Hội Thi Nghiên Cứu Khoa Học Sinh Viên Khoa Du Lịch lần 3 năm 2022
1. Mục đích Hội thi:
– Tạo môi trường nghiên cứu, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch. Phát huy năng lực tư duy sáng tạo, khả năng nghiên cứu khoa học độc lập hoặc làm việc theo nhóm của sinh viên.
– Hình thành năng lực tự học, tự nghiên cứu trong sinh viên. Thông qua đó, tạo điều kiện cho các sinh viên có cơ hội tiếp cận và vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học và giải quyết một số vấn đề của ngành du lịch
– Kết nối các sinh viên đam mê nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực du lịch với các tổ chức nghiên cứu về du lịch ngoài nhà trường, gắn kết giữa sinh viên với các giảng viên trong Khoa, trong trường và ngoài trường.
2. Nội dung Hội thi:
2.1. Đối tượng tham dự hội thi:
– Sinh viên khoa Du lịch và sinh viên các khoa khác trong trường ĐH Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh.
– Mỗi bài viết nghiên cứu khoa học có thể do cá nhân hay nhóm sinh viên thực hiện (Nhóm không quá 03 người, có sinh viên chịu trách nhiệm chính).
– Bài viết nghiên cứu khoa học phải đảm bảo các yêu cầu: chưa được công bố ở đâu; nội dung không trùng lặp với những nghiên cứu của các sinh viên những năm trước.
2.2. Lĩnh vực nghiên cứu:
Các bài viết nghiên cứu khoa học tập trung vào nội dung và lĩnh vực sau:
– Xu hướng du lịch trên thế giới hiện nay, các loại hình du lịch mới, hình thức lưu trú và kinh doanh du lịch….
– Nghiên cứu xây dựng mô hình du lịch homestay ở các địa phương; xu hướng du lịch cộng đồng và công tác bảo tồn, quảng bá bản sắc văn hóa dân tộc đối với thị trường du lịch….
– Thực trạng và giải pháp tăng cường năng lực đội ngũ nhân lực du lịch trong giai đoạn bình thường mới.
– Văn hóa làng nghề truyền thống ở các tỉnh, thành phố – tiềm năng và giải pháp phát triển hoạt động du lịch
– Khai thác các giá trị văn hóa, sinh thái cộng đồng để phát triển du lịch tại địa phương
– Giải pháp phát triển các loại hình du lịch MICE, du lịch thể thao….
– Đánh giá tiềm năng và hiện trạng khai thác loại hình du lịch sinh thái, du lịch đường sông tại các địa phương…
– Quảng bá văn hóa ẩm thực, lễ hội của địa phương gắn với phát triển du lịch.
2.3. Thời gian và tiến độ thực hiện:
– Từ ngày 15/4/2022 – 25/4/2022: Triển khai đến các lớp trong Khoa Du lịch để thông tin cụ thể về hội thi đến sinh viên; Đăng tải trên website và trang facebook của Khoa Du lịch nhằm quảng bá và thu hút sự quan tâm của sinh viên đến Hội thi.
– Từ ngày 25/4/2022 – 15/5/2022: Sinh viên/nhóm sinh viên đăng ký tham gia NCKH đăng ký tham dự Hội thi đến địa chỉ: Cô Đặng Thị Thúy An – Giảng viên Khoa Du lịch, Khoa Du lịch, Trường ĐH Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh; Email: [email protected] (Đăng ký theo mẫu kính kèm).
– Từ ngày 1/6/2022 – 5/6/2022: Khoa Du lịch tổ chức họp và đánh giá trực tiếp, xếp loại đánh giá đề tài của sinh viên theo thứ tự chọn lọc từ 1-10 đề tài nghiên cứu có ý tưởng xuất sắc và phân công giảng viên hỗ trợ hướng dẫn thực hiện đề tài dự thi.
– Từ ngày 10/6/2022 – 10/9/2022: Sinh viên/nhóm sinh viên tiến hành thực hiện đề tài với sự hỗ trợ góp ý sửa bài của các giảng viên được phân công hướng dẫn; Sinh viên hoàn thiện và in ấn nộp về Khoa Du lịch (kèm file mềm). Hạn chót nhận bài nghiên cứu của sinh viên/nhóm sinh viên tham gia hội thi là ngày 10/9/2022.
– Từ ngày 10/9/2022 – 15/9/2022 Thành lập Hội đồng chấm thi các bài Nghiên cứu khoa học.
– Ngày 20/9/2022: Công bố các giải thưởng và đề xuất chỉnh sửa để sinh viên/nhóm sinh viên hoàn thiện đề tài, tiến hành thực hiện việc đăng ký đề tài NCKH cấp trường và tham gia Hội thi Eureka cấp Thành phố.
2.4. Các tiêu chí đánh giá công trình nghiên cứu khoa học sinh viên:
Công trình nghiên cứu khoa học sinh viên được đánh giá theo các tiêu chí như sau:
– Hình thức của đề tài nghiên cứu đảm bảo đúng quy cách (sử dụng font chữ Time New Roman, cỡ chữ 13, dãn dòng 1,5 lines. Bài nghiên cứu không dài quá 30 trang (bao gồm phụ lục và danh mục tài liệu).
– Phần đặt vấn đề thể hiện rõ đề tài mang tính thực tiễn, có tính khả thi.
– Cấu trúc của đề tài đảm bảo đầy đủ các phần: Phần mở đầu (Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu; Phương pháp nghiên cứu; Tổng quan lịch sử nghiên cứu); Phần nội dung chính của đề tài nghiên cứu; Kết luận nghiên cứu và kiến nghị.
– Tài liệu tham khảo, trích dẫn đảm bảo đúng quy cách.
– Đề tài có tính sáng tạo và triển vọng của đề tài.
2.5. Cơ cấu giải thưởng Hội thi:
– 1 giải nhất: 2.000.000đ (Hai triệu đồng)
– 2 giải nhì: 1.500.000đ/giải(Ba triệu đồng)
– 3 giải ba: mỗi giải 1.000.000đ/giải (Ba triệu đồng)
Tổng cộng giải thưởng: 8.000.000đ (Tám triệu đồng)
Ban TTKDL xin đại diện trân trọng thông báo!