Hướng dẫn cách cầm máu khi bị đứt tay sâu

Đứt tay là một trong các tổn thương mà bạn thường xuyên gặp phải. Và nếu đối với những vết cắt sâu hơn, trúng vào mao mạch có thể sẽ gây mất nhiều máu. Vì vậy mà bạn nên biết một số cách cầm máu khi bị đứt tay sâu để có thể giải quyết khi gặp phải những tình huống như thế.

Nếu không may bạn bị đứt tay, các mạch máu bị tổn thương và sẽ chảy máu. Đối với những vết thương nhẹ, nông thì ta có thể dễ dàng cầm máu. Tuy nhiên đối với những vết cắt sâu thì bạn cần phải biết cách cầm máu chuẩn mới có thể khiến cho vết thương ngừng chảy máu. Chúng tôi muốn chia sẻ đến cho các bạn một số cách cầm máu khi bị đứt tay sâu giúp cho bạn có thể xử lý khi rơi vào những tình huống này.

Vì sao cần biết cách cầm máu khi bị đứt tay sâu

Khi bị những vết thương, đứt tay mà bạn không biết cách cầm máu sẽ dẫn đến một số tình trạng nhiễm trùng, máu chảy không ngừng ( do cắt trúng động mạch chủ),… Bạn cần phải trang bị cho bản thân một số kiến thức để có thể xử lý những vết thương này vì nó có thể khiến bạn gặp nguy hiểm khi bị nhiễm trùng hoặc mất máu quá nhiều.
 

Vì sao cần biết cách cầm máu khi bị đứt tay sâu
Vì sao cần biết cách cầm máu khi bị đứt tay sâu

> > Xem thêm: Phương pháp khử mùi hôi nhà hàng hiệu quả

Đối với những vết cắt nhỏ, nhẹ thì bạn có thể dễ dàng cầm máu và tẩy sạch vết thương bằng nước sạch, dung dịch sát khuẩn. Sau khi rửa vết thương bạn có thể cầm máu bằng cách băng vết thương bằng băng gạc hoặc băng dán cá nhân để tránh nhiễm trùng. Đặc biệt nếu vết cắt nhỏ mà trúng động mạch sẽ gây ra hiện tượng máu chảy liên tục không ngừng. Khi gặp trường hợp này bạn cần phải thực hiện cách cầm máu đơn giản rồi đến bệnh viện để kiểm tra vì tình trạng máu chảy không ngừng sẽ rất nguy hiểm.

Cách cầm máu khi bị đứt tay sâu

Khi xử lý vết thương bị đứt sâu và lớn thì các bạn cần chú ý xem vệt máu chảy như thế nào, có phun thành tia nhỏ từ vết thương hay không. Nếu có xuất hiện tình trạng máu phun thành tia nhỏ thì chứng tỏ đã cắt trúng vào động mạch. Lúc này tình trạng rất nguy hiểm và bạn cần phải nhanh chóng tìm cách cầm máu và gọi xe cứu thương.
 

Cách cầm máu khi bị đứt tay sâu trúng động mạch
Cách cầm máu khi bị đứt tay sâu trúng động mạch

Cách cầm máu khi bị đứt tay sâu trúng động mạch: Trường hợp này bạn cần phải nhanh chóng dùng khăn sạch giữ chặt vết thương của nạn nhân để tránh tình trạng xuất huyết quá nhiều. Bạn cần nâng tay, vết thương cao qua tim, điều này sẽ giúp cho tình trạng lưu thông máu đến tay chậm hơn và hạn chế máu chảy. Ép chặt vết thương với khăn sạch, khi khăn đã bị thấm ướt bởi máu thì bạn không được buông tay ra mà phải đè thêm một lớp khăn mới lên để tránh nhiễm trùng vết thương. 

Cách cầm máu khi bị đứt tay sâu không trúng động mạch: Đối với những vết thương sâu mà không trúng động mạch thì có rất nhiều cách để bạn có thể tự cầm máu tại nhà.

– Sử dụng đá lạnh: dùng đá lạnh có thể giúp nhanh chóng cầm máu khi bị đứt tay. Đá lạnh sẽ làm các mao mạch gần vết thương khép kín lại. Giúp đông máu ở khu vực vết thương nhanh hơn.

– Sử dụng muối để cầm máu: cách cầm máu khi bị đứt tay sâu này cũng rất hiệu quả vì có thể vừa cầm máu và sát khuẩn rất tốt. Tuy nhiên thì phương pháp cầm máu khi bị đứt tay sâu này sẽ rất xót và rất ít người sử dụng cách thức cầm máu như thế này.
 

Cách cầm máu khi bị đứt tay sâu bằng băng dán cá nhân
Cách cầm máu khi bị đứt tay sâu bằng băng dán cá nhân

> > Xem thêm: Phương pháp khử mùi hôi quanh nhà hiệu quả

– Cầm máu bằng thuốc mỡ: Thuốc mỡ có hiệu quả cầm máu và sát khuẩn rất tốt. Và đặc biệt hơn là khi sử dụng cách này để cầm máu thì không gây xót và cảm giác khá là dịu hơn so với dùng muối để cầm máu.

– Sử dụng giấm trắng để cầm máu: Giấm trắng giúp cầm máu hiệu quả nhanh chóng. Giúp đông máu nhanh hơn, co và đóng các mao mạch máu ở nơi bị thương. Để sử dụng cách cầm máu này thì bạn nên đổ giấm vào miếng bông băng sau đó đắp trực tiếp lên vết thương.

– Sử dụng bột nghệ để cầm máu: Các thành phần trong nghệ có tác dụng sát khuẩn và làm đông các mao mạch nhanh chóng. Bạn có thể dùng bột nghệ đắp trực tiếp lên vết thương sau đó băng lại để vết thương nhanh chóng được cầm máu. 

Sau khi cầm máu được ổn thỏa thì bạn nên sử dụng một số loại thực phẩm để có thể nhanh chóng hồi phục vết thương và không để lại vết sẹo trên tay. Một số thực phẩm được đông y khuyên sử dụng khi bị vết thương như: rau má, rau họ cải, rau cá diếp,… và không ăn hải sản hoặc thịt bò để vết thương không để lại sẹo. Tùy vào chế độ dinh dưỡng và mức độ chăm sóc vết thương của bạn hoặc tùy vào mức độ lớn, nhỏ, nặng, nhẹ của vết thương mà sẽ hồi phục nhanh hoặc chậm.
 

Cách cầm máu khi bị đứt tay sâu bằng muối
Cách cầm máu khi bị đứt tay sâu bằng muối

Trên đây là những thông tin và phương pháp cầm máu khi bị đứt tay sâu mà bạn nên biết để có thể dễ dàng xử lý khi gặp phải tình huống như thế này. Bạn hãy ghi nhớ các cách xử lý cho từng loại trường hợp vết thương nông, sâu hoặc có trúng động mạch hay không. Và các bạn hãy thật bình tĩnh để có thể đưa ra phương án giải quyết trong các trường hợp này nhé. 

Tags: bị đứt tay sâu phải làm sao, cách cầm máu khi bị đứt ngón tay sâu, bị dao lam cắt đứt tay, cách cầm máu khi bị đâm, vết đứt tay sâu, đứt tay máu chảy không ngừng, cách cầm máu bằng thuốc lá, cách cầm máu bằng bột ngọt