[Hướng Nghiệp] Ngành Công nghệ chế tạo máy ra làm gì? Học ở đâu?

Ngành Công nghệ chế tạo máy là một ngành đang làm mưa, làm gió đối với các bạn trẻ hiện nay bởi ngành này được đánh giá là một trong những ngành có nhu cầu nhân lực, mức lương vô cùng hấp dẫn. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu sâu hơn để hiểu rõ học ngành Công nghệ chế tạo máy ra làm gì cũng như những thông tin liên quan bạn nhé!

ngành công nghệ chế tạo máy

1. Ngành Công nghệ chế tạo máy là ngành gì?

Ngành Công Nghệ Chế Tạo Máy là ngành vận dụng các nguyên lý vật lý để tạo ra các loại máy móc và thiết bị hay các vật dụng hữu ích cho công tác thiết kế trong các lĩnh vực sản xuất máy móc, các phương tiện giao thông… phục phụ nhu cầu của con người hiện nay.  Ngành có vai trò quan trọng trong việc tham gia các hoạt động sản xuất thực tế, nơi các kỹ sư công nghệ chế tạo máy tham gia vào việc vận hành toàn bộ quy trình để chế tạo ra các sản phẩm (cơ khí) và tối ưu hóa quá trình sản xuất để có thể đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế nhất.

Ngành Công Nghệ Chế Tạo Máy Là Như Thế Nào

2. Học được những gì từ ngành công nghệ chế tạo máy?

Đây có lẽ là một ngành khá quen thuộc từ xưa cho đến nay nó luôn luôn gắn liền với tình hình phát triển kinh tế xã hội của chúng ta. Ngành Công Nghệ Chế Tạo Máy được thiết kế để đào tạo ra những kỹ sư Cơ Khí chế tạo chuyên nghiệp vậy chúng ta sẽ học về: 

Kỹ năng căn bản về cơ khí chế tạo: các kiến thức cơ sở được đào tạo qua các môn học như công nghệ chế tạo máy, vật liệu cơ khí, máy công cụ,… để phần nào hiểu rõ hơn được ngành học này.

Kỹ năng chế tạo và chi tiết máy: cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về các loại máy móc, các thiết bị phục vụ nền kinh tế xã hội.

Kỹ năng tổ chức: thực hiện lần lượt các quá trình từ khâu chuẩn bị đến gia công sản xuất chi tiết các máy móc.

Kỹ năng về vận hành: có thể điều hành máy móc, bảo dưỡng, bảo trì các thiết bị hoạt động tốt nhất. Ngoài ra sinh viên còn được trang bị những kỹ năng xử lý thông tin khai thác thông tin triệt để cũng như các kỹ năng mềm cần thiết đối với ngành học như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp.

3. Học ngành công nghệ chế tạo máy ở đâu?

Với nền công nghiệp phát triển như vũ bão hiện nay, Ngành Công Nghệ Chế Tạo Máy đang rất được ưa chuộng đã có rất nhiều cơ sở đạo tạo uy tín lĩnh vực này bạn có thể tham khảo một số trường sau đây:

3.1. Khu vực miền Bắc:

– Đại học Bách Khoa Hà Nội

Với học phí từ 20 – 40 triệu/năm tùy từng ngành.

Địa chỉ: số 1 Đại Cồ Việt – Hai Bà Trưng – Hà Nội Chương trình đào tạo Quốc Tế hợp tác giữa trường đại học Bách Khoa Hà nội và đại học Griffith, Úc. Sinh viên có thể lựa chọn học Cử nhân, Kỹ sư hoặc theo mô hình Cử nhân – Thạc sỹ. Sau khi tốt nghiệp đại học sinh viên sẽ được cấp bằng tốt nghiệp của Đại học Bách Khoa Hà Nội.

3.2. Khu vực miền Nam:

– Đại học sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long- Thành Phố Vĩnh Long

Với học phí nhóm ngành kỹ thuật là khoảng 4.5 triệu đồng/ học kỳ đầu.

Địa chỉ: 73 Nguyễn Huệ – Phường 2 – Thành Phố Vĩnh Long Chương trình đào tạo bám sát với thực hành đi cùng với đó là đội ngũ giảng viên từ thạc sỹ trở lên kết hợp cùng giáo trình chuẩn Quốc Tế luôn cập nhật mới, sinh viên sau khi ra trường sẽ có được một nền tảng kiến thức vững chắc.

3.3. Khu vực miền Trung:

– Đại học sư phạm kỹ thuật Vinh

Với mức học phí 16-20 triệu đồng/ năm tùy theo từng ngành.

Địa chỉ: Đường Nguyễn Viết Xuân – Phường Hưng Dũng – TP Vinh – Nghệ An Chương trình đào tạo 4 năm, phương pháp giảng dạy đều được xây dựng chi tiết và đồng bộ, chú trọng đến thực hành giúp gia tăng hiệu quả học tập giúp sinh viên vững vàng kiến thức hơn.

