Hướng Dẫn Cách Lập Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh
Nội dung bài viết được cố vấn chuyên môn bởi Th.S Lê Thị Ánh – CEO Trung tâm Lê Ánh -Giảng viên khóa học kế toán tổng hợp thực hành tại Kế Toán Lê Ánh.
Mỗi khi đến cuối kỳ hoặc cuối năm thì doanh nghiệp sẽ tiến hành lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để tổng hợp lại doanh thu và cũng như theo dõi, nhìn lại tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình.
Vậy báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là gì? Cách lập ra sao và mẫu excel như nào? Bài viết dưới đây, đội ngũ giảng viên khóa học kế toán tổng hợp thực hành tại Kế toán Lê Ánh sẽ hướng dẫn chi tiết các bạn cách lập báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo thông tư 200.
»» Xem thêm: Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Lập Bảng Cân Đối Kế Toán
1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là gì??
Khái niệm báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được hiểu đơn giản là một hoạt động dùng để tổng hợp, phản ánh tổng quát về tình hình, kết quả kinh doanh mà doanh nghiệp đạt được trong một kỳ hoạt động và phản ảnh chi tiết hoạt động kinh doanh chính cùng với các hoạt động phụ khác.
Lợi nhuận được coi là thước đo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố liên quan trực tiếp đến việc xác định lợi nhuận là doanh thu, chi phí và các khoản thu nhập khác.
Tham khảo chi tiết hơn bản chất báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là gì qua những chia sẻ của T.S Lê Ánh (CEO Kế toán Lê Ánh) qua video dưới đây
2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm?
Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cho biết trong kỳ doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả không. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm 3 phần đó là doanh thu, lợi nhuận và chi phí. Trong đó thì:
– Doanh thu được hiểu là các khoản tiền thu được từ việc tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm và dịch vụ.
– Chi phí tức là khoản tiền bỏ ra để phục vụ cho việc thu mua hàng hóa, dịch vụ, cho khâu quản lý, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ đó và khoản thuế TNDN phải đóng cho nhà nước.
– Lợi nhuận là khoản tiền doanh nghiệp kiếm được sau khi đã lấy doanh thu trừ đi chi phí.
»»» Tham khảo: Khóa Học Kế Toán Tổng Hợp Online – Tương Tác Trực Tiếp Cùng Giảng Viên Kế Toán Trưởng Trên 10 Năm Kinh Nghiệm
3. Căn cứ lập báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
– “Số năm nay” trên báo cáo họat động kinh doanh của năm trước để đưa vào “Số năm trước”
– Số liệu trên sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết trong năm dùng cho các tài khoản từ loại 5 đến loại 9.
Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
4. Nội dung của Báo cáo kết quả kinh doanh
Báo cáo kết quả kinh doanh theo quy định chế độ kế toán hiện hành là một báo cáo tài chính các đơn vị kế toán bắt buộc phải lập.
Khi tài sản của đơn vị tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh chúng sẽ vận động, quá trình vận động này hướng theo mục đích của nhà quản trị đơn vị đó là bảo toàn và phát triển vốn. Tuy nhiên sau một thời kỳ hoạt động để có được những biện pháp điều chỉnh hoạt động của đơn vị thì thông tin về kết quả hoạt động là rất cần thiết. Đáp ứng yêu cầu này trong công tác kế toán có báo cáo kết quả kinh doanh.
Báo cáo kết quả kinh doanh là hình thức biểu hiện của phương pháp tổng hợp cân đối nhằm phản ánh về kết quả hoạt động của một đơn vị sau một thời kỳ.
Báo cáo kết quả kinh doanh là hình thức biểu hiện của phương pháp tổng hợp cân đối kế toán nên cơ sở để lập nên báo cáo này cũng cần phải dựa vào tính cân đối vốn có của đối tượng kế toán, cụ thể áp dụng cho báo kết quả hoạt động kinh doanh là phương trình kế toán:
KẾT QUẢ (LÃI, LỖ) = DOANH THU (THU NHẬP) – CHI PHÍ
Từ phương trình trên cho thấy nội dung chính phản ánh của báo cáo này đó là cho biết các hoạt động của đơn vị cho kết quả cuối cùng như thế nào (lãi hay lỗ) sau một thời kỳ hoạt động.
Tham khảo: Khóa Học Phân Tích Báo Cáo Tài Chính – Kế Toán Lê Ánh
5. Nguồn số liệu lập Báo cáo kết quả kinh doanh
Các chỉ tiêu thể hiện trong Báo cáo kết quả kinh doanh là những chỉ tiêu thời kỳ, nó thể hiện kết quả đạt được của một đơn vị sau một thời gian hoạt động nhất định, vì vậy nguồn số liệu để lập nên các chỉ tiêu trong báo cáo này cũng phải có đặc tính tương tự.
