Học tài chính doanh nghiệp, làm công việc gì?

eXYRRrkJ.jpgPhóng toCó nhiều vị trí công việc cho những người học ngành tài chính doanh nghiệp – Ảnh: dreamstime.comTTO – * Em là sinh viên năm 3 Viện Đại học Mở Hà Nội, chuyên ngành tài chính ngân hàng. Chỉ còn 1 học kỳ nữa là em sẽ phải chọn một trong hai phân ngành tài chính doanh nghiệp hoặc kinh doanh ngân hàng để đăng ký theo học.

TTO – * Em là sinh viên năm 3 Viện Đại học Mở Hà Nội, chuyên ngành tài chính ngân hàng. Chỉ còn 1 học kỳ nữa là em sẽ phải chọn một trong hai phân ngành tài chính doanh nghiệp hoặc kinh doanh ngân hàng để đăng ký theo học.

Tuy nhiên em đang phân vân vì chưa xác định được mục tiêu của mình. Em đã tìm hiểu trên mạng và hỏi người thân nhưng vẫn chưa xác định được cụ thể việc mà mình sẽ làm.

Khi nói đến ngân hàng, em còn hình dung được một số vị trí như giao dịch viên, nhân viên tín dụng… nhưng tài chính lại là một khái niệm khá chung chung đối với em. Xin hỏi, nếu em chọn học tài chính doanh nghiệp thì sẽ ứng tuyển được vào những vị trí cụ thể nào trong các doanh nghiệp?

(Một bạn đọc)

– Chào bạn. Bạn đang phân vân giữa hai chuyên ngành: tài chính doanh nghiệp và kinh doanh ngân hàng thì điều quan trọng nhất là tìm hiểu những thông tin liên quan đến hai ngành này.

Về chuyên ngành tài chính doanh nghiệp:

Đây là chuyên ngành có thể trang bị cho bạn những kiến thức kinh tế – tài chính hiện đại và các hoạt động tài chính trong doanh nghiệp. Nếu tốt nghiệp ngành này, bạn có thể làm việc trong các doanh nghiệp, các công ty kiểm toán, quỹ đầu tư, công ty kinh doanh bất động sản, công ty chứng khoán, các ngân hàng, công ty tài chính, công ty bảo hiểm…

Các vị trí bạn có thể ứng tuyển bao gồm:

• Kế toán doanh nghiệp;• Kiểm toán cơ bản;• Kế toán quản trị;• Quản lý danh mục đầu tư;• Chuyên viên môi giới chứng khoán;• Chuyên viên phân tích và tư vấn đầu tư;• Chuyên viên khai thác bảo hiểm;• Chuyên viên phân tích rủi ro;• Chuyên viên định giá tài sản;• Chuyên viên quản trị tài chính;• Chuyên viên nguồn vốn;• Chuyên viên tư vấn tài chính doanh nghiệp.

Về chuyên ngành kinh doanh ngân hàng:

Học chuyên ngành này, bạn sẽ được cung cấp những kiến thức về tiền tệ – ngân hàng; các nghiệp vụ trong ngân hàng thương mại; khả năng hoạch định chính sách tiền tệ và tín dụng.

Tốt nghiệp ngành này, bạn có thể ứng tuyển làm tại hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các cơ quan quản lý nhà nước về tài chính – ngân hàng. Các vị trí có thể ứng tuyển bao gồm:

• Chuyên viên tín dụng ngân hàng;• Chuyên viên thẩm định tài sản;• Chuyên viên kinh doanh ngoại hối;• Chuyên viên thanh toán quốc tế;• Chuyên viên kiểm soát nội bộ;• Chuyên viên phân tích rủi ro;• Chuyên viên quản trị tài chính;• Chuyên viên giao dịch ngân hàng;• Kế toán ngân hàng;• Nghiệp vụ ngân hàng trung ương.

Mỗi công việc đều có những yêu cầu khác nhau. Do vậy, bạn nên suy nghĩ thật kỹ trước khi chọn chuyên ngành phù hợp cho bản thân. Bạn hãy dựa vào những khả năng, sở trường và đặc biệt là sở thích của mình để có sự lựa chọn đúng nhất nhé, bởi chỉ khi làm một công việc với tất cả lòng say mê, bạn mới có thể có được thành công lớn nhất.

Chúc bạn thành công trên con đường sự nghiệp của mình!

Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề lương bổng, kỹ năng nghề nghiệp, phỏng vấn xin việc… bạn đọc gửi về chương trình “Tư vấn việc làm” tại địa chỉ: [email protected] . Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.