Hợp kim là gì? Ứng dụng của các loại hợp kim như thế nào | Cơ khí Huỳnh Gia An
Trong cuộc sống hàng ngày, hợp kim luôn hiện hữu xung quanh ta qua các loại đồ dùng, vật dụng như đồ trang sức, chất hàn răng, khóa cửa, dụng cụ âm nhạc, súng, tiền xu,…. Tuy nhiên, ít ai biết được chúng là gì? có cấu tạo như thế nào? và có tốt hay không?
Bài viết dưới đây từ Cơ Khí Huỳnh Gia An sẽ giải đáp tất tần tật về khái niệm và những vấn đề xoay quanh nó để đưa ra những đánh giá khách quan về hợp chất này.
Hợp kim là gì?
Hợp kim là hợp chất được kết hợp từ các nguyên tố kim loại và phi kim để tạo thành một chất tốt hơn (dẫn nhiệt cao, dẫn điện, dẻo, dễ biến dạng, có ánh kim…).
Hiểu một cách khác về thuật ngữ chúng là hỗn hợp của kim loại, được tạo thành bởi ít nhất hai nguyên tố hóa học khác nhau, một trong số đó là một kim loại.
Có thể bạn chưa biết: Inox là gì?
Những đặc tính của vượt trội
Hợp kim có đặc tính gần giống với kim loại, tuy nhiên chúng luôn luôn có đặc tính vượt trội hơn so với kim loại nguyên liệu để hợp thành.
Xét về tính chất vật lý thì cũng không khác nhiều so với kim loại được hợp kim hoá như: tính điện và hệ số dẫn nhiệt. Nhưng về độ bền kéo, độ bền cắt, độ cứng, khả năng chống ăn mòn… thì khác hoàn toàn so với kim loại gốc.
Ngoài ra, một số hợp kim không giống như kim loại nguyên chất đó là không có một điểm nóng chảy nhất định.
Các loại hợp kim phổ biến hiện nay
Cho đến nay, hiện đã có rất nhiều loại hợp kim được và chúng có cấu tạo từ các nguyên tố khác nhau. Dưới đây là một số loại được sử dụng rất phổ biến hiện nay, cụ thể:
Hợp kim đồng
Hợp kim đồng hiện khá phổ biến trong đời sống, chúng được chia ra làm 2 loại chính đó là Latông và Brông.
Hợp kim nhôm là hỗn hợp của kim loại nhôm với các nguyên tố khác (như: mangan, đồng, thiếc, silic, magie). Chúng cũng được phân thành 2 nhóm chính là hợp kim nhôm biến dạng và hợp kim nhôm đúc.
Hợp kim titan
Hợp kim Titan là một nguyên tố hóa học, là một kim loại, có ký hiệu là Ti và số thứ tự trong bảng tuần hoàn. Có nhiều loại như là: hợp kim titanium, hợp kim titan trắng,…
Hợp kim của sắt
Cũng như các loại hợp kim khác, hợp kim sắt cũng là kết hợp của nguyên tố kim loại sắt với các nguyên tố hóa học khác nhằm các mục đích khác nhau để cho ta các vật liệu theo các công dụng khác nhau.
Hợp kim thép
Hợp kim thép cũng có cấu tạo y hệt sắt. Tuy nhiên, có chất lượng cao và có rất ít các nguyên tố kim loại tạp chất, như phốt pho, lưu huỳnh và đồng thời bổ sung các hợp chất kim loại khác làm thành hợp kim của thép.
Cấu tạo của hợp kim
Chúng ta có thể hiểu rằng, hợp kim là sự kết hợp của các nguyên tố cấu tạo nên chúng. Khi được đun nóng ở dạng lỏng, các nguyên tố hòa tan lẫn nhau để tạo nên dung dịch lỏng. Sau quá trình hòa lẫn vào nhau và làm nguội hợp kim sẽ ở trạng thái rắn.
