Hướng dẫn cách bày biện mâm ngũ quả ngày Tết đẹp mắt

 Mân ngũ quả được coi như một món quà để con cháu bày tỏ lòng biết ơn, tưởng nhớ những đấng sinh thành, tổ tiên và nguồn cội của mình. Đó cũng là lý do tại sao chúng phải được bày biện một cách trang trọng cũng như đẹp mắt nhất. Hôm nay, cùng đi tìm cách cách bày biện mâm ngũ quả ngày Tết đẹp mắt nhất nhé!

Ý nghĩa của mâm ngũ quả trong trong ngày Tết

Dâng lên bàn thờ tổ tiên mâm ngũ quả vào ngày Tết là một trong những truyền thống lâu đời và cũng là một đặc trưng của dịp Tết nguyên đán của người Việt.được coi như một món quà để con cháubày tỏ lòng biết ơn, tưởng nhớ những đấng sinh thành, tổ tiên và nguồn cội của mình. Đó cũng là lý do tại sao chúng phải được bày biện một cách trang trọng cũng như đẹp mắt nhất. Hôm nay, cùngđi tìm cách cách bày biện mâm ngũ quả ngày Tết đẹp mắt nhất nhé!

Đúng như tên gọi, mâm ngũ quả là mâm trái cây với 5 loại quả khác nhau được bày biện đẹp mắt và dâng lên ban thờ tổ tiên vào dịp Tết Nguyên đán. Mỗi loại quả bày trên mâm ngũ quả đều có một ý nghĩa riêng, một màu sắc riêng và được sắp xếp, bày biện một cách đẹp mắt. Bên cạnh những ý nghĩa tâm linh, mâm ngũ quả còn mang ý nghĩa trang trí cho không gian bàn thờ cúng hay phòng khách vào những ngày đầu xuân năm mới.
 

mam-ngu-qua

Theo yếu tố phong thủy, mâm ngũ quả tượng trưng cho “ngũ hành” tức là 5 nguyên tố: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Điều này ảnh hưởng từ việc từ xưa, yếu tố ngũ hành đã gắn liền với đời sống của người phương Đông trong đó có người Việt. Cũng vì vậy mà yếu tố ngũ hành này hiện hữu trong nhiều khía cạnh khác nhau, điển hình như mâm ngũ quả ngày Tết với 5 loại quả có 5 màu khác nhau. Ngũ là 5 cũng tượng trưng cho sự sống. Theo quan niệm người xưa thì số lẻ tượng trưng cho sự phát triển, sinh sôi nảy nở. Chính vì thế mà mâm ngũ quả dâng lên gia tiên thể hiện mong muốn âm dương hòa hợp, phát triển mạnh mẽ bền vững.

Các loại quả trong mâm ngũ quả ngày Tết

2.1 Ý nghĩa của các loại quả trong mâm ngũ quả

Mỗi loại quả đều mang những ý nghĩa vô cùng đặc biệt và tượng trưng cho một yếu tố nào đó chứ không hề được lựa chọn một cách ngẫu nhiên. Đơn cử như từ màu sắc của mâm ngũ quả cũng theo 5 màu của ngũ hành. Màu trắng (Kim). màu đỏ (hỏa), xanh (mộc), đen (thủy), màu vàng (thổ). Không những thế, “ngũ” còn mang ý nghĩa là những ước nguyện của gia chủ về cuộc sống sung túc, đủ đầy hơn trong năm mới ” ngũ phúc lâm môn” : Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh.

2.2 Các loại quả trong mâm ngũ quả ngày Tết

Mỗi loại quả mang một ý nghĩa riêng biệt. Các loại quả thường dùng để bày trí mâm ngũ quả gồm có:

  • Quả lựu: tượng trưng cho con đàn cháu đống.
  • Chuối: mang ý nghĩa sum vầy, con cháu đùm bọc lẫn nhau và đầm ấm, hạnh phúc. 
  • Phật thủ: giống như bàn tay của Phật Tổ để che chở, bảo vệ cho gia đình.
  • Lê, đào, cam, quyết, hồng: tượng trưng cho sự thăng tiến, thành đạt.
  • Táo: thể hiện sự phú quý, giàu sang.
  • Dưa hấu: mang màu đỏ và căng tròn, mọng nước tượng trưng cho sự may mắn.
  • Thanh long: thể hiện sự phát tài, phát lộc.
  • Đu đủ: mang ý nghĩa thịnh vượng, sung túc.
  • Bưởi: an khang, thịnh vượng.
  • Dừa: thể hiện sự viên mãn.
  • Quất: sung túc, lộc lá.
  • Quả trứng gà/ lêkima: có nghĩa là lộc trời cho.
  • Xoài: theo cách đọc tên theo kiểu gần âm là “sài”. Thể hiện mong muốn tiêu xài dư giả hơn.
  • Sung: ngay cái tên đã nói lên sức khỏe, sung mãn và tiền bạc.

mam-ngu-qua

Cách bày mâm ngũ quả đẹp mắt

Mâm ngũ quả của người miền Bắc

Ở miền Bắc, hầu hết mọi người đều bày biện mâm ngũ quả đúng theo thuyết Ngũ hành. Do đó, mâm ngũ quả cũng thường phối đúng và đủ theo 5 màu: kim – trắng, mộc – xanh, thủy – đen, hỏa – đỏ, thổ – vàng. Trong một mâm quả, miền Bắc sẽ ưu tiên nải chuối xanh ở dưới cùng. Nải chuối xanh thể hiện như một bàn tay đang nâng đỡ và bao bọc mọi thứ. Quả bưởi hay quả phật thủ sẽ được tại đây đặt vào ngay chính giữa nải chuối. Các loại quả khác như ớt, quất/ cam, nho sẽ được bày biện xung quanh sao cho đẹp mắt và hài hòa.
 

mam-ngu-qua

Mâm ngũ quả của người miền Trung

Dịp Tết Nguyên đán ở miền Trung thường có khá ít hoa quả nên người dân cũng không quá câu nệ hình thức. Mọi người chủ yếu có gì cúng nấy, với họ quan trọng nhất là mâm ngũ quả thể hiện tấm lòng thành tâm  để dâng cúng lên tổ tiên, bày tỏ tấm lòng thành kính nhất. Chính vì vậy, mâm ngũ quả ngày Tết của mỗi nhà lại khác nhau và các loại quả thường thấy nhiều là thanh long, chuối, dưa hấu, mãng cầu, dứa…
 

mam-ngu-qua

Mâm ngũ quả của người miền Nam

Người dân miền Nam có quan niệm bày mâm ngũ quả là “cầu sung vừa đủ xài”. Do đó, trong mâm ngũ quả ngày Tết miền Nam thường tương ứng với 5 loại quả: mãng cầu, sung, dừa, đu đủ và xoài. Ngoài ra, còn có thêm quả thơm (dứa) với mong muốn là con đàn cháu đống đầy nhà hay một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng để cầu xin sự may mắn. Trong khi, mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Bắc có thể thờ chuối, lê…thì người miền Nam lại rất kỵ một số loại quả có phát âm mang tên gọi với ý nghĩa không tốt như chuối gần với từ chúi nhủi, làm ăn không phất lên được, cam, quýt với ý nghĩa cam làm quýt chịu, lê gần với lê lết, đổ bể, thất bại.
 

mam-ngu-qua

Xem thêm: Những món ăn truyền thống trong mâm cơm ngày Tết miền Bắc