Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Phú Thọ BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC HỘI… Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Phú Thọ

BÁO CÁO

TỔNG KẾT CÔNG TÁC HỘI NHIỆM KỲ II, PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NHIỆM KỲ III (2017
– 2021)
 ————————————

                                                                

PHẦN I:

BÁO CÁO CÔNG TÁC HỘI LÂM NGHIỆP NHIỆM KỲ II

 

Hội Khoa học kỹ thuật Lâm
nghiệp (Hội Lâm nghiệp) là thành viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Phú
Thọ, là một tổ chức xã hội nghề nghiệp hoạt động vì sự nghiệp quản lý bảo vệ,
xây dựng và phát triển rừng của tỉnh Phú Thọ. Trong nhiệm kỳ II hoạt động của
Hội Lâm nghiệp có nhiều thuận lợi, song cũng nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ
lực của Ban Chấp hành Hội, sự cố gắng của các hội viên, đã đạt được kết quả cụ
thể như sau:

I. THUẬN LỢI, KHÓ
KHĂN

1. Thuận lợi

Được sự quan tâm và chỉ đạo trực tiếp, sát sao của Liên
hiệp các Hội KH và KT tỉnh Phú Thọ, của Hội Lâm nghiệp Việt Nam, sự phối hợp
với các ngành, các đơn vị liên quan, cùng với sự nỗ lực của tập thể Hội viên
Hội Lâm nghiệp.

Hầu hết các thành viên
trong Hội đều có chuyên môn chuyên sâu, nhiệt tình, tự nguyện tham gia công tác
hội. Các Hội viên

 

đã nghỉ hưu có nhiều
kinh nghiệm thực tiễn, có nhiều thời gian dành cho công tác hoạt động của hội.

2. Khó khăn

Các hội viên đương chức hoạt động kiêm nhiệm, các chi
hội, hội viên sinh hoạt phân tán theo 6 vùng trên địa bàn tỉnh, chủ yếu ở vùng
sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng kinh tế phát triển chậm.

Do điều kiện làm việc thiếu thốn, cơ sở vật chất, trang
thiết bị, địa điểm làm việc không có. Thời tiết diễn biến bất thường ảnh hưởng
không nhỏ đến nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng; mặt khác sản xuất lâm nghiệp
mang tính đặc thù, chu kỳ sản xuất kéo dài, nên đã gặp không ít khó khăn cho
hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị. Dù đã quy tụ được số đông các nhà
khoa học của ngành trên địa bàn tỉnh, nhưng chưa có cơ chế phù hợp và hấp dẫn,
để có thể khơi nguồn trở thành lực lượng thực sự mạnh mẽ và có vai trò rõ rệt
hơn trong xã hội.

II. CÔNG TÁC TỔ CHỨC
HỘI

         

Hội KHKT Lâm nghiệp Phú Thọ
tổ chức đại hội lần I vào tháng 5/2005 với tổng số 72 hội viên, 100% hội viên
là cán bộ đại học, trên đại học và cán bộ quản lý chủ chốt của ngành trong đó
có 01 tiến sỹ và 04 thạc sỹ. UBND tỉnh có Quyết định số 1854/QĐ-UBND ngày
14/7/2005 phê duyệt bản Điều lệ và công nhận Ban chấp hành, Chủ tịch, phó Chủ
tịch và Văn phòng hội; Liên hiệp hội đã có Quyết định số 67/QĐ-LHH ngày
29/6/2006 công nhận Hội KHKT Lâm nghiệp là Hội thành viên của Liên hiệp hội.

