Học phí Đại học Bách Khoa Hà Nội năm 2022 – 2023

Nội dung bài viết

1. Giới thiệu về ĐH Bách Khoa Hà Nội

2. Học phí tại ĐH Bách Khoa Hà Nội từ năm 2022 – 2023

3. Học phí ĐH Bách Khoa Hà Nội có đắt không?

4. Cách nộp học phí ĐH Bách Khoa Hà Nội qua cổng thanh toán của ViettelPay

5. Các chính sách học phí tại ĐH Bách Khoa Hà Nội

Năm 2022, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội công bố rất sớm về mức học phí của trường. Theo đó, mức học phí tại đây dao động trong khoảng từ 22 – 80 triệu đồng/năm. Mức học phí có quá rẻ hay quá mắc đối với bạn sinh viên? Hãy cùng Maico tìm hiểu về mức học phí được Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội năm học 2022 – 2023 qua bài viết dưới đây nhé!

Giới thiệu về ĐH Bách Khoa Hà Nội

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

1. Vị trí toạ lạc

  • Số 1 Đại Cồ Việt, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.

2. Diện tích

  • Tổng diện tích khuôn viên Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội: 26ha.

  • Diện tích thư viện điện tử Tạ Quang Bửu: 37.000m2.

  • Diện tích khu liên hợp thể thao: 20.000m2.

3. Sứ mệnh

Phát triển con người, đào tạo nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học, sáng tạo công nghệ và chuyển giao tri thức, phục vụ xã hội và đất nước.

4. Tầm nhìn

Trở thành một ĐH nghiên cứu hàng đầu khu vực với nòng cốt là kỹ thuật và công nghệ, tác động quan trọng vào phát triển nền kinh tế tri thức và góp phần gìn giữ an ninh, hòa bình đất nước, tiên phong trong hệ thống giáo dục ĐH Việt Nam.

5. Đội ngũ giảng dạy

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội sở hữu hơn 1.748 cán bộ nhân viên, giảng viên. Trong đó:

  • Giáo sư: 23.

  • Phó Giáo sư: 217.

  • Tiến sĩ: 790.

Tỷ lệ giảng viên Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội qua các năm

Tỷ lệ giảng viên Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội qua các năm

6. Liên hệ

  • Điện thoại: 024 3869 4242.

  • Email: [email protected].

  • Facebook: https://www.facebook.com/dhbkhanoi.

Học phí tại ĐH Bách Khoa Hà Nội từ năm 2022 – 2023

Học phí Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội được tính theo số tín chỉ học phí của các học phần được sinh viên đăng ký môn học ở mỗi học kỳ (2 kỳ chính và 1 kỳ hè). Số tín chỉ học phí của mỗi học phần được xác định theo loại học phần, thời lượng giảng dạy và số tín chỉ học tập, cụ thể như sau:

Số tín chỉ học phí tương ứng với số tín chỉ học tập

Số tín chỉ học phí tương ứng với số tín chỉ học tập

Trường quy định lộ trình tăng học phí từ 2020 – 2025 với mức tăng trung bình khoảng 8%/năm nhưng không vượt quá mức 10%/năm đối với từng chương trình đào tạo đang triển khai.

Các chương trình đào tạo

Đối với khoá nhập học năm 2022, học phí Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội của năm học 2022 – 2023 như sau:

Học phí đối với từng chương trình đào tạo của Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Học phí đối với từng chương trình đào tạo của Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Học phí ĐH Bách Khoa Hà Nội có đắt không?

ĐH Bách Khoa Hà Nội là trường công lập tự chủ về tài chính từ năm 2011, nên về mức học phí Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội năm 2022 so với mặt bằng chung học phí các trường Đại học trên địa bàn thì đây là khoản thanh toán ở mức trung bình.

