Hướng Dẫn Cách Pha Nước Mắm Cơm Tấm Thơm Ngon Chuẩn Vị

Cơm tấm đã và đang là món ăn ưa thích của nhiều bạn trẻ Việt Nam. Thế nhưng để thưởng thức được món cơm tấm thơm ngon, chuẩn vị không phải điều dễ. Trong bài viết này, Cao đẳng nấu ăn Hà Nội sẽ hướng dẫn bạn cách pha nước mắm cơm tấm – chìa khóa quyết định hương vị cho món cơm tấm.

Cơm tấm đã và đang là món ăn ưa thích của nhiều bạn trẻ Việt Nam. Thế nhưng để thưởng thức được món cơm tấm thơm ngon, chuẩn vị không phải điều dễ. Trong bài viết này, Cao đẳng nấu ăn Hà Nội sẽ hướng dẫn bạn cách pha nước mắm cơm tấm – chìa khóa quyết định hương vị cho món cơm tấm.

Cơm Tấm Là Gì?

Cơm tấm là món ăn đặc trưng của người dân miền Nam. Đặc biệt là với những người con Sài Gòn.

Cơm tấm là loại cơm được nấu từ gạo tấm – loại gạo bị vỡ hạt. Đây là loại gạo thứ phẩm, vãi ra sau khi sàng nên thường được dùng để cho gà ăn. Hoặc cho những gia đình túng thiếu. Do đó, ban đầu cơm tấm chỉ được nấu cho những hộ gia đình không quá khá giả. Lúc ấy một đĩa cơm tấm chỉ có cơm, mỡ hành cùng bì trộn thính (da lợn cắt sợi được trộn cùng gạo rang xay nhuyễn). Đối với những gia đình khá giả hơn thì thường có thêm thịt lớn nướng.

Nhà văn Sơn Nam đã từng khắc họa cơm tấm như sau:  “Cơm tấm xưa là món ăn bình dân của dân lao động của miệt Nam kỳ lục tỉnh. Theo chân người dân thôn quê lên thị thành, cơm tấm dần được nâng cấp, song gạo nấu cơm vẫn là gạo tấm, loại hạt gạo bị bể đôi bể ba trong lúc xay giã. Gạo thơm dẻo thì tấm càng ngon cơm. Cũng như gạo, tấm được nấu bằng nồi hoặc bằng chõ, người nấu cho nước vừa đủ để gạo khô ráo, cho cảm giác tơi khi ăn.”

Theo sự sáng tạo của người dân, cơm tấm ngày càng được nâng cấp, sáng tạo thêm với những kỹ thuật chế biến món ăn phức tạp. Tuy nhiên, linh hồn của món ăn vẫn luôn được gìn giữ và phát huy. Đó chính là nước mắm cơm tấm. Các quán ăn, nhà hàng kinh doanh món cơm tấm luôn quan niệm nước mắm chính là chìa khóa giữ chân thực khách. 

Cơm Tấm Là Gì?

Do đó, trong bài viết này, trường dạy nấu ăn sẽ hướng dẫn bạn đọc 2 cách pha nước mắm cơm tấm thơm ngon, chuẩn vị. Thế nên, hãy đọc đến hết bài nhé!

Hướng Dẫn Cách Pha Nước Mắm Cơm Tấm

Cách 1: Cách Pha Nước Mắm Cơm Tấm Truyền Thống

Nguyên liệu cần chuẩn bị để pha nước mắm cơm tấm:

Để bắt tay học nấu ăn cách pha nước mắm cơm tấm truyền thống, bạn đọc cần chuẩn bị các loại nguyên liệu sau:

-Tỏi băm: 1 muỗng canh.

-Ớt băm: ½ muỗng canh.

-Đường: 6 muỗng canh.

-Nước mắm: 4 muỗng canh.

-Nước sôi: 2 muỗng canh.

-Chanh: 1/2 quả Tùy theo khẩu vị, bạn có thể quyết định sử dụng chanh hay không. Vì bạn có thể sử dụng đồ chua để thay thế cho chanh mà không làm giảm độ ngon của món cơm tấm.

Cách 1: Cách Pha Nước Mắm Cơm Tấm Truyền Thống

Cách pha nước mắm cơm tấm:

-Bước 1: Bạn cho tỏi băm, ớt băm vào bát. Thêm đường và thêm nước cốt chanh (nếu cần). Tiếp đó bỏ nước sôi vào vào khuấy cho mọi loại nguyên liệu hòa quyện vào nhau.

-Bước 2: Bạn cho nước mắm vào hỗn hợp ở trên. Sau đó, khuấy đều tay.

Vậy là đã hoàn thành bát nước mắm cơm tấm. Với cách pha này, dù sau 10 tiếng, tỏi, ớt vẫn luôn nổi và nước mắm vẫn giữ được màu sắc, hương vị.

Cách 2: Cách Pha Nước Mắm Cơm Tấm Thơm Ngon

Nguyên liệu cần chuẩn bị để pha nước mắm cơm tấm:

Nguyên liệu dạy nấu ăn mà bạn cần chuẩn bị bao gồm:

-Ớt: 20g.

-Tỏi băm: 20g.

-Đường: 150g.

-Nước dừa: 200ml.

-Nước mắm: 200ml.

Cách 2: Cách Pha Nước Mắm Cơm Tấm Thơm Ngon

Cách pha nước mắm cơm tấm:

-Bước 1: Bạn đọc bắc nồi lên bếp. Đổ 200ml nước dừa, 200ml nước mắm và 150g đường vào. Sau đó, đun nhỏ lửa trong vòng 30 phút để thu được hỗn hợp hơi sệt.

-Bước 2: Bạn đổ hỗn hợp vừa đun ra bát. Chờ cho nó nguội thì lần lượt bỏ tỏi băm và ớt vào.

Như vậy là một bát nước mắm cơm tấm thơm ngon, sóng sánh đã “ra lò” rồi đó. Việc tiếp theo ta cần làm là thưởng thức món cơm tấm thôi thôi.

Một Số Lưu Ý Khi Pha Nước Mắm Cơm Tấm

Để có thể pha được bát nước mắm cơm tấm thơm ngon, chuẩn vị, Trung cấp nấu ăn khuyên bạn cần chú ý 4 điều sau:

-Nếu bạn có sử dụng nước cốt chanh cho cách pha thứ nhất. Bạn cần cho nguyên liệu đúng theo thứ tự đã được đề cập. Vì chỉ khi bạn cho nước chanh vào trước nước sôi và nước mắm thì tỏi và ớt mới có thể nổi lên trên.

-Bạn nên tự băm tỏi và ớt thay vì sử dụng loại xay sẵn. Điều này sẽ giúp nước chấm đẹp và ngon hơn.

-Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như mùi, vị của món nước chấm, việc lựa chọn nước mắm nên được chú trọng. Hãy lựa chọn loại thương hiệu nước mắm nổi tiếng, có nguồn gốc xuất xứ và tem chất lượng.

-Nếu bạn đã pha xong nước mắm cơm tấm. Nhưng chưa hài lòng với mùi vị của nó. Bạn có thể thêm đường vào bát một cách trực tiếp. Tuy nhiên nếu bạn muốn cho thêm nước mắm hoặc nước cốt chanh thì bạn nên múc nước mắm đã pha ra một bát riêng. Để tránh làm chìm tỏi, ớt.

Việc pha một bát nước mắm cơm tấm thơm ngon, chuẩn vị thật ra không hề khó. Hy vọng với những thông tin ở trên, bạn đọc có thể tự pha nước chấm cho bản thân, gia đình và người thân.