Hỏi và Đáp về QA
1. Sự khác nhau giữa kỹ sư chất lượng (Quality Assurance- QA) và kỹ sư kiểm định (Tester) là gì ạ?
2. Dự án vì sao phải đúng quy trình ạ?
3. Công việc của các KS chất lượng (QA) trong tổ chức và dự án là gì ạ
1. Sự khác nhau giữa kỹ sư chất lượng (Quality Assurance- QA) và kỹ sư kiểm định (Tester) là gì ạ?
Kỹ sư kiểm định (Tester) có nhiệm vụ khảo sát, chạy thử để bảo đảm PM thỏa mãn các yêu cầu về chức năng và khả năng vận hành mà nó phải có, báo cáo các lỗi nếu có để các bộ phận liên quan chỉnh sửa. Công việc của kỹ sư kiểm định liên quan đến sản phẩm (product).
Còn kỹ sư chất lượng (QA) có nhiệm vụ giám sát để bảo đảm các tiêu chuẩn và quy trình sản xuất PM được định nghĩa và tuân thủ nghiêm túc, hướng đến mục tiêu các sản phẩm (SP) trung gian cũng như SP sau cùng của dự án thỏa mãn các tiêu chuẩn và yêu cầu đã định trước đó. Công việc của kỹ sư chất lượng liên quan đến quy trình (process). Ví dụ: Kiểm tra để bảo đảm các giải thuật khi viết code phải được chú thích rõ ràng, các Yêu cầu khách hàng được xem xét cẩn thận và mọi người hiểu giống nhau, các tài liệu đi kèm SP được kiểm tra trước khi gửi cho khách hàng…
2. Dự án vì sao phải đúng quy trình ạ?
Một khi quy trình sản xuất được tuân thủ nghiêm túc, lỗi xuất hiện ở các khâu sản xuất sẽ được nhận diện và ngăn chặn sớm, sản phẩm sau cùng (ở chặng kiểm định) sẽ ít lỗi và khả năng thành công của dự án được bảo đảm hơn, do đó tổng chi phí sẽ thấp hơn.
3. Công việc của các KS chất lượng (QA) trong tổ chức và dự án là gì ạ?
QA là người tham gia phát triển quy trình hoạt động ở cấp công ty và ở cấp dự án, đánh giá các tài liệu, SP kể cả SP trung gian của dự án theo các tiêu chuẩn đã định trước. Ngoài ra, họ còn phải giám sát và kiểm tra (audit) các hoạt động được thực hiện trong dự án xem chúng có tuân thủ các quy trình (process) đã được định ra; xác định các điểm không tương thích với quy trình (process noncompliance – gọi tắt là NC) và báo cáo cho những người liên quan và các cấp quản lý đồng thời giám sát để bảo đảm chúng được giải quyết đến khi hoàn tất. QA cũng là người quan sát và phản hồi về những bất cập của quy trình, đề xuất cải tiến quy trình.
4. Em làm ở một công ty phần mềm thì thấy các chị QA thường chủ yếu tập trung và chỉnh sửa và định dạng tài liệu, đó có phải là công việc chính của QA không ạ?
Việc quá chú trọng vào chỉnh sửa và định dạng tài liệu là do việc hiểu sai, hoặc hạn chế về kiến thức và năng lực của kỹ sư chất lượng.. Trong thực tế điều này cũng cần thiết về mặt chất lượng, tuy nhiên nó chỉ là một phần, và nếu không hiểu rõ bản chất, hoạt động này sẽ chỉ mang tính hình thức và không thực sự giúp ích cho dự án. QA cần chú trọng đến các hoạt động thực tế xảy ra trong dự án để quy trình sản xuất được tuân thủ nghiêm túc, nhận diện và ngăn chặn sớm các vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.
5. Em thấy dạo này rất nhiều công ty Tuyển QA, nhưng em ko biết họ làm những việc gì ? Chị cho em hỏi các công ty phần mềm có nhất thiết phải có các KS chất lượng (QA) không ạ?
Để phát triển về chiều sâu và từng bước tiếp cận thị trường thế giới trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam không còn con đường nào khác là phải nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm thỏa mãn các mô hình và tiêu chuẩn quốc tế. Để làm được điều đó, cải tiến năng lực, quy trình sản xuất và quản lý là một trong những hoạt động mang tính nền tảng, trong đó không thể thiếu vai trò của kỹ sư chất lượng.
6. Em là sinh viên CNTT mới ra trường và chưa có định hướng gì liệu em có thể trở thành QA được không ạ?
QA hiện nay đang hiếm nhân lực, em thấy đó thông tin tuyển dụng rất nhiều nhưng khó tìm đc người vì ít người biết để theo nghề này. Không những trong lĩnh vực CNTT mà kể cả trong các lĩnh vực khác như kinh tế, quản trị, khoa học tự nhiên, ngoại ngữ…… Điều này là cơ hội rất tốt cho các bạn mới ra trường dễ dàng xin đc việc .
7. Chị có thể giải thích cho em rõ hơn về từ QA và công việc của họ ạ ?
Đảm bảo chất lượng (Quality Assurance) là hoạt động thường xuyên đánh giá một cách có hệ thống chất lượng tổng thể của dự án trong quá trình thực hiện để các cổ đông tin rằng dự án sẽ đạt được những tiêu chuẩn chất lượng đã đề ra cũng như các tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn quốc gia. Đảm bảo chất lượng là hoạt động theo hướng phòng ngừa.
8. Em đang làm Tester có thể chuyển sang làm QA được không?
Một người làm QA thành công cần phải có 2 yếu tố: kiến thức về các tiêu chuẩn và quy trình, kinh nghiệm trong lĩnh vực phần mềm. Một người mới ra trường thì trước tiên phải trang bị kiến thức về các tiêu chuẩn và quy trình sau đó tích lũy dần các kinh nghiệm làm phần mềm trong quá trình giám sát dự án. Em làm Tester hoặc coder là đã có một phần kinh nghiệm làm phần mềm nên sẽ cần học tiếp về các kiến thức về tiêu chuẩn và quy trình là có thể trở thành QA.
9. Em đang thấy hiện nay mọi người nói nhiều về Agile-Scrum, em tìm hiểu trên mạng khá nhiều kiến thức nhưng chưa biết áp dụng thế nào cho dự án. Chị có dạy về Agile-Scrum không?
Trong khóa học chị sẽ hướng dẫn và cho các em thực hành các quy trình Agile-Scrum để có thể về áp dụng luôn cho dự án hoặc tổ chức của mình.
10. Em mới trúng tuyển làm QA và đang học các quy trình của công ty. Em thấy các chị đi trước bảo quy trình công ty mình theo đúng CMMI. Em đọc quy trình và tài liệu CMMI nhưng cũng không hiểu là mấy?
CMMI là một mô hình khá phổ biến trên thế giới, hiện tại số lượng công ty phần mềm Việt Nam đã xây dựng các quy trình tuân theo CMMI và lấy được chứng chỉ ngày càng nhiều. Vì thế khi em vào công ty các quy trình đã ổn định, em phải tự tìm hiểu và không được đào tạo đầy đủ về tiêu chuẩn CMMI nên em không hiểu mối liên hệ, ý nghĩa các quy trình, cái nào bắt buộc cái nào không, điều chỉnh như thế nào cho phù hợp. Khóa học QA này chị sẽ giúp bọn em hiểu về CMMI và các yêu cầu của CMMI 1 cách dễ dàng, kiến thức về quản lý dự án phần mềm mà từ đó các tổ chức xây dựng thành quy trình phù hợp cho đơn vị của mình.