Bên cạnh đó, lộ trình tăng học phí của trường trong giai đoạn 2020 – 2025 được đề ra cho từng chương trình đào tạo riêng lẻ, học phí sẽ tăng không quá 10%/năm so với năm học trước đó. Trường đảm bảo rằng mức học phí trung bình cho tất cả chương trình đào tạo không vượt quá 8%/năm và giữ nguyên mức học phí đề ra trong suốt năm học đó.

Học phí Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Học phí Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Cách nộp học phí ĐH Bách Khoa Hà Nội qua cổng thanh toán của ViettelPay

Sinh viên Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội để thực hiện nộp học phí, sinh viên thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Đăng ký thông tin vào đây: https://bit.ly/3C9jIjc.

Bước 2: Cài đặt và đăng ký nếu sinh viên chưa có tài khoản ViettelPay tại Google Play đối với hệ điều hành Android và App Store đối với hệ điều hành IOS.

  • Tải ứng dụng và đăng ký

Tải ứng dụng và đăng ký ViettelPay

Tải ứng dụng và đăng ký ViettelPay

  • Liên kết ngân hàng

Liên kết ngân hàng với app ViettelPay

Liên kết ngân hàng với app ViettelPay

Bước 3: Nạp tiền vào tài khoản ViettelPay để thực hiện thanh toán.

  • Nạp tiền từ nguồn liên kết

Nạp tiền từ nguồn liên kết vào app ViettelPay

Nạp tiền từ nguồn liên kết vào app ViettelPay

  • Nạp tiền từ quầy Viettel

Nạp tiền từ quầy Viettel vào ViettelPay

Nạp tiền từ quầy Viettel vào ViettelPay

Các chính sách học phí tại ĐH Bách Khoa Hà Nội

Chính sách miễn giảm học phí

Tiền miễn, giảm học phí gồm hai phần:

  • Phần do Nhà nước chi trả: Trả trực tiếp vào tài khoản ngân hàng của sinh viên.

  • Phần do Nhà trường cấp bù: Được trừ trực tiếp vào học phí của sinh viên.

Đối tượng được miễn, giảm học phí

1. Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945, con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

2. Con của liệt sỹ.

3. Con của anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

4. Con của anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến.

5. Con của thương binh, con của người hưởng chính sách như thương binh.

6. Con của bệnh binh.

7. Con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học.

8. Sinh viên khuyết tật.

9. Sinh viên từ 16 – 22 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng đang học ĐH văn bằng thứ nhất thuộc đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ – CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ.

10. Sinh viên hệ cử tuyển.

11. Sinh viên là người dân tộc thiểu số có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo.

12. Sinh viên là người dân tộc thiểu số rất ít người, ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định hiện hành của cơ quan có thẩm quyền (QĐ 131/QĐ – TTg ngày 25/01/2017 và QĐ 861/QĐ – TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ).

13. Sinh viên là người dân tộc thiểu số (ngoài đối tượng dân tộc thiểu số rất ít người) ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền (theo QĐ 131/QĐ – TTg ngày 25/01/2017 và QĐ 861/QĐ – TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ).

14. Sinh viên là con cán bộ, công chức, viên chức, công nhân mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên.

Mức miễn giảm học phí

  • Đối tượng từ 1 – 12: Được miễn học phí.

  • Đối tượng 13: Được giảm 70% học phí.

  • Đối tượng 14: Được giảm 50% học phí.

Hồ sơ miễn, giảm học phí

1. Đối tượng 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7:

  • Đơn đề nghị miễn, giảm học phí: Biểu mẫu số 6.

  • Bản sao chứng thực giấy chứng nhận liệt sỹ/ thẻ thương binh/ bệnh binh/… Quyết định được hưởng trợ cấp với người bị nhiễm chất độc hoá học của bố hoặc mẹ.

  • Bản sao chứng thực giấy khai sinh của sinh viên.

  • Phiếu đăng ký tài khoản ngân hàng để nhận tiền miễn, giảm học phí: Biểu mẫu số 19.