Ngày 06/11/2010 Hội KHKT Lâm nghiệp Phú Thọ tổ chức đại
hội lần II với tổng số 95 hội viên, 100% hội viên là cán bộ đại học, trong đó
có 01 tiến sỹ và 6 thạc sỹ. Đại hội đã kiện toàn BCH Hội bao gồm 11 đồng chí
thành viên thực sự nhiệt tình, có điều kiện hoạt động, có năng lực để củng cố
tổ chức, duy trì hoạt động Hội, các chi hội trực thuộc, các uỷ viên BCH là Thủ
trưởng các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp lâm nghiệp của địa
phương và TW đóng trên địa bàn tỉnh. Đến nay Hội Lâm nghiệp có 06 Chi hội trực
thuộc với 162 hội viên tham gia, 100% hội viên là cán bộ kỹ thuật lâm nghiệp
trình độ đại học, trên đại học và cán bộ quản lý chủ chốt của ngành trong đó có
03 tiến sỹ và 22 thạc sỹ.

Sáu chi hội trực thuộc gồm: Chi hội KHKTLN Bãi Bằng; Chi hội
KHKTLN Việt Trì; Chi hội KHKTLN Đoan Hùng; Chi hội KHKTLN Yên Lập; Chi hội
KHKTLN Thanh Sơn; Chi hội KHKT LN Tân Sơn, số lượng hội viên và tình hình tổ
chức Hội cơ bản ổn định.

– Công tác quản lý Hội viên:

+ Sinh hoạt theo Chi hội, tổ chức họp định kỳ theo quý và
họp đột xuất;

+ Các Chi hội hoạt động trên cơ sở nền tảng và tôn chỉ
theo điều lệ của Hội và hạch toán độc lập, tự chủ trong hoạt động của mình.

– Công tác sinh hoạt Hội: Ban Chấp hành tổ chức họp định
kỳ theo đúng Điều lệ Hội Lâm nghiệp, nội dung tập trung đánh giá kết quả hoạt
động của Ban chấp hành, hoạt động của các Chi hội trực thuộc và đề ra phương
hướng hoạt động trong thời gian tới. Đồng thời trong nhiệm kỳ Ban chấp hành còn
có 3 cuộc họp bất thường tập trung vào kiện toàn công tác tổ chức của Hội.

– Các Chi hội, hội viên hoạt động theo Điều lệ của Hội,
chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Học
tập triển khai tại các nơi công tác và sinh hoạt như hội nghị học tập, quán
triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khoá XI; học tập chuyên đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh”; Quán triệt Điều lệ Đảng và các quy định, hướng dẫn của TW về
thi hành Điều lệ Đảng; thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và
kỷ luật Đảng, quy định về những điều đảng viên không được làm…

III. HOẠT ĐỘNG
CHUYÊN MÔN CỦA HỘI

         

Nhiệm kỳ II Hội vừa ổn định
tổ chức vừa nghiên cứu về nhiệm vụ cụ thể, nội dung, phương thức hoạt động. Là
tổ chức xã hội nghề nghiệp hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, tự vận động, tự
trang trải, tự chịu trách nhiệm về toàn cục chưa có nhiều mô hình để học tập
nên thời gian qua Hội vừa hoạt động vừa rút kinh nghiệm. Nhiệm vụ trọng tâm tập
trung vào những nội dung khoa học, ứng dụng công nghệ thiết thực, phục vụ cho
nhiệm vụ của ngành, của đơn vị như

 

xây
dựng

ý tưởng, xây dựng nội dung đề tài,
dự án có quy mô nhỏ phù hợp với điều kiện hoạt động của Hội nhằm nghiên cứu
thực nghiệm, xây dựng mô hình, chuyển giao khoa học công nghệ về bảo tồn phát
triển đa dạng sinh học, bảo vệ và phát triển rừng, sản xuất kinh doanh rừng
trong các Công ty Lâm nghiệp sản xuất nguyên liệu giấy, chế biến lâm sản.

         

Ban chấp hành Hội trực tiếp
là Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Văn phòng Hội thường xuyên cập nhật thông tin các
hoạt động của Hội cấp trên, các cơ quan đơn vị, tổ chức trong nước và quốc tế
hoạt động ở Việt Nam có liên quan, phù hợp với điều kiện hoạt động của Hội làm
cầu nối chuyển đến các hội viên, các chi hội nghiên cứu vận dụng. Là tổ chức
thành viên của Hội lâm nghiệp Việt Nam và Liên hiệp hội KHKT tỉnh, các hội viên
của Hội nghiêm chỉnh chấp hành Điều lệ và các chế độ chính sách của Nhà nước,
cử cán bộ tham gia họp và tập huấn về công tác Hội do cấp trên triệu tập đầy
đủ; tham gia tư vấn phản biện một số đề tài dự án cấp tỉnh do Sở KHCN hoặc Liên
hiệp hội mời.

