảo, rêu, nấm phát triển trong nước.
-
Bệnh dịch, nấm từ cá.
-
Quy trình thay nước không đúng cách, bể cá cảnh chưa được bố trí hệ thực vật thủy sinh.
>> Keo silicon có độc không? Hướng dẫn cách làm tan chảy keo silicon tại nhà
II. Cách làm bộ lọc nước hồ cá đơn giản tại nhà
1. Phần máy bơm
-
Bạn có thể mua một máy lọc chìm loại dùng cho hồ cá, sau đó gỡ bỏ phần lọc thô ở đầu vào của máy lọc.
-
Ở đầu ra của máy lọc, gắn một đoạn ống nhựa khoảng 4cm và dùng keo dán kín điểm nối để đảm bảo không bị rò rỉ nước.
-
Nối dây đầu vào và đầu ra của máy lọc, đầu vào gắn ống nhựa dẻo phi 15, đầu ra gắn ống nhựa “ruột gà” chuyên dùng cho máy lọc chìm.
2. Phần bầu lọc
2.1. Phần đầu vào
-
Chuẩn bị một đoạn ống nhựa PVC kích cỡ phi 60 (nếu muốn để bầu lọc trên bể cá thì chiều dài ống nhựa vằng chiều dài bể cá trừ đi khoảng 30-40 cm).
-
Sử dụng một co nhựa cỡ khoảng 60/27 nối vào đầu của đoạn ống nhựa. Ở đầu nhỏ của co nối 1 đoạn ống nhựa PVC phi 27 (dài khoảng 5cm), sau đó tiếp tục nối 1 co nhựa cỡ 27/15 vào đầu ống để thu hẹp đầu vào của bầu lọc. Lưu ý sử dụng keo dán PVC để dán các khớp nối.
2.2. Phần đầu ra
-
Bịt một đầu 1 đoạn ống nhựa PVC phi 27 có chiều bằng chiều dài của đoạn ống phi 60 ở trên. Gắn đầu còn lại xuyên qua co nhựa thu hẹp cỡ 60/27 khoảng 4cm và gắn vào 1 co hẹp cỡ 27/15. Dùng lưỡi cưa sắt khoét một lỗ trên phần chiều dài của ống phi 27.
-
Cho phần máy bơm đã chuẩn bị ở trên vào bể kính nhỏ hoặc bất cứ vật dụng gì có thể chứa được máy bơm và không rò rỉ. Cho nước vào ngập bơm để làm mát bơm và giấu ồn. Đặt bể nhỏ dưới hồ rong để làm tăng tính thẩm mỹ.
-
Đặt bầu lọc lên hồ rong hoặc treo lên tường, sau đó bạn hãy nối đầu vào bơm của hồ, đầu ra của bơm gắn vào đầu vào của đầu lọc.
>> Hướng dẫn cách giặt giầy trắng không bị ố vàng hữu hiệu
II. Hướng dẫn cách làm lọc ngoài tự chế
Thành phần của lọc tự chế bao gồm:
-
Bông mịn dùng để lọc và có thể thay thế thường xuyên
-
Đá xốp – loại đá thường có nguồn gốc từ nham thạch núi lửa, rất nhẹ
-
Xốp mỏng: dùng để lọc, có thể tái sử dụng nhiều lần.
-
Ống gốm – bio: nơi cho vi khuẩn sinh sống, có tác dụng tạo xoáy nước, làm nhỏ đi vật thể bị hút vào trước khi đưa lên tầng lọc bên trên.
Lọc tự chế có những ưu điểm như:
-
Làm nước trong, ít gây ồn, có thể bật 24/24
-
Không làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của bể cá vì lọc được đặt ở bên ngoài
-
Tạo luồng nước giúp làm sạch bể, thích hợp với các bể có kích thước 30 lít trở lên
-
Ít phải vệ sinh lọc
Bên cạnh đó, lọc tự chế cũng tồn tại một số nhược điểm như:
-
Hay bị rò rỉ điện, khí,.. do đó cần đảm bảo kiểm tra đúng kỹ thuật trong quá trình lọc.
-
Nặng
-
Tránh va chạm khi lọc đang chạy.
-
Khó vệ sinh
Trên đây là hướng dẫn cách làm bộ lọc bể cá cảnh đơn giản ngay tại nhà. Vua Vệ Sinh hy vọng bạn có thể tự chế tạo bộ lọc hồ thủy sinh cho bể cá nhà mình, tạo một không gian sống xanh, sạch, đẹp.