Biểu mẫu số 6

Biểu mẫu số 6

2. Đối tượng 8:

  • Đơn đề nghị miễn, giảm học phí: Biểu mẫu số 6.

  • Bản sao chứng thực Giấy xác nhận khuyết tật do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp hoặc bản sao chứng thực Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc trợ cấp xã hội.

  • Bản sao chứng thực giấy khai sinh của sinh viên.

  • Phiếu đăng ký tài khoản ngân hàng để nhận tiền miễn, giảm học phí: Biểu mẫu số 19.

Biểu mẫu số 19

Biểu mẫu số 19

3. Đối tượng 9:

  • Đơn đề nghị miễn, giảm học phí: Biểu mẫu số 6.

  • Bản sao chứng thực Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc trợ cấp xã hội.

  • Bản sao chứng thực giấy khai sinh của sinh viên.

  • Phiếu đăng ký tài khoản ngân hàng để nhận tiền miễn, giảm học phí: Biểu mẫu số 19.

4. Đối tượng 10:

  • Đơn đề nghị miễn, giảm học phí: Biểu mẫu số 6.

  • Phiếu đăng ký tài khoản ngân hàng để nhận tiền miễn, giảm học phí: Biểu mẫu số 19.

5. Đối tượng 11:

  • Đơn đề nghị miễn, giảm học phí: Biểu mẫu số 6.

  • Đơn đề nghị hỗ trợ chi phí học tập: Biểu mẫu số 9.

  • Bản sao chứng thực giấy khai sinh của sinh viên.

  • Bản sao chứng thực sổ hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo.

  • Bản sao chứng thực (trong vòng 6 tháng kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ) sổ hộ khẩu hoặc giấy xác nhận của cơ quan công an về việc đăng ký thường trú (trường hợp sổ hộ khẩu bị thất lạc) đối với trường hợp SV ở với ông/bà (có tên trong sổ hộ nghèo/cận nghèo cùng ông/bà), trường hợp SV ở với bố/mẹ (có tên trong sổ hộ nghèo/cận nghèo cùng bố/mẹ) thì không cần phải nộp.

  • Phiếu đăng ký tài khoản ngân hàng để nhận tiền miễn, giảm học phí: Biểu mẫu số 19.

Biểu mẫu số 9

Biểu mẫu số 9

6. Đối tượng 12:

  • Đơn đề nghị miễn, giảm học phí: Biểu mẫu số 6.

  • Đơn đề nghị hỗ trợ học tập: Biểu mẫu số 8.

  • Bản sao chứng thực (trong vòng 6 tháng kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ) sổ hộ khẩu hoặc giấy xác nhận của cơ quan công an về việc đăng ký thường trú (trường hợp sổ hộ khẩu bị thất lạc).

  • Bản sao chứng thực giấy khai sinh của sinh viên.

  • Phiếu đăng ký tài khoản ngân hàng để nhận tiền miễn, giảm học phí: Biểu mẫu số 19.

Biểu mẫu số 8

Biểu mẫu số 8

7. Đối tượng 13:

  • Đơn đề nghị miễn, giảm học phí: Biểu mẫu số 6.

  • Bản sao chứng thực (trong vòng 6 tháng kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ) sổ hộ khẩu hoặc giấy xác nhận của cơ quan công an về việc đăng ký thường trú (trường hợp sổ hộ khẩu bị thất lạc).

  • Bản sao chứng thực giấy khai sinh của sinh viên.

  • Phiếu đăng ký tài khoản ngân hàng để nhận tiền miễn, giảm học phí: Biểu mẫu số 19.

8. Đối tượng 14:

  • Đơn đề nghị miễn, giảm học phí: Biểu mẫu số 6.

  • Bản sao chứng thực Sổ hưởng trợ cấp hàng tháng hoặc minh chứng nhận trợ cấp hàng tháng (như sao kê ngân hàng – nếu nhận qua tài khoản ATM hoặc giấy xác nhận cấp tiền của cơ quan cấp phát tiền trợ cấp) của cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp do tổ chức bảo hiểm xã hội cấp.

