Học xuất nhập khẩu ra làm gì? | Nghề xuất nhập khẩu làm những gì?

Học xuất nhập khẩu ra làm gì? Thoạt nghe nghề xuất nhập khẩu là một ngành nghề khá “ngầu”. Nhưng một số bạn vẫn còn khá mơ hồ về lĩnh vực xuất nhập khẩu này.

hoc-xuat-nhap-khau

Sinh viên học xuất nhập khẩu ra làm gì khi tốt nghiệp?

Đây là một số vấn đề mà các bạn sinh viên thường rất quan tâm. Điều này được nhấn mạnh khi tôi tham gia một buổi chia sẻ nghề nghiệp tại Trường Đại học Tài chính – Marketing. 

Tại sao đi học xuất nhập khẩu mà vẫn chưa biết sau này sẽ làm gì?

Bởi vì các bạn sinh viên thường không chú ý những vấn đề thực tiễn bên ngoài. Và khá hạn chế tiếp xúc với các anh chị đã và đang đi làm để có cái nhìn tổng quát về ngành xuất nhập khẩu. Và đợi đến khi gần ra trường vẫn còn khá hoang mang về chuyên ngành mà mình học.

Hoạt động giao nhận hàng hóa phát triển mạnh mẽ từ khi Việt Nam thực hiện các chính sách mở cửa gia nhập vào các hiệp định tự do thương mại. Khi hoạt động xuất nhập khẩu phát triển mạnh cũng là lúc phát sinh nhu cầu ủy thác của các công ty nhận hàng xuất khẩu hoặc ngược lại.

Một số công việc trong ngành xuất nhập khẩu:

Các nhà sản xuất, thương mại, dịch vụ quy mô trung bình 100 nhân viên thì cần có ít nhất 4 người về logistics (quản lý xuất nhập khẩu, mua hàng, kho hàng, vận tải, phân phối), tỷ lệ nhân lực logistics trong công ty sử dụng dịch vụ là 4%.

Tính tổng quan 350.000 doanh nghiệp trong số hơn 700.000 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp có 30 người, tỷ lệ qua đào tạo logistics – Xuất nhập khẩu là 50% thì số người cần đào tạo hiện nay cũng lên tới 210.000 người.

Bạn có thể cân nhắc các vị trí làm việc trong ngành xuất nhập khẩu như:

Nhân viên mua hàng (Purchasing Official): Đàm phán với nhà  các cung cấp B2B hoặc B2C. (qua Internet và các nguồn thông tin khác); phân tích Bảng báo giá, dự toán các chi phí nhập khẩu. (Cước vận tải, trucking, Local charges, thuế nhập khẩu…). Soạn thảo Hợp đồng mua bán/hợp đồng ngoại thương (Purchase Order); chuẩn bị các chứng từ thanh toán ( mở L/C, chuyển tiền..); thực hiện các công việc cần thiết về vận tải,…

Nhân viên Nhập Khẩu (Import Executive): Công việc thường giống Purchasing Official. Tuy nhiên đa số nhân viên Nhập khẩu không chỉ tìm kiếm nhà cung cấp; mà thường làm việc trong các công ty kinh doanh ít mặt hàng và có nhà cung cấp ổn định; Hoặc các công ty phân phối độc quyền 1 nhãn hiệu nào đó…

Nhân viên Sales – Xuất nhập khẩu: Tìm kiếm và đàm phán với những khách hàng nội địa hoặc nước ngoài (Sales Oversea). Phải thực hiện các công việc để xuất khẩu/nhập khẩu hàng: Booking; mở Tờ khai báo hải quan, xin một số giấy phép: C/O, Kiểm dịch,…

Nhân viên Xuất khẩu (Export Executive): Công việc tương tự như Nhân viên Sales Xuất nhập khẩu nhưng không phải tìm kiếm khách hàng do công ty đã có đầu ra ổn định. Các công việc liên quan đến xuất khẩu có tính chuyên môn hóa.

Nhân viên chứng từ: Có thể làm việc trong bộ phận chứng từ thuộc Phòng xuất nhập khẩu của 1 công ty. Thông thường, nhân viên chứng từ làm việc trong các công ty Forwarder, dịch vụ khai báo Hải quan. Chịu trách nhiệm chuẩn bị mọi chứng từ liên quan đến việc thông quan để nhân viên hiện trường làm việc với Hải quan.

Nhân viên hiện trường: Đây là những người trực tiếp đi đến các kho bãi; cảng hàng không; cảng biển để làm các thủ tục thông quan và nhận hàng từ các công ty vận tải. Nhân viên hiện trường thường làm việc cho các công ty Forwarder, dịch vụ khai báo Hải quan.

Nhân viên Phòng Thanh toán Quốc tế: Những nhân viên này phải có kiến thức chủ yếu trong mảng Thanh toán quốc tế. Hiểu các quy định, các chuẩn mực trong Thanh toán quốc tế giữa các ngân hàng và khách hàng. Các phương thức thanh toán thông dụng như: Điện chuyển tiền – TTR, Thư tín dụng – L/C

Theo khảo sát của trung tâm Kiệt DG, các học viên sau khi hoàn thành khóa nghiệp vụ xuất nhập khẩu. 76% hoàn toàn tự tin đi xin việc tại các công ty thương mại, dịch vụ Logistics – Xuất nhập khẩu. Một số bạn học viên có khả năng và kiến thức tốt được giữ lại làm việc tại công ty hoặc giới thiệu làm việc qua một số đối tác của Kiệt DG.

khoa-hoc-xuat-nhap-khau-thuc-te

Tags: