Hợp nhất công ty, doanh nghiệp như thế nào ? | Tư vấn 24/7
b) Hệ quả của việc hợp nhất công ty, doanh nghiệp liên quan tới các quy định của pháp luật về cạnh tranh:
4. Cần làm gì để chuẩn bị cho hợp nhất công ty, doanh nghiệp ?
Hợp nhất công ty, doanh nghiệp là một quy định nổi bật trong hệ thống pháp luật về doanh nghiệp, kinh doanh. Theo đó, các loại hình công ty, doanh nghiệp được phép hợp nhất có đủ điều kiện mà pháp luật quy định có thể hợp nhất. Vậy đó là các quy định nào và thủ tục thực hiện ra sao? Các luật sư giàu kinh nghiệm chuyên tư vấn cho các doanh nghiệp lớn của Công ty Luật Thái An sẽ tư vấn về hợp nhất công ty, doanh nghiệp.
Câu hỏi của khách hàng về vấn đề hợp nhất công ty, doanh nghiệp
Chào Công ty Luật Thái An. Tôi tên là Phan Văn Thanh, cư trú tại thành phố Hồ Chí Minh. Gia đình tôi có ba doanh nghiệp nhỏ nên kinh doanh hơi tản mạn. Nay chúng tôi mong muốn đưa ba công ty này thành một công ty để cả gia đình cùng nhau quản lý điều hành. Tôi muốn hỏi là có thể hợp nhất ba công ty này không ? Nếu được thì làm thế nào ?Rất mong được luật sư giải đáp.
Công ty Luật Thái An tư vấn về hợp nhất công ty, doanh nghiệp
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chúng tôi. Dưới đây là ý kiến tư vấn:
Nội Dung Chính
1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh hợp nhất công ty, doanh nghiệp
Cơ sở pháp lý điều chỉnh hợp nhất công ty, doanh nghiệp là Luật doanh nghiệp 2014.
2. Hợp nhất công ty, doanh nghiệp là gì ?
Hợp nhất doanh nghiệp là hình thức tổ chức lại doanh nghiệp, theo đó, hai hay nhiều doanh nghiệp cùng hợp lại thành một doanh nghiệp mới bàng cách chuyển giao toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ tài sản cho doanh nghiệp mới và chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp cũ (doanh nghiệp bị hợp nhất).
3. Công ty, doanh nghiệp nào có thể tiến hành hợp nhất?
Hiện nay Luật Doanh nghiệp năm 2014 chỉ có quy định về hợp nhất công ti TNHH, CTCP, công ti hợp danh. Như vậy doanh nghiệp tư nhân chưa thể được hợp nhất.
4. Cần làm gì để chuẩn bị cho hợp nhất công ty, doanh nghiệp ?
Việc thực hiện thủ tục hợp nhất không lâu, cái mất nhiều thời gian và công sức nhất là ở khâu đàm phán, thỏa thuận và thống nhất ý chí giữa các doanh nghiệp hợp nhất. Các nội dung cần thỏa thuận được là:
- tên, địa chỉ trụ sở chính của các công ti bị hợp nhất;
- tên, địa chỉ trự sở chính của công ti hợp nhất;
- thủ tục và điêu kiện hợp nhất;
- phương án sử dụng lao động;
- thời hạn, thủ tục và điều kiên chuyển đổi tài sản, chuyên đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ti bị hợp nhất thành phần vổn góp, cổ phần, trái phiếu của công ti hợp nhất;
- thời hạn thực hiện hợp nhất…
Để có thể đi tới quyết định hợp nhất, quá trình này cần đảm bảo tính bình đẳng về vị thế của các công ti dự kiến hợp nhất, và không có dấu hiệu “thôn tính” lẫn nhau.
Để tiến hành hợp nhất, các doanh nghiệp hợp nhất và chủ sở hữu của doanh nghiệp hợp nhất tiến hành các thủ tục cơ bản sau:
- Chủ sở hữu doanh nghiệp bị hợp nhất chuẩn bị và thông qua chủ trương và phương án hợp nhất doanh nghiệp. Phương án hợp nhất cần rất chi tiết, gồm các thông tin và tài liệu sau:
- hợp đồng hợp nhất
- điều lệ doanh nghiệp hợp nhất
- bầu hoặc bổ nhiệm chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch công ti, hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc doanh nghiệp hợp nhất;
- Tiến hành đăng kí doanh nghiệp cho doanh nghiệp hợp nhất;
- Xóa đăng kí doanh nghiệp hoặc cập nhật tình trạng của doanh nghiệp bị hợp nhất trên cổng thông thông tin quốc gỉa về đăng kí doanh nghiệp;
6. Hệ quả của việc hợp nhất công ty, doanh nghiệp
a) Hệ quả của việc hợp nhất công ty, doanh nghiệp về tài sản:
Doanh nghiệp hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các doanh nghiệp bị hợp nhất, kể từ thời điểm doanh nghiệp hợp nhất đã thực hiện việc đăng kí doanh nghiệp và các công ti bị hợp nhất chấm dứt tồn tại.
b) Hệ quả của việc hợp nhất công ty, doanh nghiệp liên quan tới các quy định của pháp luật về cạnh tranh:
Luật Cạnh tranh năm 2004 quy định:
“Cấm các trường hợp hợp nhất doanh nghiệp mà theo đó doanh nghiệp hợp nhất có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan và trường hợp doanh nghiệp hợp nhất có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì phải thông báo cho cơ quan quản lí cạnh tranh trước khi tiến hành hợp nhất, trừ trường hợp được miễn trừ theo quy định.”
Như vậy, khi hợp nhất doanh nghiệp cần lưu ý đến các quy định của pháp luật cạnh tranh nếu không thì việc hợp nhất có thể sẽ không đạt được. Nếu việc hợp nhất dẫn đến việc doanh nghiệp hợp nhất chiếm trên 50% thị phần trên thị trường liên quan thì việc hợp nhất sẽ không được chấp thuận bởi cơ quan có thẩm quyền.
Còn nếu thị phần là từ 30% đến 50% thì trước khi tiến hành hợp nhất, doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh. Sau khi được cơ quan quản lý cạnh tranh cho ý kiến cho phép thì doanh nghiệp mới tiến hành thủ tục tiếp theo.
Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi về vấn đề hợp nhất công ty, doanh nghiệp. Hãy gọi Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp và luật đầu tư – luật sư sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.
7. Dịch vụ luật sư doanh nghiệp của Luật Thái An
Trong bối cảnh kinh doanh sôi động, doanh nghiệp càng phát triển thì việc kinh doanh và quản trị doanh nghiệp càng khó khăn, phức tạp. Một trong các thách thức đối với tất cả các doanh nghiệp là bảo đảm hoạt động kinh doanh và quản trị doanh nghiệp tuân thủ các quy định của pháp luật.
Làm được điều này sẽ giúp doanh nghiệp tránh được các rủi ro pháp lý như bị các cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, cũng như phòng ngừa ranh chấp lao động, tranh chấp nội bộ doanh nghiệp hoặc các kiện tụng từ phía khách hàng, đối tác…
Nếu bạn cần được tư vấn luật doanh nghiệp, luật đầu tư… hãy tham khảo bài viết Tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp của chúng tôi.
HÃY LIÊN HỆ NGAY LUẬT THÁI AN ĐỂ ĐƯỢC SỬ DỤNG DỊCH VỤ!