1. Công tác tuyên truyền

– Hàng năm các Hội viên đã có trên 100 tin, bài, ảnh được
đăng trên Báo Phú Thọ, Tri thức đất tổ, tạp chí Kiểm lâm, bản tin nông nghiệp
và Website của Sở Nông nghiệp và PTNT, Website của Hội… Hội KHKT Lâm nghiệp
đã lập trang Website: hoilamnghiep-pto.com, đồng thời Hội đã thành lập Ban Quản
trị và Biên tập. T

rang Website của Hội
chuyển tải các thông tin về Khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp; Tin tức thời sự, chủ
trương chính sách, pháp luật về Lâm nghiệp; Tin, bài, tác phẩm văn hoá, văn
nghệ của các đơn vị và cá nhân trong Hội. đến nay

t

rang Website đã có trên 511.000 lượt truy
cập, nội dung thực sự phong phú, bổ ích, mang tính tuyên truyền quảng bá cao.

– Các hội viên của các Chi hội đã tích cực tham gia các
lớp, khóa đào tạo tập huấn, hàng năm tổ chức từ 20 – 25 lớp tập huấn, tuyên
truyền về

xây dựng phát triển rừng,
quản lý sử dụng rừng và bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên cho hơn 750 lượt người
tham gia, học viên là các chủ rừng, các hộ gia đình sống trong và ven rừng, lực
lượng dân quân tự vệ và các em học sinh phổ thông

, tham gia xây dựng nội
dung chuyên mục

“Rừng với cuộc
sống”

, trên sóng Đài PTTH Phú Thọ. Đồng thời các hội viên đã tích cực
trong công tác thông tin tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nước về khoa học và công nghệ, đưa các ứng dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp, phổ biến kiến thức nông
lâm nghiệp tới người dân thông qua hệ thống truyền thanh cơ sở, tờ gấp, tờ
tranh cổ động…

2. Hoạt động NCKH và
phát triển công nghệ

Hội KHKT Lâm nghiệp
thực hiện 02 nhiệm vụ KHCN cơ sở là: “

Nghiên
cứu xây dựng trang Web thông tin Khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp tỉnh Phú
Thọ”

 

và ”Đánh giá khả năng phục
hồi rừng cây bản địa trên đất thoái hóa sau khai thác rừng Bạch đàn tại rừng
Quốc gia Đền Hùng – Tỉnh Phú Thọ”.

Các hội viên của Hội đã tích cực tham gia, phối hợp thực
hiện các nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Tổng
công ty Giấy Việt Nam, đề tài cơ sở tại đơn vị, cơ quan công tác (Viện Nghiên
cứu cây nguyên liệu giấy, Tổng công ty Giấy Việt Nam và Trung tâm KHLN vùng
trung tâm Bắc Bộ). Cụ thể:

– Cấp Nhà nước 03 đề
tài:

Đề tài “Khai thác và phát triển nguồn gen bạch đàn làm nguyên liệu giấy”;
đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng cây Bương lông Điện Biên

(Dendrocalamus giganteus)

cung cấp
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến tại các tỉnh miền núi phía Bắc” và “Đề tài
Bảo tồn và lưu giữ nguyên gen cây Nguyên liệu giấy”.

– Cấp Bộ 8 đề tài:

         

1. Nghiên cứu và thử nghiệm
một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong

xây
dựng rừng giống và vườn giống keo tai tượng ở vùng Hàm Yên, Tuyên Quang.

