Hộp Số Cvt – Tiêu Chuẩn Mới Trên Ô Tô Phổ Thông. Liệu Có Vượt Trội Hơn Số Tự Động?
Xe ô tô hiện đại ngày nay được sản xuất thời gian gần đây hầu hết đều lắp hộp số vô CVT. Vậy hộp số CVT có điểm gì nổi bật so với một số loại hộp số thông thường. Để hiểu thêm về công nghệ có trên hộp số CVT cũng như hiểu được một vài ký hiệu phổ biến cùng Callparts đọc qua bài viết dưới đây nhé!
Nội Dung Chính
1. Hộp số vô cấp CVT là gì?
Hộp số vô cấp CVT (Continuously Variable Transmission) là loại hộp số có tính năng thay đổi tỷ số truyền động lực liên tục, không bị phân chia theo từng cấp số. Hộp số này dựa vào dây đai và 2 hệ Puly để hoạt động thay vì sử dụng bánh răng.
Xem thêm: Những kinh nghiệm cần lưu ý khi vệ két nước làm mát ô tô
Cần gạt điều khiển trên xe ô tô
2. Cấu tạo hộp số CVT
Cấu tạo hộp số vô cấp CVT khác biệt hoàn toàn so với hộp số tự động (AT) và hộp số sàn (MT). Bên trong hộp số CVT bao gồm:
- Bánh đai chủ động: Biết đến là Puly đầu vào, đảm nhiệm nhận mô men từ động cơ.
- Bánh đai bị động: Được xem là Puly đầu ra, giúp kết nối với đầu ra hộp số.
- Dây đai truyền động bằng thép.
Puly: Là chi tiết dạng như ròng rọc, đai quấn gắn trên một cái trục, quay bằng dây curoa (Có tác dụng tăng thêm tốc độ, tăng lực..)
Cấu tạo cơ bản trên hộp số CVT
3. Nguyên lý hoạt động của hộp số CVT
3.1. Đối với số tiến
Bộ điều khiển thuỷ lực sẽ làm 2 nửa pulley chủ động và hệ pulley bị động cho khả năng tiến lại gần hoặc tách ra xa nhau. Khi tiến lại gần bán kính pulley tăng lên và ngược lại. Điều này giúp cho dây đai bám chặt kết nối liên tục với 2 pulley. Nhờ sự tăng giảm bán kính mà tốc độ quay sinh ra “số thấp” hoặc “số cao”. Đây cũng là lý do hộp số CVT thay đổi vô cấp mà không có các cấp số.
Tham khảo thêm: Dầu hộp số ô tô
Chiều hoạt động tiến/lùi của hộp số CVT
3.2. Đối với số lùi
Đối với số lùi, nhà sản xuất lắp thêm trước đầu vào của hệ truyền đai một bộ bánh răng hành tinh và ly hợp giống hộp số tự động. Còn số tiến bình thường, động cơ sẽ dẫn động bánh răng mặt trời quay. Bộ ly hợp thiết kế cố định trên vành đai khiến hộp số quay ngược chiều cho ra số lùi.
Tham khảo thêm:
Hệ thống kết nối các chi tiết để vận hành
4. Cách điều khiển hộp số CVT đúng kỹ thuật
Cách sử dụng hộp số CVT cũng khá giống với hộp số tự động. Người điều khiển chỉ đơn giản điều chỉnh cần số về đúng vị trí và lựa chọn chế độ lái phù hợp. Công việc chuyển số ngày nay đã được máy móc điều khiển tự động, giúp chủ xe có trải nghiệm thoải mái hơn mà không nhất thiết phải đạp côn sau đó mới chuyển số nữa.
Xem thêm: Ắc quy ô tô là gì? Cấu tạo, phân loại và cách bảo dưỡng bình ắc quy xe ô tô
Điều khiển hộp số CVT đúng kỹ thuật
5. Ưu điểm & nhược điểm của hộp số CVT
5.1. Ưu điểm của hộp số CVT
- Sang số không bị giật, cho cảm giác lái xe mượt mà hơn nhờ vào dải biến thiên hoạt động liên tục.
- Giảm thiểu tối đa mức độ ồn phát ra từ động cơ.
- Giảm lượng khí thải ra cũng như tiết kiệm nhiên liệu khi di chuyển.
- Tránh được rủi ro “đuối số” khi gặp một số loại địa hình có dốc cao.
