Hướng dẫn cách bày mâm ngũ quả ngày Tết chuẩn nhất

Nội dung bài viết

Bày mâm ngũ quả trên ban thờ là phong tục truyền thống của người Việt, và nó còn mang nhiều ý nghĩa. Hôm nay, Riokupon sẽ giới thiệu tới bạn đọc cách bày mâm ngũ quả ngày Tết chuẩn nhất, hợp phong thủy. Cùng tham khảo và lựa chọn ra mẫu phù hợp để bạn bài trí cho gia đình mình.

Mâm ngũ quả là gì?

Mâm ngũ quả bày ban thờ ngày Tết của người Việt có ít nhất 5 loại trái cây tương ứng với 5 mệnh trong phong thủy. Tùy theo từng vùng miền mà các loại quả và mỗi loại quả lại mang ý nghĩa khác nhau thông qua tên gọi, màu sắc.

>> Xem thêm: Tổng hợp thời gian – địa điểm bắn pháo hoa Tết 2023 trên cả nước

Ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày Tết

Mâm ngũ quả ngày Tết thường có 5 loại quả khác nhau 5 tượng trưng cho ngũ phúc lâm môn gồm:

– Phú – giàu có, nhiều của cải.

– Quý – phẩm chất sang trọng.

– Thọ – sống lâu trăm tuổi.

– Khang – thật nhiều sức khỏe.

– Ninh -có cuộc sống bình an.

Các loại quả thường được trưng trên mâm ngũ quả ngày Tết của người Việt cụ thể:

– Bưởi, dưa hấu: Căng tròn, đầy đặn hứa hẹn năm mới đủ đầy và may mắn.

– Quýt, quất, hồng: Màu đỏ cam rực rỡ, tượng trưng cho sự may mắn, thành đạt.

– Thanh long: có ý nghĩa rồng mây gặp hội.

– Trứng gà: vì có hình trái đào tiên nên có ý nghĩa là lộc trời ban xuống.

– Xoài: gần giống chữ “xài” của người miền Tây hay dùng, có nghĩa cầu mong cả năm dư dả tiền bạc.

– Dừa: gần giống chữ “vừa” tiếng miền Nam, có nghĩa không thiếu, vừa đủ.

– Sung: cầu cuộc sống sung túc, ấm no.

– Đu đủ: cầu sự no ấm, đầy đủ, phồn thịnh.

Ý nghĩa mâm ngũ quả của người miền Bắc

Mâm ngũ quả Tết của miền Bắc thường có các loại trái cây theo thuyết ngũ hành âm dương. Vì thế, những loại quả đó sẽ tương ứng với 5 màu: Kim (màu trắng), Mộc (màu xanh, Thủy (màu đen), Hỏa (màu đỏ) và Thổ (màu vàng).

Mâm ngũ quả miền Bắc đúng chuẩn phải có đầy đủ các loại: chuối xanh, bưởi, phật thủ, hồng, ớt, quất cảnh, sung, dứa,… với màu sắc rực rỡ nhưng phải hài hòa. 

– Chuối xanh tượng trưng cho sự sum vầy, đầm ấm.

– Bưởi tượng trưng cho sự giàu có, may mắn.

– Phật thủ có tác dụng lưu giữ ông bà tổ tiên lưu lại trong nhà lâu.

– Quất, hồng hay ớt đỏ biểu tượng cho sự may mắn và thành đạt.

– Quả dứa thể hiện mong ước năm mới an lành, nhiều sức khỏe và phúc lộc.

Ý nghĩa mâm ngũ quả của miền Trung

Mâm ngũ quả ngày Tết của miền Trung đơn giản, không quá cầu kì. Nó tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh của từng gia đình. Một số loại quả thường xuất hiện trong mâm ngũ quả của người miền Trung đó là: chuối, mãng cầu, thanh long,  dứa, sung, dưa hấu, cam/quýt…

Ý nghĩa mâm ngũ quả của miền Nam

Người Nam Bộ rất cầu kỳ trong việc bày trí mâm ngũ quả ngày Tết, vậy nên họ khi chọn lựa các loại hoa quả rất cẩn thận. Với mong muốn “cầu sung vừa đủ xài” cho năm mới đầy đủ, sung túc, những loại quả đó là mãng cầu, dừa, sung, xoài, đủ.

Đặc biệt, trong mâm ngũ quả Tết của miền Nam sẽ không thể thiếu một cặp dưa hấu tượng trưng cho sự lẽ nghĩa, trung thành, kiên định. 

Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết chuẩn nhất

Tiếp đến, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cách trình bày mâm ngũ quả ngày Tết chuẩn nhất để các bạn tham khảo:

Cách bày mâm ngũ quả miền Bắc

Nguyên liệu:

1 nải chuối xanh, bưởi /phật thủ), quất/quýt), ớt đỏ, dứa, thanh long, nho…

Cách thực hiện:

Bước 1: Rửa sạch các loại hoa quả sau đó để ráo hoặc dùng khăn sạch lau khô nước.

Bước 2: Chuẩn bị 1 khay tròn hoặc mâm bồng đã lau/rửa sạch sẽ, khô ráo.

Bước 3: Đặt nải chuối xanh ở trung tâm mâm bồng, sau đó xếp bưởi lên chính giữa. Tiếp đến góc bên trái đặt dứa, góc bên phải là thanh long, trên thanh long sẽ đặt nho. Quýt sẽ xếp rải 1 vòng trước mặt chuối, xếp ớt, hoa cúc xen kẽ các kẽ chuối để tôn lên vẻ nổi bật của tổng thể mâm ngũ quả.

Thành phẩm:

Cách bày mâm ngũ quả miền Trung

Nguyên liệu:

Dứa (xanh/chín), xoài, na/mãng cầu, sung, thanh long, xoài, đu đủ…

Cách thực hiện:

Bước 1: Rửa sạch các loại hoa quả sau đó để ráo hoặc dùng khăn sạch lau khô nước.

Bước 2: Chuẩn bị 1 khay tròn hoặc mâm bồng đã lau/rửa sạch sẽ, khô ráo.

Bước 3: Đặt quả dứa xanh ở sau trung tâm mâm bồng tiếp đến đặt đu đủ bên góa phải, xoài bên góc trái. Xếp 2 quả dứa chín chéo góc nhau phía trước, chen giữa đặt thanh long. Trên thanh long sẽ đặt na/mãng cầu. Trên đu đủ xếp nho và trên nho đặt sung.

Thành phẩm:

Cách bày mâm ngũ quả miền Nam

Nguyên liệu:

Mãng cầu, dừa, xoài, đu đủ, sung, nho…

Cách thực hiện:

Bước 1: Rửa sạch các loại hoa quả sau đó để ráo hoặc dùng khăn sạch lau khô nước.

Bước 2: Chuẩn bị 1 khay tròn hoặc mâm bồng đã lau/rửa sạch sẽ, khô ráo.

Bước 3: Mặt sau mâm đặt hai quả mãng cầu đầu đối diện nhau. Mặt trước xếp xen kẽ dừa, xoài, đu đủ. Trên cùng xếp sung phủ lên lớp quả bên dưới là hoàn thành

Thành phẩm:

Lưu ý: bạn có thể thêm các loại quả khác nhau sao cho nhìn vào đẹp mắt, cân đối, hài hòa.

Một số lưu ý cần tránh khi bày mâm ngũ quả Tết

Để có được mâm ngũ quả ngày Tết tươm tất, đủ đầy, bạn cần lưu ý những điểm dưới đây:

Cách chọn hoa quả bày mâm ngũ quả ngày Tết

Khi chọn trái cây để bày mâm ngũ quả Tết, bạn nên chọn những quả tươi, chín vừa tới. Nên chọn quả chắc tay, không trầy xước, còn cuống không héo, rụng cuống.

Những điều cần tránh khi xếp mâm ngũ quả  

Khi trưng bày mâm ngũ quả, bạn nên lưu ý một số điều sau:

–  Cần chuẩn bị mâm ngũ quả trước ngày 30 Tết.

– Không sử dụng trái cây giả bày mâm ngũ quả.

– Người miền Nam thường không bày mâm ngũ quả ngày Tết bằng những loại quả chuối, táo, lê…

– Không chọn những quả chín quá vì rất dễ hỏng – điềm không may trong năm mới.

Cách trình bày mâm ngũ quả ngày Tết đã được chúng tôi trình bày chi tiết ở trên. Qua bài viết này, chúc các bạn chọn và bày mâm ngũ quả trên ban thờ đẹp và bắt mắt. Để biết thêm nhiều thông tin ý nghĩa, mới nhất, các bạn hãy thường xuyên truy cập Riokupon mỗi ngày nhé.

Jane Phạm