Báo cáo kết quả kinh doanh là hình thức biểu hiện của phương pháp tổng hợp cân đối nên cũng sử dụng nguồn số liệu kế toán chung là các sổ kế toán, tuy nhiên trong hệ thống sổ kế toán thể hiện kết quả hoạt động của đơn vị chỉ có nhóm tài khoản doanh thu, thu nhập và chi phí.
Trong các tài khoản kế toán này kế toán sử dụng số phát sinh của các tài khoản để lập cho các chỉ tiêu tương ứng trong báo cáo. Cụ thể trong hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp số phát sinh các tài khoản loại 5 đến loại 8 sẽ được sử dụng để lập cho báo cáo kết quả kinh doanh.
6. Cách lập báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
– Cột (3) “Thuyết minh”: số liệu chi tiết của chỉ tiêu này trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm
– Cột (5) “Năm trước”: số liệu ghi ở cột 4 “năm nay” của từng chỉ tiêu tương ứng của báo cáo này năm trước hoặc theo số đã điều chỉnh trong trường hợp phát hiện ra sai sót trọng yếu của các năm trước có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong các năm trước phải điều chỉnh hồi tố
– Các chỉ tiêu ghi cột (4) “năm nay” :
Chỉ tiêu
Mã số
Cách xác định
Doanh thu bán hàng và cung câp dịch vụ
01
Tổng số phát sinh bên Có của Tài khoản 511
+ Các khoản giảm trừ doanh thu
02
Số phát sinh bên Nợ TK 511 đối ứng với bên Có TK 521, TK 333
+ Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
10
Số phát sinh bên Nợ của TK 511 đối ứng với bên Có của TK 911
hoặc Mã số 10 = Mã số 01 – mã số 02
+ Giá vốn bán hàng
11
Tổng số phát sinh bên có của TK 632 đối ứng với bên Nợ của TK 911
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
20
Mã số 20 = Mã số 10 – mã số 11
+ Doanh thu hoạt động tài chính
21
Tổng số phát sinh bên Nợ của TK 515 đối ứng với bên Có TK 911
Chi phí tài chính
22
Tổng số phát sinh bên Có TK 635 đối ứng với bên Nợ TK 911
Chi phí lãi vay
23
Căn cứ vào sổ kế toán chi tiết TK 635, phần chi phí lãi vay trong kỳ
Chi phí quản lý kinh doanh
24
Tổng số phát sinh bên Có TK 642 đối ứng với bên Nợ của TK 911
+ Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
30
Mã số 30 = 20 + (21 – 22) – (24 + 25)
Nếu kết quả lỗ thì ghi trong ngoặc đơn (…)
+ Thu nhập khác
31
Tổng số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 711 đối ứng với bên Có của TK 911
+ Chi phí khác
32
Tổng số phát sinh bên Có của TK 811 đối ứng với bên Nợ của TK 911
+ Lợi nhuận khác
40
MS40 = MS 31 – MS 32
+ Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
50
Mã số 50 = mã số 30 + mã số 40
+ Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
51
Tổng số phát sinh bên Có TK 8211 đối ứng với bên Nợ Tk 911
hoặc Tổng số phát sinh bên Nợ TK 8211 đối ứng với bên Có TK 911
+ Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
52
Tổng số phát sinh bên Có TK 8212 đối ứng với bên Nợ Tk 911
hoặc Tổng số phát sinh bên Nợ TK 8212 đối ứng với bên Có TK 911
+ Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
60
Mã số 60 = mã số 50 – Mã số 51 – Mã số 52
Lãi cơ bản trên cổ phiếu
70
Lãi suy giảm trên cổ phiếu
71
7. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02 – DNN)
Kế toán Lê Ánh xin giới thiệu Mẫu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26 tháng 08 năm 2016 của Bộ Tài Chính
Đơn vị báo cáo: …………………
Địa chỉ: ……………………………
Mẫu số B02 – DNN
(Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính)
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm…
Đơn vị tính: ………….
CHỈ TIÊU
Mã số
Thuyết minh
Năm nay
Năm trước
1
2
3
4
5
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
01
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
02
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10= 01-02)
10
4. Giá vốn hàng bán
11
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-11)
20
6. Doanh thu hoạt động tài chính
21
7. Chi phí tài chính
22
– Trong đó: Chi phí lãi vay
23
8. Chi phí quản lý kinh doanh
24
9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
(30 = 20 + 21 – 22 – 24)
30
10. Thu nhập khác
31
11. Chi phí khác
32
12. Lợi nhuận khác (40 = 31 – 32)
40
13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40)
50
14. Chi phí thuế TNDN
51
15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
(60=50 – 51)
60
Lập, ngày … tháng … năm …
NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, họ tên)
KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký, họ tên)
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Ghi chú:
– TK tiền mặt(111): Có biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt, đối chiếu với sổ cái TK 111, có đầy đử phiếu thu, chi và các hồ sơ, giấy tờ có liên quan.