         

2. Theo dõi đánh giá một số
thử nghiệm cho loài keo tai tượng ở các vùng nguyên liệu giấy được thiết lập từ
năm 2008.

         

3. Nghiên cứu trồng rừng hỗn
giao một số loài cây nguyên liệu giấy nhằm nâng cao năng suất và chất lượng
rừng trồng.

         

4. Nghiên cứu chọn lọc, lai
tạo giống bạch đàn có năng suất gỗ cao.

         

5. Nghiên cứu kỹ thuật giâm
hom và xây dựng mô hình rừng trồng cho 3 dòng bạch đàn đã được chọn lọc PNCTIV;
PNCT3 và PNCT4.

 

        

6.
Xây dựng mô hình xúc tiến tái sinh tự nhiên và nghiên cứu cơ sở xác

định cường độ khai thác trung gian rừng trồng keo
tai tượng làm nguyên liệu giấy.

         

7. Nghiên cứu trồng thử
nghiệm một số dòng vô tính keo lai (KL2; KL20; KITA3; BV10; BV16; BV71; BV32;
BV75; BV73) trên một số dạng lập địa chính Hàm Yên – Tuyên Quang.

8. Dẫn giống và khảo nghiệm dòng vô tính một số dòng keo
tai tượng ưu trội ở vùng Trung tâm Bắc bộ.

Đề tài cấp
tỉnh:

+ Nghiên cứu bảo tồn và phát triển cây Gù hương trên đất
Phú Thọ.

+ Xây dựng vườn các loài cây rừng
tỉnh Phú Thọ có trong sách đỏ Việt Nam.

+ Nghiên cứu khảo nghiệm mở rộng các
dòng Keo lai tại Đoan Hùng, Phú Thọ.

 

+ Nghiên cứu phương
pháp bảo tồn Dẻ gai Phú Thọ”.

 

+ Nghiên cứu phát
triển các loài cây lá rộng bản địa đặc trưng cho các vùng miền tại Vườn Quốc
gia Đền Hùng”.

 

+ Nghiên cứu kỹ
thuật gây trồng cây Dái ngựa kinh doanh gỗ lớn tại vùng Trung tâm Bắc Bộ”.

+ Thực hiện Dự án “Tăng cường năng lực Bảo vệ và phát
triển rừng bền vững cho Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ”.

+ Thực hiện Dự án khuyến lâm Trung ương được phê duyệt
kế hoạch tổng thể, triển khai tập huấn kỹ thuật, hội thảo, sản xuất 220.000 cây
giống, trồng 120 ha mô hình.

Cấp Tổng
công ty Giấy Việt Nam 7 đề tàì.

         

Cấp cơ sở:

Thử nghiệm một số phương pháp nhân giống Trúc quân tử
tại Vườn quốc gia Xuân Sơn.

Một số hội viên đã tích cực xây dựng và đề xuất các ý tưởng về bảo vệ và
phát triển rừng, bảo vệ đa dạng sinh học gắn với với các đề tài nghiên cứu khoa
học cấp cơ sở, các dự án có qui mô dự án nhỏ gửi tới các cơ quan, tổ chức quốc
tế có liên quan xem xét phê duyệt cấp kinh phí thực hiện.

Các Hội viên tích cực tham gia các hội thảo, hội nghị
khoa học do các đơn vị trong và ngoài ngành tổ chức liên quan đến lĩnh vực Lâm
nghiệp, phục vụ tái cơ cấu ngành.

* Hội thi sáng tạo
kỹ thuật.

Hội đã tích cực tuyên truyền cho các hội viên tham gia
các phong trào khuyến khích sáng tạo kỹ thuật, các giải thưởng:

Cuộc thi sáng tạo dành cho Thanh, thiếu niên
nhi đồng.

Tham gia hội nghị
tổng kết và trao giải Cuộc thi sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng hàng năm; Hội
thi sáng tạo kỹ thuật và phát động các hội thi sáng tạo kỹ thuật năm 2014,
2015, 2016.

Các hội viên thuộc
các chi hội Đoan Hùng, Phù Ninh đã có nhiều bài báo nghiên cứu khoa học về lâm
nghiệp được đăng tải trên các báo, bản tin chuyên ngành và trên các trang Web
của Hội Lâm nghiệp, của các cơ quan liên quan, đặc biệt là các hội viên của

Trung tâm khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc
Bộ có 19 bài báo, trong đó có 10 bài báo quốc tế và 9 bài báo trong nước.

