[Hỏi đáp] Xoay Quanh Vấn Đề Về Học Y Sĩ Răng Hàm Mặt
Việc lựa chọn giữa y đa khoa và chuyên ngành răng hàm mặt gây không ít đau đầu cho việc định hướng nghề nghiệp của các bạn học sinh/sinh viên cùng với những thắc mắc xoay quanh vấn đề có nên học y sĩ răng hàm mặt hay không? Trường hợp đã có được cấp bằng y sĩ nha khoa có cần học liên thông lên cao hơn là bác sĩ nha khoa. Đây là những câu hỏi nhận được nhiều nhất và bài viết sẽ tổng hợp giải đáp cụ thể từng thắc mắc, giúp các bạn có nhìn và lựa chọn đúng đắn hơn.
Nội Dung Chính
Câu hỏi 1: Nên học đa khoa hay răng hàm mặt?
Hiện nay do thấy được nhu cầu của xã hội và sự phát triển của các dịch vụ nha khoa, ngành răng hàm mặt cũng trở nên vô cùng “hot” trong việc lựa chọn ngành học của các bạn trẻ. Và không ít bạn trẻ đang phân vân về việc nên học đa khoa hay răng hàm mặt, vậy thì chúng ta đi tìm hiểu về hai ngành này trước khi đưa ra kết luận nhé!
Ngành Y đa khoa
Mục tiêu học tập của bác sĩ đa khoa: Nắm vững kiến thức nền tảng về khoa học, kiến thức và các kỹ năng về y học lâm sàng và cộng đồng cơ bản. Có khả năng kết hợp giữa phương pháp y học hiện đại với y học cổ truyền.
Sau khi kết thúc đào tạo: Các bác sĩ có thể chẩn đoán và đưa phương pháp điều trị cho một số bệnh nội khoa thông thường. Trong các trường hợp cấp cứu trong nội khoa tuyến y tế cơ sở, cấp cứu khẩn cấp trong ngoại khoa, đều có thể thực hiện sơ cứu, tự chẩn đoán và tự làm các kỹ thuật tiểu phẫu, chẩn đoán và đưa ra định hướng một vài bệnh chuyên khoa.
Nơi mà các bác sĩ y khoa ra trường có thể làm là các bệnh viện, cở sở y tế, ban ngành có nhu cầu sử dụng bác sĩ đa khoa. Việc học tập của ngành y đa khoa sẽ mất 6 năm + 1 năm định hướng theo đúng chuyên khoa mình đã chọn.
Ngành răng hàm mặt
Ngành răng hàm mặt được đánh giá là ngành có triển vọng khá cao trong tương lai, ngoài lý do nhu cầu cầu xã hội tăng cao về việc sử dụng dịch vụ nha khoa, thì nguồn nhân lực của ngành này hiện nay đang khá ít. Nên việc các bạn trẻ theo đuổi ngành này có tiềm năng đáng mong đợi.
Mục tiêu đào tạo: bác sĩ răng hàm mặt có khả năng chẩn đoán, điều trị, hỗ trợ phòng khám ngừa tốt tất cả vấn đề về cấu trúc răng miệng. Chuyên ngành được chia thành 8 nhánh cụ thể là chẩn đoán, chỉnh răng nội nha, phẫu thuật, phục hình tháo lắp răng, X-quang chỉnh hình miệng, nha khoa, nha khoa nhi khoa và nha khoa y tế cộng đồng.
Những nơi mà sinh viên răng hàm mặt ra trường có thể theo làm việc:
– Các trung tâm y tế, bệnh viện từ cơ sở đến trung ương
– Các bệnh viện công lập hoặc tư nhân
– Các viện nghiên cứu: chuyên viên trong các viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học sức khỏe, răng hàm mặt
– Các cơ quan quản lý: chuyên viên các cơ quan quản lý y tế
– Tự mở phòng khám chuyên khoa Răng-Hàm-Mặt…
Và việc hoàn thành chương trình học của ngành răng hàm mặt không phải trải qua 1 năm để học định hướng, mà chỉ đạt yêu cầu có thể đi làm ngay.
Tùy vào niềm yêu thích của bản thân và các thế mạnh cũng như là môi trường làm việc sau này mà bạn xem xét để đưa ra lựa chọn chuyên ngành phù hợp với mình nhất. Tuy nhiên lưu ý rằng y đa khoa sẽ trải qua nhiều thời gian để học hơn rất nhiều, bạn có thể cân nhắc thêm ở điểm này.
Câu 2: Có nên học y sĩ răng hàm mặt hay không?
Liệt kê một số công việc mà y sĩ nha khoa sẽ đảm nhận, bạn có thể từ đây mà xem xét mức độ phù hợp với sở thích của chính mình:
1. Công việc:
Chuyên về các bệnh lý có thể tự đưa ra chẩn đoán và phương pháp điều trị một số bệnh hay chứng bệnh thông thường, phát hiện sớm và xử trí ban đầu các trường hợp bệnh lý răng hàm mặt.
