Học trường công lập hay dân lập có bị thiệt thòi khi đi xin việc? | AUM Việt Nam

Học trường công lập hay dân lập có bị thiệt thòi khi đi xin việc?

Có rất nhiều tranh cãi và so sánh về việc chọn trường “Học ở trường này tốt, học ở trường kia không tốt”. Vấn đề ở đây đó là sinh viên có biết vận dụng những điều kiện mà mình có thể phát huy khả năng, học hỏi, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho bản thân mình hay không. Giống như việc các bạn được học trong một ngôi trường dân lập được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất tiện nghi phục vụ cho việc học tập nhưng nếu các bạn không biết cách tận dụng, không cố gắng nỗ lực phấn đầu thì ra trường đương nhiên các bạn không thể bằng các bạn học trường công lập. Ngược lại, bạn cũng đừng vội mừng nếu bạn đang theo học một trường công lập nào đó. Tất nhiên, sinh viên công lập thi điểm đầu vào hơn hẳn dân lập rồi nhưng nếu bạn ngủ quên trên chiến thắng, thì chắc chắn rằng, 4 5 năm học của bạn chẳng tích lũy được gì thì khi ra trường bạn cũng phải cúi mặt trước những sinh viên học trường dân lập mà thôi. 

Xem thêm: Nên lựa chọn trường tư thục hay công lập? – Kỳ 1

Nhiều người cứ nghe đến danh sinh viên học trường dân lập là lại coi thường, vì sinh viên học dân lập điểm thi ĐH không bằng sinh viên đỗ ĐH trường công lập, chứng tỏ anh ta học chẳng ra gì. Từ xưa học đã kém thì giờ lên Đại học nhiều cám dỗ, bị chi phối bởi nhiều thú vui khác thì lại càng khó tin để anh có thể học chăm chỉ.

Trường công lập và dân lập

Cử nhân các trường ngoài công lập thiệt thòi là do tư duy bằng cấp.

Trong dịp đánh giá 20 năm phát triển các trường ĐH-CĐ ngoài công lập trung tuần tháng 3 vừa rồi, hiệu trưởng các trường ngoài công lập đã chỉ ra nhiều thiệt thòi, bất cập với sinh viên của họ sau khi ra trường, đặc biệt là tư tưởng phân biệt đối xử của một số nhà tuyển dụng. GS Trần Hữu Nghị, Hiệu trưởng Trường ĐH dân lập Hải Phòng không bằng lòng: “Trường tôi tự tin là có chất lượng, có uy tín, nhưng tại sao một vài năm trở lại đây sinh viên vào giảm đi? Vì học phí cao, vì một số địa phương tuyên bố không nhận sinh viên ngoài công lập. Nếu là tôi thì tôi cũng không cho con học ngoài công lập?.” Để góp phần giải quyết vấn đề ông Trần Hữu Nghị đưa ra, chúng tôi tìm hiểu ý kiến của một số nhà tuyển dụng, của các trường CĐ, ĐH ngoài công lập.

Xem thêm: Ngành nào sẽ hot trong tương lai 5-10 năm tới?

Có sự khác biệt?

Trao đổi với phóng viên báo điện tử Giáo dục Việt Nam, anh Đào Đức Dũng, giám đốc trung tâm Đào tạo Tư vấn và Phát triển Espeed cho ý kiến, tiêu chí tuyển dụng của công ty tôi, không quan trọng bằng cấp. Vì tuyển dụng theo quan điểm của nước ngoài, đó là đặt khả năng thực sự của người lao động lên hàng đầu. Do vậy, cử nhân các trường ngoài công lập bước đầu không bị phân biệt.

Lời khuyên cho sinh viên các trường ngoài công lập, đó là phải thay đổi cách học để nắm chắc kiến thức, tham gia nhiều các hoạt động xã hội cũng như làm thêm từ khi còn ngồi trên giảng đường, để bản thân tự tin và năng động hơn. Ngoài ra, sẽ có thêm nhiều kỹ năng sống và kinh nghiệm để vào thực tế làm việc dễ dàng hơn. Chính điều này là chìa khóa cho các bạn sinh viên tự khẳng định mình.

Để được tư vấn hướng nghiệp chi tiết về chọn trường ngành phù hợp bản thân, bạn có thể liên hệ số Hotline của AUM Việt nam: 091 5500 256, email: [email protected] hoặc để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn sớm.