3. Hoạt động tham
mưu, đề xuất, tư vấn, phản biện và giám định xã hội

Các hội viên Hội KHKT Lâm nghiệp đang công tác tại các cơ
quan: Chi cục Lâm nghiệp, Chi cục Kiểm lâm, Các

Công ty Lâm nghiệp, các Viện, Trung tâm Nghiên cứu, Ban quản lý rừng
phòng hộ, đặc dụng

là lực lượng nòng cốt tham gia xây dựng, duy trì và
mở rộng phong trào “trồng cây đời đời nhớ ơn Bác”, “giữ mãi mầu xanh trên quê
hương đất tổ”.

Hàng năm các Hội viên đã tích cực phối hợp, tham gia và hoàn thành vượt kế
hoạch các chương trình, dự án về bảo vệ và phát triển rừng.

Tham gia chương trình bảo tồn các nguồn gen quý hiếm tại Vườn quốc gia Xuân
Sơn, chương trình bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng, chương trình kiểm
kê rừng, tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4. Hợp tác với các tổ chức trong nước và quốc tế

Các hội viên phối hợp

tham gia thực hiện dự án: ”Trình diễn năng lực phục hồi
rừng bền vững ở Việt Nam” do mạng lưới Châu Á Thái Bình Dương (APFNet) tài trợ;
dự án trồng rừng bảo vệ môi trường tại huyện Thanh Ba do Trung tâm xúc tiến lâm
nghiệp Nhật Bản (JIFPRO) tài trợ và nhiều các chương trình phối hợp với các tổ
chức quốc tế, nghiên cứu về lĩnh vực lâm nghiệp.

5. Hoạt động
dịch vụ, tài chính và biên chế hội

– Hội chưa có các cơ sở dịch vụ, nên chưa có nguồn thu từ
các hoạt động dịch vụ. Hội không được giao biên chế (kể cả hợp đồng), các hội
viên hoạt động kiêm nhiệm.

 

Hội KHKT Lâm nghiệp Phú Thọ được Liên hiệp các
hội KHKT cấp kinh phí hỗ trợ 51 triệu đồng trong 3 năm 2014, 2015, 2016 phục vụ
hoạt động của hội và công tác tuyên truyền trong các chi hội, hội viên (duy trì
hoạt động Web site hoilamnghiep-pto.vn), còn lại kinh phí chủ yếu do vận động
ủng hộ đóng góp; chưa được cấp các trang thiết bị, phương tiện, trụ sở để hoạt
động.

6. Một số hoạt động tiêu biểu của Hội và các Chi hội

Các hội viên Hội KHKT Lâm nghiệp là lực lượng nòng cốt
tham gia xây dựng, duy trì và mở rộng phong trào “trồng cây đời đời nhớ ơn
Bác”, “giữ mãi mầu xanh trên quê hương đất tổ”. N

âng cao hiệu quả
kinh tế của rừng trồng theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng và sản phẩm gỗ
chế biến từ rừng trồng, tạo vùng nguyên liệu tập trung, cung cấp nguyên liệu
cho công nghiệp chế biến đồ gỗ xuất khẩu

.

Hàng năm các Hội viên đã tích cực phối hợp, tham gia các chương trình dự án
về bảo vệ và phát triển rừng: Trồng rừng bình quân 8.500 ha/năm; bảo vệ rừng:
34.000 ha/năm; chăm sóc rừng trồng phòng hộ, đặc dụng: 980 ha/năm

. Diện tích rừng trồng tập trung hàng năm đều tăng
lên từ 6.500 ha (2011) lên 9.060 ha (2016). Sản lượng gỗ khai thác rừng trồng
tăng từ 323.685 m3 (2011) lên 455.000 m3 (2016).

