Hướng dẫn Phân Tích Điểm Hòa Vốn Trong Kinh Doanh

Phân tích điểm hòa vốn là gì?

Phân tích điểm hòa vốn (break-even analysis) là phương pháp phân tích để xác định sản lượng hòa vốn, tức là sản lượng đem lại tổng doanh thu vừa đủ để bù đắp tổng chi phí. Chi phí sản xuất của một hàng hóa, thành phẩm có thể tách ra thành những bộ phận cấu thành như chi phí cố định, chi phí biến đổi. Theo quan điểm kế toán, sản lượng hòa vốn là mức sản lượng bán ra đảm bảo bù đắp cả chi phí cố định và biến đổi tại một mức giá nào đó. 

Khái niệm: có nhiều khái niệm khác nhau về điểm hòa vốn, tùy theo từng các tiếp cận:

  • Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó tổng doanh thu vừa đủ bù đắp tổng chi phí (Tổng doanh thu = Tổng chi phí)
  • Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó tổng lợi nhuận góp của doanh nghiệp tạo ra vừa đủ bù đắp tổng định phí (Tổng lợi nhuận góp = Tổng định phí).
  • Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh nghiệp không lãi và không lỗ (Lợi nhuận bằng 0).

Theo bất cứ khái niệm nào thì điểm hóa vốn cũng là một “ngưỡng” quan trọng của các nhà quản trị kể từ khi tiến hành sản xuất. Khi doanh nghiệp qua khỏi “ngưỡng” đó nhà quản trị tự tin trong các quyết định kinh doanh để mau chóng tìm kiếm lợi nhuận trên thương trường.

Điểm hòa vốn được xác định theo 3 tiêu chí:

  • Sản lượng sản phẩm hòa vốn
  • Doanh thu tiêu thụ tại điểm hòa vốn
  • Thời gian đạt điểm hòa bốn

CHI PHÍ CỐ ĐỊNH

Chi phí cố định là chi phí không đổi bất kể cấp hoạt động, ít nhất là trong phạm vi hoạt động nhất định chi phí không đổi dù thay đổi về sản lượng sản xuất hoặc doanh số.

Ví dụ chi phí cố định như tiền thuê nhà, chi phí khấu hao thiết bị chi phí lương quản lý và bảo hiểm …

Đây là chi phí cố định vì cho dù có sản xuất và bán bao nhiêu sản phẩm trong tháng tiền thuê nhà hàng tháng vẫn bằng nhau, chi phí khấu hao dựa trên phương pháp khấu hao nên giá trị khấu hao không thay đổi.

CHI PHÍ BIẾN ĐỔI ( Biến phí )

Chi phí biến đổi thay đổi tỷ lệ thuận với thay đổi ở một số cấp độ hoạt động cụ thể, chẳng hạn như khối lượng sản xuất hoặc doanh số.

Một ví dụ về chi phí biến đổi là chi phí nguyên liệu, chẳng hạn nguyên vật liệu gỗ sản xuất 1 bàn làm việc, thay đổi tỷ lệ thuận với số lượng đơn vị sản xuất. hay chi phí nhân công trực tiếp làm ra sản phẩm sẽ thay đổi dựa vào số lượng sản phẩm hoàn thành.

Hoa hồng bán hàng, thay đổi tỷ lệ thuận với khối lượng bán hàng, cũng là một ví dụ về chi phí biến đổi.