Các Cơ Sở Đào Tạo Tốt Ngành Công Nghệ Chế Tạo Máy

4. Học ngành Công nghệ chế tạo máy ra làm gì?

Xã hội ngày càng phát triển vì thế cơ hội việc làm cho Ngành Công Nghệ Chế Tạo Cơ Khí ngày càng được mở rộng. Khi bạn đã trải qua quá trình đào tạo tại trường lớp, các cơ quan xí nghiệp, nhà máy nắm được những kỹ năng cần thiết cũng như các kiến thức chuyên môn thì bạn có thể hướng tới các công việc như:

Kỹ sư thiết kế các loại máy, thiết bị sản xuất: công việc này đòi hỏi sự sáng tạo , thiết kế những sản phẩm, thiết bị phục vụ cho nhu cầu của mọi người điển hình là máy sản xuất bánh kẹo, máy thu hoạch trong nông nghiệp…

Lắp đặt các thiết bị máy móc trong các công trình, xí nghiệp: nhà máy sửa chữa ô tô, nhà máy thủy điện, các nhà máy sản xuất công nghệp và sản phẩm tiêu dùng.

Tham gia gia công sản phẩm: máy hàn, máy xay… làm việc tại các cơ sở sản xuất chế tạo máy.

Giảng viên: bạn cũng có thể đứng trên bục giảng truyền tải những kiến thức, kinh nghiệm truyền tải tới các bạn sinh viên để có thể đao tạo nguồn nhân lực dồi dại và chất lượng cho tương lai.

Thi công hoặc giám sát việc thi công: kiểm tra các bản thiết kế để hoàn tất các máy và theo dõi quá trình sản xuất làm báo cáo tiến độ cho khách hàng.

Hỗ trợ tư vấn khách hàng: khi có vấn đề về kỹ thuật có thể đưa ra những giải pháp hữu ích cho người dùng.

Quản lý, điều hành kiểm tra các thiết bị: được tham gia trực tiếp vào các công việc như sửa chữa sự cố, vận hành và có thể bảo trì máy móc Mỗi một ngành nghề đều có những đặc trưng riêng biệt, môi trường làm việc cũng rất linh động, đa dạng. Vì thế, hãy chọn cho bản thân một công việc phù hợp với khả năng của mình, một nghề mà bạn cảm thấy yêu thích muốn gắn liền với nó để từ đó có thể phát triển bản thân một cách toàn diện. Hãy nhớ rằng, ngành Công Nghệ Chế Tạo Máy này cơ hội việc làm vô cùng phong phú, khi bạn đã có đủ kiến thức, kỹ năng dù bạn đi bất cứ nơi đâu bạn cũng sẽ tìm được cho mình một công việc lý tưởng.

Học ngành Công nghệ chế tạo máy ra làm gì?

5. Mức lương của ngành công nghệ chế tạo máy ra sao? 

Ngành Công Nghệ Chế Tạo Máy hiện nay ngày càng được chú trọng và phát triển nhân lực cho ngành này vẫn chưa thể đáp ứng hết được nên có một mức lương khá hấp dẫn ngay từ khi mới ra trường. Nếu bạn hướng theo bên thiết kế thì mức lương cơ bản của bạn sẽ rơi vào khoảng 6 – 9 triệu đồng/ tháng môi trường làm việc ở lĩnh vực này thì vô cùng khỏe khắn, thoải mái, điều kiện cơ sở vật chất khang trang sạch sẽ. Còn bạn theo bên sản xuất thì mức lương của bạn chắc chắn nhỉnh hơn nó rơi vào khoảng 7 – 10 triệu/tháng nhưng môi trường làm việc ở đây có lẽ là sẽ không được ngồi máy lạnh và có thể với lĩnh vực này bạn phải làm theo ca. Những mức lương đưa ra là thế nhưng nếu bạn có kiến thức chuyên môn vững vàng cộng thêm với kỹ năng của chính mình thì có thể bạn sẽ có một mức lương lên tới 10 – 20 triệu đồng tùy năng lực và trình độ của mỗi người. Mức lươngcủa chúng ta luôn luôn phụ thuộc vào chính mỗi chúng ta hãy trau dồi kiến thức của mình ngày từ khi bắt đầu để có một hành trang vững vàng khi bước ra đường đời.

6. Những yếu tố cần thiết cho ngành công nghệ chế tạo máy

Không chỉ riêng Ngành công nghệ chế tạo máy này mà bất cứ ngành nghề nào cũng đều phải có một số yếu tố. Vậy dưới đây là một số yêu cầu để có thể theo đuổi ngành này bạn có thể tham khảo:

Tư duy sáng tạo và logic: khi bạn muốn trở thành một kỹ sư thiết kế thì bạn phải có sự sáng tạo đi kèm với trí thông minh để tạo ra được những sản phẩm độc đáo, mới mẻ mới có thể thu hút tới người dùng.

Yêu thích máy móc và công nghệ máy: bạn phải có nhiệt huyết với công việc, khi bạn hứng thú làm việc với nó thì mới có thể am hiểu vận hành sử dụng triệt để các công dụng của chúng từ đó tìm tòi để từ đó phát triển máy móc hơn nữa.

Có khả năng làm việc độc lập: đa phần các công việc trong ngành chế  tạo máy này sẽ làm theo dây chuyền, mỗi người sẽ đảm nhận một công việc chức năng khác nhau vì thế phải có khả năng đứng độc lập hoàn thành tốt vai trò của mình thì hệ thống sẽ không xảy ra lỗi.

Kết luận:

Ngành Công Nghệ Chế Tạo Máy hiện nay rất được ưa chuộng có lẽ do cơ hội việc làm đa dạng, phong phú người học có thể lựa chọn cho mình một công việc phù hợp với bản thân đi kèm đó là môi trường làm việc khỏe khoắn và năng động. Hy vọng với những thông tin ở trên thì bạn có thể lựa chọn cho mình một cơ sở đào tạo uy tín cũng như định hướng công việc tương lai cho bản thân mình.