Hướng dẫn cách bốc bát hương về nhà mới để tránh mạo phạm
Từ khi làm lễ động thổ, khởi công đến các nghi lễ khác trong suốt quá trình xây nhà và nhập trạch, bốc bát hương được coi là nghi lễ cuối cùng và quan trọng nhất bởi bát hương có đẹp thì gia chủ mới có cuộc sống sung túc, ấm no. Vì vậy, nhằm giúp gia chủ tiến hành nghi thức bốc bát hương một cách suôn sẻ, Công ty sản xuất đá mỹ nghệ Ninh Vân Ninh Bình sẽ hướng dẫn chi tiết cách bốc bát hương về nhà mới chuẩn nhất ngay sau đây.
Tự bốc bát hương khi về nhà mới có phạm đại kị không?
Khi chuyển về nhà mới, bốc bát hương là một trong những nghi lễ cần làm đầu tiên của mỗi gia đình. Vì bát hương trong nhà là vật đại diện cho thần linh bảo vệ ngôi nhà cũng như đại diện cho tổ tiên, người thân đã khuất được thờ cúng, để con cháu tỏ lòng biết ơn và tưởng nhớ.
Trước đây, nhiều người cho rằng việc bốc bát hương về nhà mới là phải nhờ đến các thầy cúng nhưng với sự hướng dẫn bài bản và chi tiết được tổng hợp từ kinh nghiệm phong thủy lâu đời dưới đây, gia chủ hoàn toàn có thể tự bốc bát hương tại nhà. Việc con cháu trong nhà tự bốc bát hương càng tăng thêm sinh khí và dương khí cho bát hương trên bàn thờ gia tiên.
Hướng dẫn cách tự bốc bát hương không phạm phong thủy
Trước khi tìm hiểu chi tiết các bước nghi lễ bốc bát hương về nhà mới, gia chủ cần nắm rõ những yêu cầu sau:
Người bốc bát hương nên là người trụ cột trong gia đình (ông, cha, con trai trưởng, người chồng).
Trước khi tiến hành bốc bát hương, người thực hiện cần tắm rửa sạch sẽ, trang phục nghiêm trang chỉnh tề.
Sau đây là quy trình bốc bát hương về nhà mới đầy đủ thứ tự các bước mà gia chủ có thể lưu lại để tiến hành nghi thức một cách thuận lợi nhất.
>>> Xem thêm: Những điều cấm kị khi đặt bàn thờ gia tiên
Chuẩn bị bát hương
Việc chuẩn bị bát hương là yếu tố không thể bỏ qua, thể hiện tấm lòng và sự cẩn trọng của gia chủ trong việc thờ cúng. Bát hương bằng sứ là loại được nhiều gia đình sử dụng nhất. Gia đình có điều kiện thì có thể chọn loại bát hương cao cấp, còn nếu gia đình có điều kiện kinh tế hạn hẹp thì có thể chọn loại bình dân. Ở không gian thờ cúng, gia chủ có thể đặt từ 1 đến 3 bộ bát hương.
Vệ sinh bát hương trước khi tiến hành bốc bát hương
Việc đảm bảo sự sạch sẽ của bát hương rất quan trọng trong phong thủy. Vì trên các loại bát hương khi mua về thường vướng bụi bẩn, tạp phẩm nên việc đầu tiên sau khi mua về là gia chủ dùng nước sạch để tiến hành rửa, kỳ cọ thật kỹ ở những ngõ ngách bên trong và bên ngoài bát hương, lau khô bằng khăn mới rồi tráng lại với rượu gừng. Điều này giúp bát hương được sạch thơm, được xem như là một cách tẩy uế, khử tà khí trước khi tiến hành cho tro trấu, cát trắng vào bát hương và thắp hương.
Chuẩn bị cốt bát hương
Cốt của bát hương thông thường sử dụng nguyên liệu tro nếp hương hoặc cát trắng tinh khiết (tránh sử dụng đất, đá) và một túi cốt gồm Thiết Vàng, Thiết Bạc, Thạch Anh, Ngọc, Mã Não, Xà Cừ, San hô đỏ là bộ Thất Bảo. Ngoài ra, gia chủ còn có thể sử dụng vàng, bạc thật hoặc tiền thật được gói cẩn thận vào giấy trang kim và đặt dưới đáy của bát hương.
Chuẩn bị tờ hiệu viết tên gia chủ, tên người được thờ, tổ tiên và ghi rõ địa chỉ nhà mới. Mỗi bát hương là 1 tờ hiệu tương ứng với tên người được thờ cúng và được đặt dưới đáy bát hương.
Thực hiện nghi thức khấn vái xin gia tiên
Nếu muốn bốc bát hương thì gia chủ cần phải khấn vái và nêu lý do bốc bát hương để xin gia tiên và các chư thần. Bên cạnh đó, gia chủ cần chuẩn bị chu toàn mâm cúng để thể hiện sự thành tâm đối với tổ tiên và vị thần. Trong quá trình khấn vái, gia chủ nên mặc trang phục, chỉnh tề, nghiêm trang và thành tâm cúng bái để cầu nguyện sức khỏe, tài lộc, bình yên cho gia đình.
Thực hiện bốc bát hương
Gia chủ sử dụng các loại giấy vàng mã đang được hóa và hơ ngọn lửa trên đôi rồng của bát hương. Gia chủ nên sử dụng hai ngón tay để che đôi mắt rồng, điều này sẽ tránh cho lửa trực tiếp hơ vào mắt rồng. Đối với phương pháp khai quan cho rồng giúp đuổi tà khí, không cho các âm hồn quấy phá ám vào trong bát hương.
