Học sinh trường chuyên tìm ra chất ức chế tế bào ung thư
Chia sẻ về quy trình thực hiện, em Trần Thị Cẩm Duyên, nói: Chúng em tiến hành thu mẫu cây phèn đen tươi sau đó phơi trong bóng râm, sấy, xay thành bột mịn. Bột mịn đem ngâm dầm với methanol ở nhiệt độ phòng trong vòng 24h thu được dịch chiết methanol. Dịch chiết methanol được đem cô quay bằng máy cô quay chân không thu được cao tổng và chiết lỏng, lỏng cao tổng thu được các cao phân đoạn như: cao Hex, cao DC, cao EA. Sau khi thu được các cao phân đoạn, muốn biết chúng có hoạt tính như thế nào em đã nhờ các phòng thí nghiệm Trường Đại học Cần Thơ khảo sát hoạt tính”. Kết quả thu được là các cao phân đoạn có khả năng kháng 2 dòng vi khuẩn gây bệnh ở đường tiêu hóa. Đồng thời cao EA có hoạt tính kháng viêm tốt nhất. Từ đó đã đặt ra học sinh câu hỏi tại sao trong cùng các cao như vậy mà cao EA lại có hoạt tính tốt nhất. Đó cũng chính là nguyên nhân thúc đẩy nhóm tiếp tục khảo sát hoạt tính hóa học của cao này và qua nhiều lần thực hiện thì đã tách ra được một chất sạch có dạng dầu màu vàng được đo phổ tại Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tại Hà Nội và được đặt tên là PR.EA06. Sau khi có kết quả đo phổ, học sinh nhờ quý thầy cô có chuyên môn hỗ trợ giải phổ. Kết quả giải phổ khi so với bảng phổ đã xác định tên của chất sạch là Kaempferol 3-O-á-L Rhamnopyranoside.