– Các hội viên của Trung tâm khoa học Lâm nghiệp vùng
Trung tâm Bắc Bộ, thuộc chi hội Đoan Hùng, Viện nghiên cứu cây nghiên liệu giấy
sợi, thuộc Chi hội Phù Ninh đã thực sự phát huy được vai trò của các cơ quan
nghiên cứu khoa học,

 

tích cực
tham gia, phối hợp thực hiện các nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà
nước, cấp Bộ, cấp Tổng công ty Giấy Việt Nam, đề tài cơ sở tại đơn vị, cơ quan
công tác.

– Các Hội viên thuộc các Công ty Lâm nghiệp trên địa bàn
tỉnh Phú Thọ hàng năm tích cực phối hợp, chỉ đạo thực hiện và đã đạt được kết
quả: trồng rừng sản xuất 1.550 ha/năm; chăm sóc rừng trồng: 5.500 ha/năm; khai
thác rừng trồng, năm 2010 diện tích: 2.100 ha, năng suất bình quân đạt

9,5 m3/ha/năm;

năm
2016 diện tích khai thác: 1.650 ha, năng suất bình quân đạt

12 m3/ha/năm.

N

ăng suất và
chất lượng rừng

hàng năm được nâng lên đáng kể góp phần nâng cao giá trị
và tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp.

– Các hội viên của Vườn quốc gia Xuân Sơn thuộc chi hội Tân Sơn, tích cực
phối hợp tham gia chương trình bảo tồn các nguồn gen quý hiếm, bảo vệ đa dạng
sinh học gắn với với các đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở; đề xuất được
công nhận 20 cây nghiến là cây di sản tại Vườn quốc gia Xuân Sơn…

– Ban chấp hành Hội thường xuyên cập nhật thông tin các
hoạt động của Hội cấp trên, các cơ quan đơn vị, tổ chức trong nước và quốc tế
hoạt động ở Việt Nam có liên quan phù hợp với điều kiện hoạt động của Hội làm
cầu nối chuyển đến các hội viên, các chi hội nghiên cứu vận dụng. Các hoạt động
của các hội viên ở các Chi hội, các cơ quan đơn vị rất phong phú nhưng nguồn
kinh phí không do Hội khai thác đầu tư và quản lý nên không tổng hợp thể hiện
trong báo cáo này.

– Trong Nhiệm kỳ Hội có thêm 02 hội viên bảo vệ thành
công luận án tiến sĩ, 16 hội viên tốt nghiệp thạc sỹ và nhiều kỹ sư tham gia
hội.

6. Công tác kiểm tra

– Tăng cường nắm bắt tình hình hoạt động của các Chi hội
để kịp thời trao đổi, tháo gỡ khó khăn, năng cao chất lượng, hiệu quả hoạt
động.

– Hàng năm chấp hành tốt cuộc thăm, làm việc và thực hiện
công tác kiểm tra Hội của Liên hiệp các Hội KHKT tỉnh Phú Thọ. Qua Kiểm tra Hội
đã thực hiện đúng thông báo kết luận kiểm tra, khắc phục các tồn tại hạn chế,
được Liên hiệp hội đánh giá cao.

7. Đánh giá chung

Trong thời gian qua hoạt động của Hội có nhiều thuận lợi,
song cũng nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực của Ban chấp hành Hội, sự cố gắng
của các hội viên, Hội Lâm nghiệp đã hoàn thành tốt những nhiệm vụ trọng tâm đề
ra trong nhiệm kỳ II, đã đạt được một số kết quả nổi bật, có nhiều nét mới:

Bộ máy tổ chức Hội được củng cố đi vào hoạt động có nề
nếp, chất lượng công tác được nâng lên; thực hiện tốt hơn chế độ thông tin, báo
cáo định kỳ.

Công tác

thông tin, tuyên
truyền, đào tạo và phổ biến kiến thức được đẩy mạnh dưới nhiều hình thức

. Đặc biệt là duy trì và phát triển

Website
Hội, các hội viên tích cực tham gia phổ biến kiến thức, tuyên truyền, tập huấn
nghiệp vụ với nhiều nội dung và hình thức phong phú.