Khi hơ xong, gia chủ cho gói thất bảo vào bát hương, cho tro rơm của bếp, bóp qua cùng ít nước gừng pha rượu để tro rơm được thanh tịnh. Cuối cùng là lấy vài chân hương tại bát hương cũ chuyển sang bát hương mới bốc xong, tiến hành khấn vái tạ ơn gia tiên cũng như thần linh đã cho phép thay bát hương.
Thực hiện mâm cúng cho lễ nhập trạch dọn vào nhà mới
Mâm cúng vào nhà mới được thực hiện để gia quyến có thể thông báo đến cho toàn bộ chư thần, vị khuất mặt khuất mày về sự xuất hiện, định cư của gia đình vào nơi cư ngụ mới. Vì thế, việc sắm lễ bốc bát hương về nhà mới đóng một vai trò rất quan trọng nên gia chủ cần chú ý thật kỹ.
Thủ tục bốc bát hương cho bàn thờ gia tiên
Gia chủ sử dụng giấy vàng để hóa cúng nhập trạch, hơ lửa xung quanh bát hương nhằm kích hoạt nguồn năng lượng bên trong bát hương, khai quang điểm nhãn cho đôi rồng trên bát hương. Gia chủ nên dùng tay để che đôi mắt rồng trên bát hương lại và hơ lửa xung quanh. Sau khi hơ xong, gia chủ lấy tờ giấy vàng thực hiện chà sát vào bên trong, bên ngoài bát hương. Cuối cùng là cho tro rơm nếp, thất bảo vào bát hương là hoàn thành.
Dâng bát hương lên bàn thờ gia tiên
Sau khi đã hoàn thành các thủ tục bốc bát hương, người đại diện cho gia đình hoặc dòng họ tiến hành đặt bát hương lên trên bàn thờ, cầu khẩn để xin phép Phật, các chư thần được thờ cúng tại gia, mời các cụ gia tiên được về nhà để thờ phụng. Sau khi đã sắp xếp các vật phẩm thờ cúng như di ảnh thờ, bài vị, tượng thờ thì gia chủ tiến hành thắp nén nhang đầu tiên với lòng thành kính.
Thủ tục bốc bát hương mới trên bàn thờ gia tiên
Nếu gia chủ muốn thay mới bát hương để trông khang trang hơn thì bốc bát hương gia tiên mới sẽ có một chút khác biệt. Gia chủ hãy theo dõi một số bước hướng dẫn bốc bát hương gia tiên mới dưới đây.
Lấy bát hương cũ xuống
Thay mới bát hương
Quy trình thay bát hương mới cũng giống như thay bát hương về nhà mới mà chúng tôi đã hướng dẫn phía trên. Vì thế, gia chủ chỉ cần thực hiện theo đúng các bước thì mọi việc sẽ ổn thỏa, đúng với các tục lệ văn hóa tâm linh của người Việt từ bao đời nay.
Tổng hợp các bài văn khấn khi làm lễ nhập trạch về nhà mới
Bài văn khấn Thổ địa, thần linh
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy Các ngài Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con là:……………………………………….
Hôm nay là ngày….. tháng…. năm…. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Trước bản tọa chư vị Tôn thần tín chủ con kính cẩn tấu trình:
Các vị Thần linh,
Thông minh chính trực,
Giữ ngôi tam thai
Nắm quyền tạo hoá
Thể đức hiếu sinh
Phù hộ dân lành
Bảo vệ sinh linh.
Nêu cao chính đạo.
Nay gia đình chúng con hoàn tất tân gia, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh Thần cho chúng con được nhập vào nhà mới tại:………………………………. và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần.
Chúng con xin phép chư vị Tôn thần cho rước vong linh Gia tiên chúng con về ở nơi này để thờ phụng. Chúng con cầu xin chư vị minh Thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào vạn sự như ý, vạn điều tốt lành.
Tín chủ lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng Tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho tín chủ con sức khoẻ dồi dào, an khang, thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Bài văn khấn Tổ tiên, người thân đã khuất
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Kính lạy Tiên nội ngoại họ………………………
Hôm nay là ngày……… tháng.:……. năm……….
Gia đình chúng con mới dọn đến đây là: (địa chỉ):…………..
Chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước bàn thờ Cụ nội ngoại gia tiên. Nhờ hồng phúc tổ tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới. Nhân chọn được ngày lành tháng tốt, thiết lập án thờ, kê giường nhóm lứa, kính lễ khánh hạ.
Cúi xin các cụ, ông bà cùng chư vị Hương linh nội ngoại họ……………….. thương xót con cháu, chứng giám lòng thành, giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, cháu con được bình an mạnh khoẻ.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Sau khi bốc xong nên giữ nguyên vị trí bát hương trên bàn thờ, không di chuyển. Trong ngày làm lễ nhập trạch, gia chủ cần cúng lễ Thổ địa, thần linh trước rồi khấn xin các vị thần linh cai quản đất cho phép tổ tiên, dòng họ nhà mình được về thờ cùng. Gia chủ nên thắp hương đủ 100 ngày, mỗi ngày cần thay nước mới, việc này giúp bát hương ấm và ngôi nhà mới xây có thêm sự ấm cúng cũng như thắp lên nguồn sinh khí tốt thu hút tài lộc về cho ngôi nhà.
>>> Xem thêm: Cách chọn mua bát hương bằng đá theo đúng phong thủy
Trên đây là một số thông tin cụ thể về nghi thức bốc bát hương để gia chủ tham khảo trước khi tiến hành. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp cho gia chủ có thêm những kiến thức hữu ích về vấn đề thờ cúng tâm linh. Người xưa có câu “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” nên gia chủ thực hiện thủ tục bốc bát hương bằng cái tâm của mình gửi đến cho các vị tổ tiên, thần linh thì sẽ có một cuộc sống yên ổn, đầm ấm trong ngôi nhà mới.