Ví dụ: hợp kim nhôm có cấu tạo gồm các nguyên tố nhôm với các nguyên tố khác như: mangan, đồng, thiếc, silic, magie…
Cách chế tạo dựa vào nhiều nguyên tố
Với những mục đích khác nhau thì hợp kim sẽ được tổ chức pha các nguyên tố khác nhau, cụ thể:
- Để tạo ra hợp kim thép thì chỉ bằng cách gia công cơ – nhiệt để sắt chảy ra, sau đó thêm một lượng nhỏ cacbon phi kim loại vào để sắt có tính chất mạnh hơn, cứng hơn và chống gỉ.
- Để tạo ra hợp kim nhôm bằng phương pháp gia công cơ – nhiệt nhôm nguyên chất rồi thêm một lượng nhỏ kim loại magie, mangan và đồng vào. Sản phẩm tạo thanh sẽ là một hợp kim nhôm tuyệt vời gọi là duralumin, nó đủ mạnh để chế tạo máy bay.
Ứng dụng thường thấy
Hợp kim với các đặc tính nói trên hiện đang được ứng dụng rất phổ biến trong cuộc sống. Các loại hợp kim với những đặc tính nổi bật đã được con người sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau để có thể ứng dụng hiệu quả nhất cho công việc. Có thể nhắc đến một số ứng dụng nổi bật như:
- Hợp kim nhôm được ứng dụng làm vỏ máy bay hay dùng để làm vỏ phủ vệ tinh nhân tạo
- Hợp kim titan được ứng dụng làm trang sức
- Ứng dụng của hợp kim đồng trong các hệ thống đường ống khí đốt tự nhiên
- Hợp kim đồng ứng dụng trong sản xuất xe hơi
- Hợp chất nhôm để chế tạo nên những đồ dùng gia đình, nội thất như trang thiết bị nấu bếp, bàn ghế …
- Ứng dụng trong sản xuất các vi mạch điện tử của hợp kim đồng, nhôm, sắt …
- Ứng dụng trong xây dựng của hợp kim sắt …
- Sản xuất dụng cụ đồ nghề ngành cơ khí như: Đá mài hợp kim, máy cắt lưỡi cắt sắt hợp kim, mũi khoan mũi mài hợp kim…
Vậy chúng có tốt không?
Những câu hỏi về hợp kim chúng tôi thường nhận được trong quá trình sản xuất và thi công sắt mỹ thuật. Nào bắt đầu vào phần giải đáp thắc mắc nhé!
Mời xem thêm: Nên sử dụng Cửa Inox hay Cửa Sắt
Hợp kim có cứng không?
Các loại hợp kim nói chung, chúng được tạo thành do sự liên kết giữa các nguyên tố khác nhau theo một tỷ lệ nhất định gọi là hợp chất hóa học. Vì có dạng tinh thể của hợp chất khác nhau, do đó hợp chất hóa học luôn có tính ổn định cao hoặc có nhiều dạng hợp chất khác nhau.
Cũng vì vậy, chúng sẽ có độ cứng, độ giòn, độ dẻo dai khác nhau do có kiểu mạng tinh thể phức tạp không giống với kiểu mạng của kim loại nguyên chất. Nhưng khẳng định rằng, nếu so sánh với kim loại nguyên chất thì sẽ có độ bền kéo, độ bền cắt, độ cứng, khả năng chống ăn mòn,… tốt hơn rất nhiều.
Hợp kim có chống gỉ không?
Hợp kim là hợp chất được kết hợp từ các nguyên tố kim loại và phi kim để tạo thành. Vì trong quá trình cơ nhiệt thì các kim loại sẽ hỗn hợp với phi kim và tạo thành một chất khác, do đó chúng có khả năng chống gỉ, chống ăn mòn rất tốt.
Như vậy hợp kim có tốt không? Tất nhiên là có. Chúng vừa cứng, vừa chống gỉ lại còn có độ bền kéo, khả năng chống ăn mòn… nên chúng được đánh giá là hợp chất tốt. Cũng vì lẽ đó mà hợp kim luôn hiện hữu xung quanh, trong mọi đồ dùng, đồ vật và trở thành một loại vật liệu có ảnh hưởng rất lớn trong nhiều ngành.
Theo: Huỳnh Nam – Sắt mỹ thuật Huỳnh Gia An