Hoạt động nghiên cứu khoa học đạt được những kết quả tốt,
các hội viên đã tích cực thực hiện và hoàn thành các đề tài, dự án khoa học
quan trọng ( Hội Lâm nghiệp hoàn thành tốt đề tài KHCN cấp cơ sở: Đánh giá khả
năng phục hồi rừng cây bản địa trên đất thoái hóa sau khai thác rừng Bạch đàn
tại rừng Quốc gia Đền Hùng – Tỉnh Phú Thọ). Các hoạt động nghiên cứu khoa học
của tổ chức và của ngành Nông nghiệp và PTNT.

Quan hệ phối hợp tốt với Liên

hiệp hội tỉnh và các hội khác ngày càng hiệu quả hơn. Tích cực hưởng ứng
các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện.

Tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại bất cập như: Hội chưa có
trụ sở riêng, chưa có bộ máy văn phòng và trang thiết bị để giao dịch và chưa
tự trang trải cho các hoạt động; việc hoạt động dịch vụ KHKT để có nguồn thu
góp phần cho hoạt động Hội là rất khó khăn; các Chi hội hoạt động chưa thực sự
hiệu quả, chưa phối hợp chặt chẽ với nhau; Công tác vận động, xây dựng phát
triển Hội viên mới còn hạn chế. Các đề tài, dự án

NCKH và phát triển công
nghệ

hoặc các hoạt động của Hội chưa được xây dựng, triển khai thực
hiện độc lập mà chỉ là phối hợp tham gia; chưa thực sự phát huy được chức năng
tư vấn, phản biện, giám định xã hội trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Nguyên nhân của các tồn tại:

Do điều kiện làm việc thiếu thốn, cơ sở vật chất, trang
thiết bị, trụ sở làm việc không có, cán bộ hội làm việc kiêm nhiệm, các chi
hội, hội viên sinh hoạt phân tán theo 6 vùng trên địa bàn tỉnh.

Các Ủy viên trong Ban Chấp
hành chưa thực sự phát huy hết vai trò lãnh đạo trong việc tổ chức các hoạt
động của hội, chỉ đạo chưa thường xuyên; các chi hội chưa thực sự chủ động tổ
chức hoạt động theo Điều lệ Hội.

Dù đã quy tụ được số đông
các nhà khoa học của ngành trên địa bàn tỉnh, nhưng chưa có cơ chế phù hợp và
hấp dẫn, để có thể khơi nguồn trở thành lực lượng thực sự mạnh mẽ và có vai trò
rõ rệt hơn trong xã hội.

PHẦN II

PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM
VỤ NHIỆM KỲ III (2017 – 2021)

Trên cơ sở tán thành và thực hiện theo điều lệ của Liên
hiệp các hội KHKT tỉnh Phú Thọ và tiếp tục thực hiện bản điều lệ Hội KHKT Lâm
nghiệp đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 897/QĐ-UBND ngày 18/3/2011
của UBND tỉnh. Hội KHKT Lâm nghiệp Phú Thọ đề ra phương hướng nhiệm vụ cho
nhiệm kỳ III như sau:

Duy trì, thực hiện tốt các hoạt động theo Điều lệ, trong
đó quan tâm chủ động thực hiện độc lập và phối hợp thực hiện các nhiệm vụ tư
vấn, phản biện và giám định xã hội nhất là việc dóng góp ý kiến, tư vấn, phản
biện đối với các chương trình đề án có liên quan cho ngành Nông nghiệp và PTNT
và cho lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT.

Kiện toàn, củng cố các chi hội bao gồm các thành viên
thực sự nhiệt tình, có điều kiện hoạt động, có năng lực để củng cố tổ chức hội,
các chi hội trực thuộc, duy trì hoạt động Hội. Tiếp tục phát triển Hội viên mới,
quan tâm, tranh thủ sự đóng góp về khoa học kỹ thuật, về kinh nghiệm của các
cán bộ đã nghỉ chế độ vẫn tích cực tham gia hoạt động hội.

