Hướng dẫn cách làm CV xin việc trên máy tính đơn giản

Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, việc thực hiện các thao tác trên máy tính ngày càng trở nên phổ biến hơn. Tương tự đối với làm CV và nộp CV, thông qua Internet, các thao tác thực hiện trở nên nhanh chóng và thuận tiện hơn, giúp cả ứng viên và nhà tuyển dụng tiết kiệm chi phí và thời gian một cách tối đa. Hãy cùng viecmarketing24.com tìm hiểu các cách làm CV xin việc trên máy tính đơn giản nhất nhé!

1. CV xin việc là gì

Trước khi tìm hiểu về các cách làm CV xin việc trên máy tính, bạn nên hiểu thật kỹ CV xin việc là gì. CV xin việc được hiểu đơn giản là một bản tóm tắt về bạn, những thông tin cá nhân, trình độ học vấn, kinh nghiệm và kỹ năng tronag công việc,… Giữa hàng trăm lá đơn xin việc được gửi tới cho nhà tuyển dụng, CV sẽ là chìa khóa giúp bạn trở nên nổi bật hơn so với những người khác. Thông qua CV xin việc, nhà tuyển dụng sẽ biết được bạn là ai, bạn có gì nổi trội hơn các đối thủ, bạn có phù hợp với các tiêu chí của công ty hay không. Nói tóm lại, bạn nên dành thời gian chăm chút cho CV xin việc của mình bởi nó sẽ là một loại giấy tờ giúp bạn “tiếp thị” bản thân với nhà tuyển dụng. 

CV xin việc là gì

CV xin việc là gì

Trên thực tế, ngày nay có vô cùng nhiều các mẫu CV trên mạng Internet, việc chọn lấy một mẫu và điền thông tin của bản thân là quá dễ dàng. Tuy nhiên, việc lạm dụng những mẫu CV này có thể sẽ khiến bạn mất đi cơ hội vì mắc phải các lỗi sai, hoặc bị cho là không có sự sáng tạo. Vậy làm thế nào để tự làm một CV xin việc trên máy tính mang đậm dấu ấn cá nhân? Hãy cùng tìm hiểu ở phần 2 nhé!

Tìm hiểu thêm: CV xin việc gồm những gì?

2. Các bước làm CV xin việc trên máy tính

Cho dù bạn lựa chọn phương pháp nào để làm CV xin việc đi chăng nữa, bạn vẫn nên tuân thủ theo 3 bước sau đây:

Bước 1: Bố cục và nội dung trình bày

Các bước làm CV xin việc trên máy tính

Các bước làm CV xin việc trên máy tính

Bạn cần xác định bố cục tổng quát cho CV của mình trước khi thêm thắt các yếu tố sáng tạo. Một CV xin việc tiêu chuẩn cần có các nội dung sau đây:

– Tiêu đề CV

– Hình ảnh đại diện

– Thông tin cá nhân

– Mục tiêu nghề nghiệp

– Trình độ học vấn

– Kinh nghiệm làm việc

– Kỹ năng

– Sở thích, giải thưởng, hoạt động xã hội, người tham chiếu (nếu có)

Bước 2: Chắt lọc thông tin

Bạn nên nhớ CV không phải bản lý lịch tự thuật. Mọi thông tin bạn đưa vào CV xin việc cần được nghiên cứu kỹ và chỉ đưa vào những thông tin cần thiết nhất. Một bản CV xin việc quá dài dòng sẽ khiến nhà tuyển dụng bỏ ngay qua một bên đó bạn nhé!

– Thông tin cá nhân

Phần đầu tiên của một CV xin việc chính là thông tin cá nhân ứng viên. Bạn cần nêu ra các thông tin sau: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú, số điện thoại cá nhân, địa chỉ email cá nhân.