– Tk tiền gửi ngân hàng(112): Đối chiếu với số phụ thu ngân hàng, cẫn có đầy đủ giấy báo có, báo nợ, chứng từ UNC và các chứng từ thu của ngân hàng.
– Tk 131, 331: Kiểm ttra các khoản phải thu, phải trả, đối chiếu và lập biên bản đối chiếu công nợ tại thời điểm 31/12 các năm. Lập biên bản gia hạn công nợ nếu có.
– TK 1331, 3331: Kiểm tra đối chiếu với tờ khai thuế, lập các bút toán bù trừ thuế đầu vào, đầu ra cho từng kỳ khai thuế, nộp thuế đúng hạn công nợ phát sinh nộp thuế.
– Tk 141: Kiểm tra tình hình tạm ứng, thanh toán tạm ứng của người lao động.
– TK 152, 153, 155, 156, 157: Kiểm tra bảng nhập khẩu xuất tồn, đối chiếu tổng giá trị tồn kho với số dư trên các TK tương ứng. Lập biên bản kiểm kê so sánh và thực tế. Xem xét các tổn thất hàng tồn kho nếu có.
– Tk 242: Lập bảng phân bổ chi phí trả trước.
– Tài sản cố định: Lập bảng tính khấu hao tài sản cố định theo Thông tư 45/2013/TT-BTC.
– Kiểm tra chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp.
– Tính BHXH và các khoản trích theo lương, đối chiếu kiểm tra với thông báo của cơ quan bảo hiểm.
– Kiểm tra doanh thu và các khoản giảm trừ Doanh thu.
– Kiểm tra chi phí, giá vốn (chi phí được trừ và không được trừ).
– Xác định thuế TNDN tạm nộp trong từng quý và cả năm
– Lập Quyết toán thuế TNDN: hạn nộp quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp chậm nhất là ngày 30/3 năm sau.
– Xác định số lỗ năm trước được chuyển vào nếu có.
– Lập Quyết toán thuế TNCN: Hạn nộp quyết toán thuế thu nhập cá nhân chậm nhất là ngày 30/3 năm sau.
– Kết chuyển lãi lỗ
– Lập BCTC và các tờ khai vào phần mềm hỗ trợ HTKK: thời hạn chậm nhất phải thực hiện là trước ngày 30/3 năm sau.
– Nộp thuế TNDN và thuế TNCN đúng hạn sau khi quyết toán
- Thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với trường hợp người nộp thuế tính thuế hoặc thời hạn nộp thuế ghi trên thông báo, quyết định, văn bản của cơ quan thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.
- Đối với hồ sơ khai thuế theo tháng: Thời hạn nộp tiền thuế chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo;
- Đối với hồ sơ khai thuế theo quý, tạm tính theo quý: Thời hạn nộp tiền thuế chậm nhất là ngày 30 của quý tiếp theo phát sinh nghĩa vụ nộp thuế;
- Đối với hồ sơ khai thuế theo năm: Thời hạn nộp tiền thuế chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu tiên năm dương lịch;
- Đối với hồ sơ khai thuế theo từng lần: Thời hạn nộp tiền thuế chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ nộp thuế;
- Đối với hồ sơ quyết toán thuế năm: Thời hạn nộp tiền thuế chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính;
(1) Những chỉ tiêu không có số liệu được miễn trình bày nhưng không được đánh lại “Mã số” chỉ tiêu.
(2) Đối với trường hợp thuê dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng thì phải ghi rõ số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, tên đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán.
Trên đây kế toán Lê Ánh chia sẻ Mẫu số B02 – DNN báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được ban hành theo thông tư 133 cùng tìm hiểu thêm những vấn đề thường gặp phải liên quan đến báo cáo này dưới đây nhé!
8. Câu hỏi về báo cáo kết quả kinh doanh
8.1. Kết cấu và các chỉ tiêu của báo cáo kết quả kinh doanh gồm những gì?
Kết cấu của báo cáo kết quả kinh doanh sẽ chia hoạt động của DN thành 3 mảng như sau: Hoạt động kinh doanh chính (tức là những hoạt động cốt lõi), hoạt động tài chính và những hoạt động khác.
Công thức chung cho phần này đó là: Lợi nhuận bằng doanh thu trừ chi phí.
8.2. Làm thế nào để phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả?
– Bước 1: Nhóm riêng phần doanh thu và chi phí để thuận tiện cho việc theo dõi biến động.
– Bước 2: Tính toán tỷ trọng của từng chi phí trong tổng chi phí, từng doanh thu trong tổng doanh thu và đối chiếu chúng với cùng kỳ.
– Bước 3: quan sát sự biến động, thay đổi của các chỉ tiêu.
Xem thêm:
Trên đây là tất tần tật thông tin về báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Cảm ơn các bạn đã chú ý theo dõi bài viết, chúc các bạn có sức khỏe dồi dào, vui vẻ, hạnh phúc và thành công trong học tập và công việc.