Về

Hoạt động NCKH và
phát triển công nghệ

thực hiện theo điều lệ, trước mắt tập
trung các đề tài dự án có qui mô nhỏ và vừa, phù hợp điều kiện hoạt động của
Hội như nghiên cứu thực nghiệm, xây dựng mô hình, chuyển giao khoa học công
nghệ … về bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh; đa dạng các mối quan
hệ để khai thác các nguồn đầu tư tài trợ của các cơ quan đơn vị trong tỉnh,
trong nước và quốc tế cho Hội hoạt động. Để củng cố hoạt động của Hội, tăng
cường cập nhật và nắm bắt thông tin, định kỳ 6 tháng, 1 năm các Chi hội tổng
hợp báo cáo hoạt động của các hội viên về sáng kiến cải tiến, tập huấn, tuyên
truyền, nghiên cứu chuyển giao KHCN Lâm nghiệp gửi về văn phòng hội để tổng hợp
thành hoạt động chung của Hội.

Tích cực đẩy mạnh các hoạt động của Hội, thông qua các
hình thức như: tổ chức các buổi tuyên truyền, tập huấn; truyên truyền thông tin
trên Đài PTTH, Báo, tư vấn phản biện, hội thảo… qua đó sẽ nâng cao được hiệu
quả và khẳng định được vai trò của Hội trong hoạt động và phát triển kinh tế –
xã hội của địa phương. Tăng cường các mối quan hệ, tham quan học tập, hợp tác
với các hội bạn để hoạt động của Hội phong phú hơn và có kết quả cao hơn.

Duy trì, phát triển nội
dung và khai thác hiệu quả trang Website của Hội KHKT lâm nghiệp. Hàng năm số
lượng tin, bài viết đăng các báo, tạp chí và bản tin đạt trên 100 tin, bài,
ảnh.

Tăng cường đề xuất và tham gia thực hiện các đề tài, dự án, trong nhiệm kỳ
thực hiện mới từ 1-2 nhiệm vụ khoa học công nghệ cơ sở, đồng thời phối hợp thực
hiện tốt nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Tổng
công ty Giấy Việt Nam, đề tài cơ sở tại đơn vị, cơ quan công tác.

Tăng cường phối hợp, triển
khai thực hiện các chương trình mục tiêu về bảo vệ và phát triển rừng bền vững,
đặc biệt là tái cơ cấu trong lĩnh vực lâm nghiệp, trồng rừng sản xuất, phòng
cháy chữa cháy rừng và bảo vệ tài nguyên rừng; tranh thủ nguồn vốn ngân sách sự
nghiệp khoa học của tỉnh, nguồn vốn của các tổ chức quốc tế và nguồn vốn khác.

Duy trì chế độ họp, thông tin báo cáo định kỳ, tăng cường
hoạt động của Ban kiểm tra đối với các Chi hội. Phát triển quỹ Hội: Huy động
đóng góp của tất cả các đơn vị, cá nhân có liên quan và đóng góp quỹ hội của
các hội viên.

Tranh thủ sự ủng hộ của cấp uỷ Đảng và chính quyền địa
phương, các ban ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội…..đối với các hoạt
động của Hội.

Tăng cường các hoạt động,
vận động của Hội, các Chi hội; duy trì sự gắn kết trong họat động giữa các Chi
hội với Hội và Hội KHKT Lâm nghiệp với Liên hiệp Hội.

Đại hội Hội KHKT lâm nghiệp nhiệm kỳ III vào dịp các cấp
uỷ chính quyền và các ngành của địa phương đang triển khai Nghị quyết tỉnh đảng
bộ lần thứ 18 và thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, Hội KHKT Lâm nghiệp
Phú Thọ quyết tâm phát huy những kết quả đã đạt được, phấn đấu nhiệm kỳ III (2017
– 2021) hoạt động của Hội sẽ chất lượng và hiệu quả hơn./.

TM. BAN CHẤP HÀNH

CHỦ TỊCH

 Lương Văn Thắng

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến phản hồi

Họ và tên

Email

Nội dung