Một cách khác để hiểu về Biến phí đó là chi phí cho mỗi sản phẩm. biến phí của 1 đơn vị sản phẩm, càng nhiều sản phẩm được bán ra thì tổng chi phí biến đổi càng cao

CÔNG THỨC PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN

Để tính toán được điểm hòa vốn trong phân tích này, bạn cần một số dữ liệu nhất định, cụ thể là tổng chi phí cố định, giá bán sản phẩm và chi phí biến đổi cho mỗi sản phẩm. Điểm hòa vốn được xác định là thời điểm khi chi phí cố định được thu hồi. Nó chỉ xảy ra khi ta có cái gọi là lãi trên Số dư đảm phí , đó là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí biến đổi. Khi lấy chi phí cố định chia cho lãi trên số dư đảm phí bạn sẽ có điểm hòa vốn

Công thức điểm hòa vốn – sản lượng hòa vốn

Điểm hòa vốn = chi phí cố định / (giá bán – chi phí biến đổi)

VÍ DỤ PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN

Ví dụ sản xuất quần Jean cần 1.3 mét vải Jean và các nguyên phụ liệu khác như chỉ, vải lót, nhãn, … và các chi phí và giá bán như sau:

Giá bán dự kiến: 250.000 VND

Chi phí biến đổi : 130.000 VND

Tổng chi phí cố định theo kỳ sản xuất là: 1.020.000.000 VND

Trong đó chi phí biến đổi bao gồm chi phí nguyên vật liệu, nhân công trực tiếp và một số lại chi phí khác ảnh hưởng.

CÁCH XÁC ĐỊNH ĐIỂM HÒA VỐN TRONG KINH DOANH DỊCH VỤ

Trước tiên bạn cần có chính xác 3 số liệu gồm:

  • Định phí,
  • Biến phí,
  • Lợi nhuận trên 1 đơn vị sản phẩm hay dịch vụ.

1. Định phí hàng tháng: Là các chi phí cố định hàng tháng dù bạn có bán được sản phẩm hay không bạn vẫn phải chi.

Ví dụ như: Thuê mặt bằng, lương nhân viên, điện nước, thuê kho bãi, thuê xe, dịch vụ bảo vệ, rác, PCCC, bảo kê …

2. Biến phí hàng tháng:

Là các khoảng chi phí biến đổi theo số lượng sản phẩm dịch vụ tiêu thụ trung bình hàng tháng. Có thể hiểu bao gồm: phí hủy hàng, khấu hao tài sản, khấu hao sản phẩm, khuyến mãi, hoa hồng cho bên thứ 3, marketing… Nói chung biến phí này bạn có thể chủ động thay đổi hàng tháng, ngược lại Định phí bạn không thể thay đổi. Bạn có thể gộp chung 2 cái này nếu biến phí hàng tháng của bạn duy trì ổn định. Chú ý là phần biến phí này không tính giá cốt sản phẩm vì tôi sẽ đưa nó vào mục số 3.

3. Lợi nhuận trên 1 dịch vụ = giá bán – giá gốc (chi phí sản phẩm DV) – hoa hồng nhân viên (nếu có)

Sau khi có 3 thông số này bạn chỉ cần làm theo công thức sau:

Điểm hòa vốn = (Định phí + Biến phí)/LN 1 dịch vụ

Ví dụ: 1 Spa thực hiện nhiều gói sản phẩm khác nhau, tỷ lệ bán ra các sản phẩm này cũng tương đương nhau.
1. Lợi nhuận trung bình là 500.000 đồng/gói dịch vụ (Giá cốt là 200k, giá bán 700k)
2. Định phí là 64.000.000
3. Biến phí 38.000.000
Vậy điểm hòa vốn = 64.000.000 + 38.000.000/500.000 = 204

Vậy mỗi tháng bạn phải bán ra được 204 gói dịch vụ. Trung bình 1 ngày bạn phải bán là 204/30 = 6,8 dịch vụ (làm tròn 7 gói DV). Bạn hãy làm phép tính lại thử xem đúng không nhé.