- Giúp sửa chữa dễ dàng và ít tốn chi phí hơn.
- Hạn chế hư hỏng vặt khi di chuyển.
- Cấu tạo đơn giản, trọng lượng thấp.
- Chi phí hộp số CVT không quá cao, vì vậy giá xe cũng có lợi cho người tiêu dùng.
5.2. Nhược điểm của hộp số CVT
- Người lái khó cảm nhận, phải quan được xe đã sang số hay chưa.
- Không chịu được áp lực momen cao.
- Công suất tăng tốc không quá vượt trội.
- Giãn ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của động cơ, dây đai có thể bị trượt.
6. Ý nghĩa các ký hiệu trên hộp số CVT
Một vài ký hiệu trên hộp số CVT giống hộp số AT:
- P: chế độ dừng/đậu/đỗ xe. Chỉ thao tác khi xe dừng hẳn
- R: chế độ lùi xe. Sử dụng khi cần thiết
- N: chế độ tự do.
- D: chế độ chạy xe. Sử dụng thường xuyên nhất.
Ngoài ra, còn có một vài ký hiệu khác trên hộp số CVT:
- M+/-: chế độ số tay. Chuyển số hoàn toàn bằng tay.
- S+/-: chế độ lái thể thao. Chế độ này cũng tương tự như chế độ M+/- nhưng cảm giác lái phấn khích hơn.
- L: chế độ số thấp. Chế độ này sử dụng lúc vận chuyển nặng khi leo đèo/xuống dốc.
Ký hiệu trên hộp số CVT
7. So sánh hộp số CVT và hộp số AT
7.1. Hộp số vô cấp CVT khác gì với các hộp số tự động AT?
Điểm khác nhau cơ bản giữa hộp số vô cấp và hộp số tự động AT:
- Hộp số vô cấp CVT: Không phân chia theo từng cấp số/hoạt động dựa trên dây đai truyền động mà vẫn có thể thay đổi tỷ lệ truyền động liên tục.
- Hộp số tự động AT: Hoạt động dựa trên bánh răng và thay đổi tỷ lệ truyền động nhưng phải tuân theo các cấp số được chia như 4,5,6,…
So sánh hộp số CVT & hộp số AT
7.2. Hộp số CVT và AT loại nào tốt hơn?
Có thể nói, mỗi loại hợp số sẽ có ưu điểm, nhược điểm riêng để phù hợp động cơ có trên xe ô tô. Tuy hộp số CVT không đem lại cảm giác lái “bốc” so với hộp số có cấp như AT nhưng đổi lại hiện tượng giật cục hầu như không xuất hiện trên hộp số CVT. Quan trọng hơn hết vẫn là lựa chọn sử dụng loại xe tùy thuộc vào mục đích sử dụng của bạn mà hộp số sẽ được cân nhắc lựa chọn cho hợp lý.
Xem thêm: Tìm hiểu về xi lanh khí nén? Toàn bộ thông tin và ý nghĩa về xi lanh
Phân biệt ưu điểm và nhược điểm để lựa chọn hộp số cho phù hợp
7.3. Hộp số CVT có bền không?
Nếu bạn đã từng sử dụng qua hộp số tự động vô cấp CVT thì có thể dễ dàng đánh giá khả năng chuyển số vô cùng mượt mà và ổn định, đồng thời ít hao hụt công suất từ động cơ, đảm bảo hiệu năng đốt cháy nhiên liệu. Thi thoảng có hỏng hóc thì chi phí cho việc sửa chữa cũng không cao. Đặc biệt, tuổi thọ của hộp số CVT sẽ còn kéo dài đến 5 năm nếu được chăm sóc cẩn thận.
Hộp số CVT được xem là bền bỉ khi có thể hoạt động ít nhất 5 năm
8. Tổng kết
Hộp số vô cấp CVT khá hữu dụng khi di chuyển trên địa hình khó. CVT còn tự động điều chỉnh tỷ số truyền để đáp ứng được điều kiện hoạt động. Bên cạnh vài điều ưu điểm có trên, hộp số vô cấp CVT cũng có một vài nhược điểm. Hi vọng trong lần cải tiến tiếp theo các nhược điểm sẽ được tối ưu mang đến hiệu suất tốt hơn cho người sử dụng. Hãy thường xuyên cập nhật tin tức mới nhất và các chương trình khuyến mãi hấp dẫn tại website và Fanpage Callparts nhé!
Có thể bạn quan tâm: