Hướng Dẫn Các Góc Chụp Ảnh Đồ Ăn Đẹp Bạn Cần Biết
Tại sao lại cần lựa chọn các góc chụp đồ ăn đẹp. Nếu bạn là người mới, chắc chắn bạn sẽ cần tìm hiểu về những góc chụp mà các nhiếp ảnh gia thường sử dụng cho nhiếp ảnh món ăn. Theo đó, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn những góc chụp cơ bản nhất mà bạn cần biết nhé.
Nội Dung Chính
Tại sao cần lựa chọn các góc chụp khác nhau
Có rất nhiều yếu tố có thể tạo nên hoặc phá vỡ hình ảnh chụp món ăn của bạn. Trong số đó, các vấn đề cơ bản được đề cập đến đó là: ánh sáng, bố cục hoặc cách bài trí đều ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của hình ảnh.
Việc sử dụng các góc chụp là điều cần thiết để điều chỉnh các yếu tố liên quan sao cho phù hợp nhất. Theo đó, có ba góc chụp chính bao gồm: góc chụp phía trên, góc 3/4 hoặc góc chụp thẳng. Nghe thì có vẻ hơi nhiều kỹ thuật nhưng các góc chụp món ăn trong nhiếp ảnh lại khá dễ tiếp cận.
Ba góc chụp phổ biến trong nhiếp ảnh món ăn
Khi sử dụng góc chụp trong nhiếp ảnh, các nhiếp ảnh gia cũng phải tính đến góc chụp nào sẽ phù hợp với loại món ăn tương ứng. Từ đó, người chụp và các food stylist mới có thể lên kế hoạch sử dụng công cụ và phụ kiện trang trí thích để đạt được chất lượng hình ảnh tốt nhất. Theo đó, có ba góc chụp phổ biến để chụp ảnh món ăn mà bạn cần biết.
Góc chụp 3/4
Đây là góc chụp nằm trong khoảng từ 25 – 75º so với đối tượng. Trong đó, góc 45º được sử dụng phổ biến hơn cả ở thể loại nhiếp ảnh thương mại. Nó nổi tiếng là góc chụp cực kỳ linh hoạt, cho phép bạn thể hiện cái nhìn đa chiều ở phía trước, bề mặt và góc cạnh của món ăn. Bên cạnh đó, góc 30º cũng mang đến một góc nhìn thấp hơn, cho phép người xem thấy được hậu cảnh.
Ví dụ hãy xem hai bức ảnh dưới đây để thấy cách hoạt động của các góc chụp 3/4 trong nhiếp ảnh đồ ăn. Hình ảnh bên trái được chụp ở góc 30º còn hình ảnh bên phải được chụp ở góc 45º. Bạn có thể thấy phần hậu cảnh phía sau của bức tranh bên trái rõ ràng hơn so với bức ảnh bên phải. Mặc dù cả hai bức hình đều được chụp ở tiêu cự 70mm tuy nhiên điểm tạo nên sự khác biệt ở đây chính là việc thay đổi góc chụp.
Góc chụp từ trên cao
Góc chụp phía trên trở thành một trong các góc chụp được ưa thích trên các nền tảng mạng xã hội hiện nay. Theo đó, nó có một vài lợi ích nổi bật ví dụ như nó rất hữu ích khi kết hợp một số yếu tố khác vào khung hình. Từ góc nhìn trên cao, nó có thể giúp kể một câu chuyện thú vị bằng các đạo cụ, nguyên liệu khác nhau. Bên cạnh đó, việc thiết lập bố cục theo góc chụp này cũng sẽ dễ hơn góc 3/4 hoặc góc chụp thằng.
Tuy nhiên, kiểu góc này cũng có những lúc không phù hợp với mọi loại thực phẩm. Đặc biệt là nó loại bỏ độ sâu của đối tượng và mang lại hình ảnh nổi bật hơn trên mặt phẳng. Với loại góc trên cao này, bạn có thể nhấn mạnh vào hình dạng, màu sắc và các yếu tố khác nhau của cảnh.