2. Nơi làm việc:
Các cơ quan, tổ chức khác nhau, bệnh viện quận, huyện, Trung tâm y tế. Và có thể làm việc tại các trạm Y tế xã, phường, thị trấn, tại các phòng khám tư nhân… TRong trường hợp bạn muốn hành nghề ở quê nhà cũng khá dễ dàng.
3. Lương bổng
Nhìn chung mức lương của y sĩ nha khoa thuộc mức trung bình cao, có thể nói là cao hơn so với ngành nghề khác.
Câu hỏi 3: Y sĩ răng hàm mặt làm được những gì?
Phạm vi hoạt động chuyên môn của các y sĩ được cấp chứng chỉ hành nghề y sĩ nha khoa theo sở y tế TPHCM là:
– Tự mở phòng khám nha khoa
– Khám và chữa bệnh thông thường cho các trường hợp bị thương Răng hàm mặt
– Chích, rạch áp xe, lấy cao răng và nhổ răng
– Điều trị laser bề mặt
– Nắn sai khớp hàm
– Chữa các bệnh viêm quanh răng
– Chỉnh hình răng miệng
– Làm răng giả và hàm giả
– Chữa răng và điều trị nội nha
– Tiểu phẫu thuật răng miệng
– Thực hiện cấy ghép răng implant từ 1 – 2 răng đơn giản trong một lần thực hiện thủ thuật
Câu hỏi 4: Y sĩ nha khoa có được mở phòng khám nha khoa không?
Như đã nói trên, y sĩ nha khoa muốn mở phòng khám nha khoa tư nhân phải đáp ứng đủ điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề. Và điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề bạn phải có bằng tốt nghiệp trung cấp y sĩ trở lên và có đầy đủ điều kiện về sức khỏe để theo học. Cùng với đó bạn cần có thời gian 12 tháng thực hành tại bệnh viện. Ngoài ra quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự… cũng là một trong những yếu tố cần đáp ứng điều kiện mở phòng khám nha khoa.
Câu hỏi 5: Các y sĩ có nên liên thông lên bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt hay không?
Có nên liên thông lên bác sĩ nha khoa hay không?
Đây chắc hẳn là điều mà ít nhiều bạn đang theo học ngành nha khoa đang trăn trở khá nhiều về việc chỉ nên dừng lại ở việc học y sĩ răng hàm mặt hãy tiến bước tiếp theo trở thành bác sĩ nha khoa. Về thực tế nếu bạn có điều kiện và khả năng có thể thể tiếp thu những kiến thức bậc cao và sẵn sàng gánh vác những công việc có trách nhiệm nặng nề hơn thì các bạn có thể thử để nâng cấp cho con đường sự nghiệp chính mình. Tuy công việc đặc thù của lĩnh vực sức khỏe có áp lực khá cao nhưng TDental tin rằng nếu trở thành bác sĩ là ước mơ thì chắc chắn những rào cản kia sẽ không thể làm khó được bạn.
Để thực hiện liên thông từ y sĩ răng hàm mặt lên bác sĩ nha khoa, bạn cần đáp ứng các điều kiện sau:
Điều kiện để liên thông
Căn cứ công văn số 4919/BGDĐT-GDĐH ngày 23 /9/2015 của của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc tuyển sinh liên thông từ trình độ trung cấp chuyên nghiệp lên trình độ đại học ngành Răng Hàm Mặt năm 2015.
– Đối tượng là công dân Việt Nam “không” trong quá trình chịu trách nhiệm hình sự hoặc chờ thi hành trách nhiệm pháp luật.
Người đăng ký dự thi liên thông từ trung cấp chuyên nghiệp lên Bác sĩ Răng – Hàm – Mặt phải có bằng tốt nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp đúng ngành đăng ký dự thi:
– Y sĩ chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt,
– Y sĩ Răng Trẻ Em (không tính đối tượng Y sỹ đa khoa có định hướng Răng – Hàm – Mặt hoặc định hướng răng Trẻ Em).
Với điều kiện bạn phải làm việc liên tục đúng ngành đào tạo ít nhất từ 12 tháng trở lên tại các cơ sở y tế (không bao gồm thời gian thực hành nghề nghiệp để lấy chứng chỉ hành nghề).
Thực tế việc học liên thông lên bác sĩ nha khoa không chỉ duy nhất con đường là học Y sĩ răng hàm mặt mà còn thông qua nhiều chương trình trung cấp khác. Miễn là các ngành học ấy thuộc lĩnh vực sức khỏe.
Kết luận:
Đó là giải đáp của TDental về việc lựa chọn giữa đa khoa và răng hàm mặt và các vấn đề xoay quanh việc học y sĩ nha khoa. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì khác về việc lựa chọn ngành học. Hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí cho bạn nhé!