Bạn cần kiểm tra thật kỹ, hãy đảm bảo tất cả các thông tin cá nhân bạn cung cấp là chính xác, đặc biệt là số điện thoại và địa chỉ email. Sau khi xét duyệt CV, nhà tuyển dụng sẽ tiến hành liên hệ để phỏng vấn qua điện thoại hoặc mời bạn đến vòng phỏng vấn. Nếu bạn viết sai số điện thoại và email, nhà tuyển dụng sẽ không thể liên hệ với bạn, khi đó, chẳng phải bạn đã tự đánh mất đi cơ hội hay sao?

Một số vấn đề bạn cần lưu ý ở mục này như sau:

+ Hãy sử dụng họ và tên trên Căn cước công dân của bạn. Ví dụ bạn tên Trần Thị Phương, hãy viết đầy đủ họ tên của mình thay vì Trần Phương, hãy Phương Trần. Đối với CV bằng tiếng Anh, bạn chỉ cần viết đầy đủ họ tên không dấu, không cần thiết phải đảo ngược.

+ Hãy sử dụng email nghiêm túc. Bạn cần tránh các email như [email protected] hay [email protected],… Những địa chỉ mail như vậy chắc chắn sẽ khiến nhà tuyển dụng không hài lòng đâu bạn  nhé!

+ Hãy cung cấp địa chỉ thường trú. Nếu bạn không muốn ghi đầy đủ số nhà, hãy ghi tên đường, quận, thành phố. Không nhà tuyển dụng nào muốn ứng viên ở xa công ty tới 20 – 30km.

Bước 2: Chắt lọc thông tin

Bước 2: Chắt lọc thông tin

– Mục tiêu nghề nghiệp

Bạn nên nêu ngắn gọn định hướng và mong muốn sự nghiệp của bạn trong tương lai. Một số ví dụ bạn nên sử dụng như làm việc trong môi trường trẻ và năng động, học hỏi và trau dồi kinh nghiệm, sử dụng kinh nghiệm vốn có để cống hiến cho công ty, phấn đấu học hỏi và trau dồi để chinh phục vị trí cao hơn trong 2 – 3 năm tới, … Tuy nhiên, bạn nên tránh nêu ra những mục tiêu quá viển vông, điều này sẽ chỉ khiến nhà tuyển dụng nhìn nhận bạn là ứng viên không thực tế mà thôi.

– Trình độ học vấn

Bạn hãy tóm lược quá trình học và các bằng cấp mà bạn đạt được. Hãy sắp xếp theo thứ tự từ gần đến xa. Các thông tin nên nêu ra bao gồm: trường, chuyên ngành, thời gian học, loại bằng và các thành tích bạn đạt được (nếu có). 

Bạn có thể nêu ra những khóa học, chứng chỉ liên quan đến công việc mà bạn tham gia, điều này sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

– Kinh nghiệm làm việc

Đây là phần quan trọng giúp nhà tuyển dụng nhìn nhận xem bạn có kinh nghiệm và kỹ năng với công việc ứng tuyển hay không. Những thông tin bạn cần đưa vào bao gồm: tên công ty, vị trí của bạn, những nhiệm vụ bạn thực hiện và thành tựu đạt được (nếu có). 

Lưu ý, bạn chỉ nên ghi vào phần này công việc hoặc nhiệm vụ có liên quan tới vị trí bạn ứng tuyển. Nên ghi bằng câu ngắn gọn và sử dụng gạch đầu dòng bạn nhé!

3. Cách làm CV xin việc trên máy tính

Có ba cách thường được sử dụng nhất khi làm CV xin việc trên máy tính như sau:

3.1. Cách làm CV xin việc trên Word

Đây là công cụ phổ biến nhất và được nhiều ứng viên lựa chọn nhất hiện nay. Yếu tố quan trọng nhất khi làm CV xin việc trên Word đó chính là căn chỉnh sao cho đẹp mắt. Một số thao tác bạn nên thực hiện như sau:

– Lựa chọn khổ giấy: Khổ giấy thường được sử dụng trong viết CV là khổ A4. Bạn cần chọn Layout trên thanh công cụ, click vào Size để lựa chọn khổ giấy, Orientation để lựa chọn khung dọc hoặc ngang. CV thông thường sẽ sử dụng khung dọc.

Cách làm CV xin việc trên Word

Cách làm CV xin việc trên Word

– Lựa chọn khung CV: Bạn cần lựa chọn bố cục sắp xếp cho CV của mình. Bạn có thể dàn ngang thông tin, chia thông tin vào từng khung hoặc kết hợp cả hai sao cho hài hòa nhất.

– Lựa chọn font và cỡ chữ: Kích cỡ và font chữ giúp định hình CV của bạn. Tuỳ thuộc vào số lượng thông tin bạn cung cấp, hãy lựa chọn cho mình kích cỡ chữ phù hợp. Một CV thông thường nên được gói gọn trong 1 trang giấy.

Các kiểu chữ và cỡ chữ thường được sử dụng như: Arial 11, Time New Roman 12,… khoảng cách dòng thường đặt ở mức 1.2 – 1.5. 

Sau khi lựa chọn thông số phù hợp, bạn hãy tiến hành điền thông tin cụ thể vào CV của mình bạn nhé!

Hiện nay, Word đã cho phép lựa chọn mẫu CV có sẵn, bạn có thể lựa chọn mẫu CV phù hợp, thực hiện chỉnh sửa để có thể sở hữu một bản CV thật độc đáo bạn nhé!

3.2. Cách làm CV xin việc trên Powerpoint

Làm CV xin việc trên Powerpoint về cơ bản tương tự như với Word. Tuy nhiên, Powerpoint cho phép ứng viên sáng tạo hơn trong quá trình làm CV xin việc, từ đó có thể tạo ấn tượng tốt đối với nhà tuyển dụng.

Cách làm CV xin việc trên Powerpoint

Cách làm CV xin việc trên Powerpoint

Làm CV trên Powerpoint, bạn có thể lựa chọn sử dụng các màu sắc, căn chỉnh bố cục sao cho đẹp mắt. Việc tạo ra khung cho từng phần thông tin cũng trở nên đơn giản hơn. Bạn có thể sử dụng hình học, icon để sáng tạo CV cho mình. Tuy nhiên, việc lạm dụng có thể gây rối mắt, vì thế hãy thực hiện một cách khoa học.

3.3. Cách làm CV xin việc trên Excel

Đây là phương pháp ít được lựa chọn nhất khi làm CV xin việc. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn thử thực hiện việc làm CV xin việc trên Excel, hãy lưu ý một số yếu tố sau:

– Thiết kế bảng biểu: Đặc trưng của Excel là trình bày thông tin theo cột và dòng. Vì thế CV của bạn cần được thiết kế ở dạng bảng biểu.

Cách làm CV xin việc trên Excel

Cách làm CV xin việc trên Excel

– Bố trí thông tin: Bạn cần lựa chọn thông tin vào từng ô sao cho phù hợp. Tránh tình trạng ô quá nhiều thông tin gây xô lệch bố cục, mất mỹ quan chung.

– Lựa chọn phông chữ: Hãy lựa chọn phông chữ và kích cỡ dễ nhìn, dễ đọc. Bạn nên kết hợp sử dụng in đậm, in nghiêng, gạch chân cho tên đề mục để có thể làm nổi bật thông tin.

Tìm hiểu thêm: Những mẹo thiết kế CV bằng photoshop

Sau khi hoàn thành CV xin việc trên máy tính, bạn nên kiểm tra thật kỹ CV của mình để tránh bỏ sót, trùng lặp hay mắc các lỗi chính tả. Bạn càng cẩn thận bao nhiêu, cơ hội dành cho bạn càng cao bấy nhiêu. Bạn nên lưu CV ở file PDF để tránh tình trạng xô lệch bố cục, lỗi phông, mất thông tin,… bạn nhé!

Với bài viết trên đây, viecmarketing24.com hy vọng có thể giúp bạn nắm được cách làm CV xin việc trên máy tính với ba phương pháp đơn giản và thông dụng nhất. Chúc bạn thành công trong việc tìm kiếm công việc mình mong muốn!

5/5 (2 bình chọn)