  • (1) Doanh thu 204 gói DV x 700.000 = 142.800.000 đồng
  • (2) Định phí: 64.000.000
  • (3) Biến phí: 38.000.000
  • (4) Giá gốc SPDV: 204 x 200.000 = 40.800.000
  • (5) Điểm hòa vốn = (1) – (2) – (3) – (4) = 142,8 tr – 64 tr – 38 tr – 40,8 tr = 0

Vậy cứ mổi ngày mà bạn kinh doanh không bán ra được 6,8 gói dịch vụ này xem như bạn ăn không ngon ngủ không yên rồi. Nếu biết cách tính này bạn có thể biết được khả năng lãi hay lỗ trong từng ngày chứ không nhất thiêt đến cuối tháng mới biết lời lỗ. Từ điều này bạn sẽ có kế hoạch thay đổi chiến lược tốt hơn.

Bạn có thể từ điểm hòa vốn này mà thiết lập mục tiêu lợi nhuận mong muốn hàng tháng là bao nhiêu. Ví dụ trường hợp trên bạn muốn 1 tháng lãi 50 triệu thì công thức như sau:

Số DV mục tiêu = (Định phí + Biến phí + 50 triệu)/500.000 = 304. Vậy mỗi tháng bạn phải bán ra 304 gói dịch vụ tương đương 1 ngày phải bán ra 10,1 gói. Nếu thấp hơn số này xem như không đạt chỉ tiêu, vượt số này xem như lãi vượt mong đợi

Sẽ có nhiều ngành kinh doanh khác nhau và tỷ lệ lợi nhuận hoa hồng khác nhau. Trên đây chỉ là 1 ví dụ cơ bản của 1 gói dịch vụ hay 1 sản phẩm cụ thể. Nếu có quá nhiều thì cứ tính mức trung bình lợi nhuận. Nếu bạn là cửa hàng tiện ích hay tạp hóa thì bạn có thể tính LN là tỷ lệ trung bình % trên sp.

ƯU ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP TÍNH ĐIỂM HÒA VỐN

Ưu điểm chính của Điểm hòa vốn là nó giải thích mối quan hệ giữa chi phí, sản lượng và doanh thu. 

Phân tích này có thể được mở rộng để cho thấy việc thay đổi mối quan hệ giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi, ví dụ như thay đổi giá sản phẩm hay doanh thu sẽ có tác động như thế nào đến mức lợi nhuận và điểm hòa vốn

Phân tích điểm hòa vốn đặc biệt hữu dụng khi nó được kết hợp với các kỹ thuật lập ngân sách từng phần

Lợi thế quan trọng nhất khi sử dụng phương pháp này là nó cho biết số vốn tối thiểu cần thiết cho mỗi hoạt động kinh tế để ngăn ngừa những tổn thất xảy ra .

Hơn nữa, dựa trên công thức điểm hòa vốn, bạn có thể dễ dàng tính toán thêm để có được cái nhìn sâu sắc hơn về khả năng sinh lợi của việc đầu tư

 Phương pháp lợi nhuận góp 1 đơn vị sản phẩm:

  • Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí
  • Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng biến phí – Tổng định phí
  • Lợi nhuận = Lợi nhuận góp – Tổng định phí
  • Ta có điểm hòa vốn tại đó lợi nhuận bằng 0

hay Lợi nhuận góp = Tổng định phí

Lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm x sản lượng = tổng đinh phí

Sản lượng hòa vốn = Tổng định phí/Lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm

Và:

  • Lợi nhuận góp = Tổng định phí

  • Tỷ lệ lợi nhuận góp x doanh thu = Tổng định phí

  • Doanh thu hòa vốn = Định phí / Tỷ lệ lợi nhuận góp

​Ví dụ: Doanh nghiệp A, chỉ sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm duy nhất X. Số liệu về thu nhập và chi phí trong tháng 10/N như sau:

  • Số lượng bán: 5.000 SP
  • Đơn giá: 30.000 đ
  • Biến phí: 20000 đ
  • Định phí: 45.000.000đ/tháng
  • Đơn vị tính: 1.000đ

Chỉ tiêu
Tổng số
1 Sản phẩm
Tỷ lệ %

1. Doanh thu
150.000
30
100

2. Biến phí
100.000
20
67

3. Lợi nhuận góp (1-2)
50.000
10
33

4. Định phí
45.000
 
 