  • Bản sao chứng thực giấy chứng nhận trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp hoặc Quyết định trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.

  • Bản sao chứng thực giấy khai sinh của sinh viên.

  • Phiếu đăng ký tài khoản ngân hàng để nhận tiền miễn, giảm học phí: Biểu mẫu số 19.

Lưu ý:

  • Sinh viên thuộc đối tượng 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 12, 13 và 14 chỉ phải làm 01 bộ hồ sơ nộp lần đầu cho cả thời gian học tập.

  • Sinh viên thuộc đối tượng 11 phải NỘP LẠI hồ sơ vào tháng 2 hàng năm để Trường làm căn cứ xét miễn, giảm học phí trong năm.

  • Biểu mẫu số 6, 8, 9 và 19 sinh viên xem tại đây

Thời gian và địa điểm tiếp nhận hồ sơ miễn, giảm học phí

1. Thời gian tiếp nhận hồ sơ

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội nhận hồ sơ trong vòng 6 tuần đầu của học kỳ chính (kỳ 1 và kỳ 2) của năm học đó.

2. Thời gian tiếp nhận giải quyết hồ sơ vào các ngày trong tuần như sau:

  • Thứ 2 – 3: Sinh viên thuộc các đối tượng từ 1 – 10.

  • Thứ 4 – 5: Sinh viên thuộc các đối tượng từ 11 – 14.

  • Thứ 6: Cấp lại phiếu hồ sơ sinh viên diện chính sách bị mất.

3. Địa điểm nhận hồ sơ

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Công tác Sinh viên, Bàn số 4 Phòng 103 nhà C1.

Bản đồ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Bản đồ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Xác nhận giấy ưu đãi giáo dục, đào tạo

Sinh viên Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội được nhận giấy ưu đãi giáo dục, đào tạo sau khi đã hoàn thành việc nộp Hồ sơ CĐCS cho Nhà trường.

Địa điểm cấp giấy ưu đãi giáo dục, đào tạo tại Bàn số 1, Phòng 103 Nhà C1.

Xác nhận được hưởng học bổng chính sách

Sinh viên Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội thuộc diện cử tuyển nộp và nhận giấy xác nhận được hưởng học bổng chính sách tại bàn số 4, phòng 103 – Nhà C1 vào đầu các kỳ của năm học đó.

Xác nhận giấy vay vốn ngân hàng

Đối tượng được vay vốn

Sinh viên trường thuộc một trong các diện sau được vay vốn tại Ngân hàng chính sách:

1. Sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động.

2. Sinh viên là thành viên của hộ nghèo, cận nghèo theo quy định của Nhà nước.

3. Sinh viên là thành viên của hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo theo quy định của Nhà nước.

4. Sinh viên thuộc hộ gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú.

Định mức vay

Mỗi sinh viên Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội được vay tối đa 4.000.000đ/sinh viên/tháng.

Cách thức đăng ký cấp giấy vay vốn

Sinh viên đăng nhập vào tài khoản cá nhân trên Hệ thống cổng thông tin sinh viên hoặc đăng ký trên App iCTSV để đăng ký nhận giấy vay vốn, hệ thống sẽ tự động hẹn lịch trả giấy vay vốn tại Phòng Công tác Sinh viên (Bàn số 8, Phòng 104 nhà C1).

App iCTSV

App iCTSV

Trên đây là toàn bộ thông tin về mức học phí Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội năm 2022 – 2023 bao gồm các chính sách hỗ trợ học phí mà trường đề ra. Maico hy vọng với những thông tin này của Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội sẽ giúp các bạn sinh viên dễ dàng hơn trong việc lựa chọn trường phù hợp với nguyện vọng đăng ký cũng như điều kiện kinh tế của gia đình mình. Chúc bạn thành công!

Xem thêm: Review Ký túc xá Hust – Đại học Bách Khoa Hà Nội