Góc chụp thẳng
Góc chụp thẳng là góc chụp nhấn mạnh chiều cao hoặc kết cấu bên trong của món đồ uống bất kỳ. Các nhiếp ảnh gia thường đặt máy ảnh thẳng hàng với đối tượng chụp để khoe được chiều cao và các lát cắt đẹp đẽ của thực phẩm. Các loại thực phẩm được xếp chồng lên nhau, bạn cũng có thể sử dụng loại nhiếp ảnh ảnh này. Đó là lý do tại sao người chụp muốn sử dụng góc chụp phẳng để tập trung vào cấu trúc của món ăn.
Một số góc chụp cơ bản khác
Trong nhiếp ảnh đồ ăn, người ta không chỉ sử dụng góc 3/4, góc chụp từ trên cao và góc chụp thẳng mà còn có nhiều góc chụp khác để sáng tạo cho khung hình của họ.
Góc chụp thấp
Góc thấp là sự biến thể của góc chụp thẳng. Sự khác biệt duy nhất là bạn cần đặt thấp hơn một chút so với món ăn mà bạn đang chụp ảnh. Từ góc nhìn này, nó cho thấy món ăn có kích thước lớn hơn so kích thước thực. Có rất nhiều nhiếp ảnh gia thương mại đã vận dụng kỹ thuật sáng tạo này để thực hiện quay, chụp quảng cáo cho các sản phẩm thực phâm của các doanh nghiệp.
Góc chụp Close-Up
Close-Up là một thể loại chụp ảnh cận cảnh. Nó giúp nhiếp ảnh gia thể hiện các kết cấu và chi tiết của món ăn một cách rõ ràng nhất. Từ đó, người xem sẽ hiểu rõ hơn và cảm giác được hương vị của món ăn. Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ cần sắp xếp khung hình thật chi tiết và gọn gàng vì kỹ thuật Close-Up sẽ trực tiếp chụp cận cảnh vào đối tượng. Cho nên một chút sai sót cũng có thể làm hỏng bức ảnh.
Góc chụp Dutch
Góc chụp Dutch hay còn gọi là góc nghiêng. Đây là góc chụp ít phổ biến hơn các loại ở phía trên. Mặc dù nó không được biết đến rộng rãi như những góc chụp đồ ăn khác nhưng bạn vẫn có thể sử dụng chúng để chụp thử các đường nét và hình dạng khác nhau của đối tượng. Khi ứng dụng góc chụp này, nhiếp ảnh gia sẽ dùng các kỹ thuật xoay để tạo độ nghiêng cho bố cục hoặc bối cảnh nhằm sáng tạo những góc nhìn khác biệt.
Khi nào nên sử dụng các góc chụp này
Biết cách sử dụng các góc chụp cơ bản sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc chụp ảnh sản phẩm. Nó có thể có lợi hơn nếu bạn lên kế hoạch chuẩn bị trước cho mọi thứ. Vì vậy, trước tiên hãy phân tích chủ thể của bạn. Xem chúng có những đặc điểm đáng chú ý gì và hãy tập trung khai thác điều đó. Giả sử như nếu thức ăn có nhiều lớp, bạn cần tránh chụp từ trên cao mà hãy chọn góc 3/4 và góc thẳng. Nếu đĩa phẳng có hầu hết thực phẩm trong đó, hãy ưu tiên góc chụp từ trên xuống và tránh chụp góc nghiêng.
Tất nhiên, khi bạn là người chụp ảnh đồ ăn, đừng nên giới hạn bản thân chỉ với một góc duy nhất. Xét cho cùng điều các nhiếp ảnh gia thường làm chính là tạo ra sự đa dạng về hình ảnh để cung cấp nhiều lựa chọn hơn cho khách hàng. Vì vậy, các bạn hãy cân nhắc thử nhiều góc độ khác nhau để hình ảnh có nhiều điểm khác biệt hơn nhé.