5. Lợi nhuận (3-4)
5.000
 

 Lợi nhuận góp = 150.000 – 100.000 = 50.000 (nghđ)

Lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm = 30 – 20 = 10 (nghđ)

– Xác định điểm hòa vốn cho tháng 10/N

Sản lượng hòa vốn = Tổng định phí/Lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm = 45.000/10 = 4.500 sp

Doanh thu hòa vốn = 45.000 x 30 = 135.000 nghđ

Thời gian hòa vốn = (135.000/150.000) * 30 = 27 ngày

Như vậy,

Với mức sản lượng tiêu thụ là 4.500 sản phẩm và doanh thu tương ứng là 135.000 nghđ trong thời gian 27 ngày doanh nghiệp sẽ đạt điểm hòa vốn. Sau điểm hòa vốn này doanh nghiệp tiêu thụ thêm sản phầm sẽ có lãi.

Để doanh nghiệp đạt được lợi nhuận mong muốn là 15.000 nghđ thì phải sản xuất ở mức sản lượng và doanh thu là bao nhiêu?

  • Số lượng để đạt lợi nhuận mong muốn = (45.000 + 15.000)/10 = 6.000 sp
  • Doanh thu để đạt được lợi nhuận mong muốn = 6.000 x 30 = 180.000 nghđ
  • Như vậy, để đạt được lợi nhuận kế hoạch là 15.000 nghđ thì doanh nghiệp cần phải tiêu thụ mức sản lượng là 6.000 sản phẩm và doanh thu tương đương 180.000 nghđ

ĐÀO TẠO KINH DOANH & MARKETING TOÀN DIỆN – DIGITAL MARKETING DÀNH CHO DOANH NGHIỆP/ STARTUP/ GIÁM ĐỐC KINH DOANH

 












 

Bằng những nghiên cứu thực tế, sự quan sát và nhận định riêng, chương trình đào tạo CMO – Giám đốc Marketing chuyên nghiệp được xây dựng để cung cấp những kiến thức, kỹ năng, bộ công cụ hữu hiệu để những CMO có đầy đủ sự tự tin, bản lĩnh bứt phá trong kỷ nguyên 4.0.


Cách tính điểm hòa vốn trong kinh doanh thương mại,Cách tính điểm hòa vốn trong ngân hàng,Công thức tính điểm hòa vốn cho nhiều sản phẩm,Cách tính điểm hòa vốn trong kinh doanh khách sạn,Cách tính điểm hòa vốn quán cafe,Điểm hòa vốn tiếng Anh là gì,Bài toán tính sản lượng hòa vốn,Công thức tính điểm hòa vốn trong Excel, hướng dẫn cách tính điểm hòa vốn trong kinh doanh,

Bảng giá đào tạo khóa học GIÁM ĐỐC/ STARUP TỐC 1 Kèm 1:

Khóa Học  Thực Chiến 1 kèm 1

Cơ Bản 

Nâng Cao

Giám Đốc Kinh Doanh & Marketing Brand – Trade – Digital Marketing

35.0000.000

45.000.000

xem thêm: Đào Tạo Trưởng Phòng Marketing

* Điều ĐẶC BIỆT:  

1. Bạn được đào tạo 5 bước GIA TĂNG LỢI NHUẬN

2. Nắm vững 04 Đòn Bẩy Phát Triển Doanh Nghiệp Bền Vững

3. File công cụ quản lý giữa Marketing & Sale 

4. Sỡ Hữu Công Thức ĐỈNH CAO ” KHÁCH HÀNG BÁN HÀNG CHO BẠN”

 * Đào Tạo Digital Marketing Gia Tốc nhóm 5 người: 

* Thời gian học: 15 buổi

* Chi phí: 15tr/hv gói cơ Bản

* Chi phí: 20tr/hv  gói Nâng Cao