Hun trùng là gì? các mặt hàng cần phải hun trùng

Đối với rất nhiều thị trường nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đều yêu cầu phải được hun trùng và có chứng từ xác nhận đầy đủ. Tại Việt Nam, hải quan cũng yêu cầu rất chặt về hàng hóa hun trùng xuất khẩu. Vậy hun trùng là gì? Những mặt hàng nào yêu cầu phải hun trung.

Hun trùng hàng xuất khẩu là gì?

Hun trùng là gì? các mặt hàng cần phải hun trùng

Hun trung là phương pháp được sử dụng nhằm để xử lý các loại sâu bọ như mối, mọt,… và các loại côn trùng gây hại (các loại tuyến trùng, giun nhỏ,…), để khử trùng các loại hàng hóa, bưu kiện bằng gỗ hoặc có liên quan đến gỗ để tránh bị ô nhiễm trong khi vận chuyển hàng hóa giữa các quốc gia trên thế giới.

Việc hun trùng có tác dụng bảo vệ hàng hóa và container trong quá trung vận chuyển. Bên cạnh đó, việc hun trùng bảo giúp làm sạch khoang tàu và các thùng gỗ chứa hàng tránh bị ô nhiễm, … trong khi vận chuyển hàng hóa.

Các loại hàng hóa sau khi hun trùng đạt theo đúng yêu cầu của hải quan sẽ được cấp giấy chứng thư hun trùng ( Certificate Of Fumigation). Nếu hàng hóa không xuất trình được Certificate Of Fumigation sẽ không được hải quan cho phép nhập khẩu vào trong nước.

Từ sau khi đại dịch covid-19 bùng phát, việc hun trùng được hải quan kiểm soát vô cùng nghiêm ngặt và trở thành yêu cầu bắt buộc đối với nhiều loại hàng hóa.

Các loại chứng thư khử trùng

Để được cấp chứng thư khử trùng, yêu cầu các đơn vị xuất khẩu phải cung cấp được bộ chứng từ như sau:

+ Hóa đơn thương mại

+ Phiếu đóng gói

+ Vận đơn đường biển Bill of Lading

Thời gian chờ để được cấp chứng thư khử trùng: Trong vòng 1-2 ngày kể từ ngày phun thuốc và gửi đủ bộ chứng từ trên.

Hun trùng là gì? các mặt hàng cần phải hun trùng

Tổng hợp các mặt hàng cần hun trùng

Mặc dù hàng hóa hun trùng là bắt buộc khi xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, không phải loại hàng hóa nào cũng nằm trong danh phải phải hun trung. Theo quy định của hải quan, các mặt hàng cần hun trung bao gồm:

– Các mặt hàng có nguồn gốc hữu cơ như nông sản (cafe, tiêu, điều, …)

– Các mặt hàng có nguồn gốc từ gỗ (mây tre lá, thủ công mỹ nghệ, mặt hàng gỗ chưa qua xử lý bề mặt, …)

– Bao bì đóng gói có nguồn gốc từ gỗ như kiện gỗ, pallet gỗ, đóng gói hàng gốm sứ, máy móc, phụ tùng, …

– Một số mặt hàng khác mà bên nhập khẩu yêu cầu.

Lưu ý, Với quy định bảo vệ môi trường cao và nghiêm ngặt của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Châu Âu, các mặt hàng nhập khẩu cần tuân thủ đầy đủ các quy định nếu không sẽ phải đối mặt với các mức phạt nặng nề từ hải quan đến các đơn vị có mặt hàng xuất khẩu không đảm bảo an toàn.

Do đó, khi các đơn vị giao nhận vận tải quốc tế tiếp nhận các kiện hàng xuất khẩu của đơn vị cung cấp tại Việt Nam thường lưu ý đến các đơn vị  xuất khẩu phải thực hiện quy định hun trùng đầy đủ đối với các loại mặt hàng bắt buộc. Để hiểu rõ hơn, các bạn có thể liên hệ trực tiếp đến Hotline: 0906 23 5599 để được tư vấn cụ thể hơn.

Tham khảo: Quy trình giao nhận hàng FCL nhập khẩu của Công ty Lacco

Quy trình hun trùng hàng xuất khẩu

Hiện nay, hàng hóa xuất khẩu cần hun trùng sẽ được áp dụng theo 1 trong 2 phương pháp sau:

+ Đóng hàng trên pallet gỗ: hun thuốc diệt trùng lên trên pallet gỗ và đóng dấu xác nhận trong vòng 1 đến 2 ngày sau đó sẽ được cấp chứng từ hun trùng.

+ Hun trùng trong container rỗng trước khi đóng hàng:

Theo đó, cách hun trùng hàng hóa được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là hun trùng sau khi đóng hàng và container được đóng kín. Cách thức này vừa nhanh chóng lại đơn giản nên khả năng phủ rộng cũng cao hơn.

Tham khảo: Thủ tục kiểm dịch thực vật hàng gỗ nhập khẩu tại Hải Phòng

Các hóa chất thường dùng để hun trùng hàng xuất khẩu

Hun trùng là gì? các mặt hàng cần phải hun trùng

Hiện nay, hàng hóa thường được hun trùng xuất khẩu bằng các chất hóa học. Các chất hóa học được sử dụng chủ yếu bao gồm: Methyl Bromide (CH3Br), Phosphine (PH3), Hóa chất Aluminium Phosphide (AlP). Cụ thể:

+ Methyl Bromide (CH3Br)

Methyl Bromide (CH3Br) được sử dụng rất sớm và phổ biến. Loại hóa chất này có khả năng khuếch tán và thẩm thấu tốt nên thường được sử dụng để khử trùng những lô hàng kích thước lớn, kho xưởng hay những hầm hàng có khối tích cả chục ngàn m3. Methyl Bromide (CH3Br) dùng để xử lý hàng nông sản khô, thủ công mỹ nghệ, hàng hóa làm bằng gỗ, các loại rau củ, hoa, trái cây tươi …

+ Phosphine (PH3)

Phosphine có thể sử dụng thay thế Methyl Bromide hữu hiệu. Mặc dù không có khả năng thẩm thấu triệt để như Methyl Bromide và thời gian ủ thuốc kéo dài nhưng cũng được sử dụng hun trung khá hiệu quả.

+ Aluminium Phosphide (AlP)

AlP là công thức ban đầu của thuốc khử trùng Phosphine (PH3) – loại hơi độc có tác dụng diệt trừ côn trùng. Khi được đưa vào không gian khử trùng thì AlP sẽ kết hợp với hơi ẩm trong không khí để giải phóng ra PH3, vì vậy thời gian khử trùng đối với loại thuốc này thường dài hơn so với Methyl Bromide.

Thông thường, đối với các loại hàng hóa vận chuyển cần hun trùng, các đơn vị vận chuyển hàng hóa và xử lý thủ tục hải quan sẽ hỗ trợ khách hàng làm các thủ tục, bộ chứng từ theo đúng yêu cầu của cơ quan hải quan. Chính vì vậy, việc xử lý hồ sơ cho hàng hóa đều diễn ra rất nhanh chóng. Để năm thêm các thông tin chi tiết cũng như cần hỗ trợ xử lý chứng từ hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu. Các bạn hãy liên hệ ngay với công ty Lacco để được đội ngũ nhân viên chứng từ chuyên nghiệp hỗ trợ nhanh chóng.