Học người Huế làm món mắm ruốc thơm ngon

Mắm ruốc là món ăn đặc trưng, nổi tiếng và phổ biến của vùng đất cố đô. Nó có mặt từ các bữa cơm bình dị hàng ngày đến mâm cỗ ngày lễ tết long trọng của người dân xứ Huế từ xưa đến nay. Bởi vì lẽ đó, người dân Huế thường tự coi mình là “dân mắm ruốc” và Huế lâu nay cũng được nhiều người coi là “miền mắm ruốc”.

Mắm ruốc Huế được làm từ những con ruốc biển tươi ngon, theo công thức gia truyền và với phương pháp lên men tự nhiên, sở hữu hương vị đặc trưng và vô cùng thơm ngon. Ai đã từng đến Huế và có cơ hội được thưởng thức mắm ruốc thì có lẽ sẽ rất ấn tượng và nhớ mãi không quên hương vị đặc trưng của món ăn này. Cùng chuyên mục Món Ngon của Huế tham khảo cách làm món mắm này nhé.

Ruốc biển hay một số nơi còn gọi là tép, con tôm nhỏ có thể chế biến rất nhiều món ăn
  Ruốc biển hay một số nơi còn gọi là tép, con tôm nhỏ có thể chế biến rất nhiều món ăn (nguồn: Internet).

Nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị

– 3 kg ruốc tươi
– 1 kg muối hạt
– Hũ sành loại vừa, cối đá, nia phơi

Các bước thực hiện món mắm ruốc

Bước 1: Ruốc tươi sau khi mua về, bạn mang rửa sạch, vớt ra rổ để ráo. Sau đó, cho ruốc vào chảo nhỏ, xào sơ qua với một nhúm muối hạt, đảo đều tay khoảng 2 – 3 phút rồi tắt bếp.
Bước 2: Đổ tất cả ruốc từ chảo ra nia, trải đều hết lên bề mặt nia rồi mang đi phơi nắng. Thời gian phơi khoảng hơn 1 tiếng đồng hồ, bạn thấy ruốc đã khô lại là có thể đem vào.
Bước 3: Nhặt sạch rác bám vào ruốc để lại trong quá trình phơi. Sau đó, cho tất cả ruốc vào cối đá rồi giã thật nhuyễn cùng với 1 kg muối.
– Lưu ý: Để sản phẩm được mịn và đẹp mắt, bạn hãy giã nhuyễn hỗn hợp ruốc và muối, càng nhuyễn càng tốt.
Bước 4: Sau khi giã nhuyễn ruốc xong, bạn cho tất cả vào hũ sành. Sau đó, rắc lên bề mặt trên cùng một lớp muối mỏng, phủ đều kín bề mặt.
Bước 5: Dùng vải đậy thật kín miệng hũ rồi mang hũ sành đặt ở ngoài trời, ở nơi có không khí thoáng mát.

Thời gian ủ ruốc ít nhất là 6 tháng bạn mới có thể đem ra sử dụng. Trong quá trình ủ, bạn nên hạn chế việc mở nắp thường xuyên để tránh cho không khí vô nhiều làm biến vị của mắm ruốc. Khi đã ủ được 6 tháng, bạn mở nắp ra kiểm tra, nếu thấy hỗn hợp mắm ruốc đã chuyển màu từ tím bầm sang màu đỏ đẹp mắt và có mùi men chua nghĩa là mắm ruốc đã được ủ chín và có thể sử dụng. Lúc này, bạn đem hũ mắm ruốc vào nhà, bảo quản ở nơi thoáng mát để dùng dần. Mắm ruốc có thể có hạn dùng lên đến 1 năm nếu bạn bảo quản tốt.

Mắm ruốc – món ăn đặc trưng xứ Huế
  Mắm ruốc – món ăn đặc trưng xứ Huế (Nguồn: Internet).

Từ mắm ruốc, bạn có thể dùng làm gia vị cho nồi nước dùng bún bò thêm đậm đà, ngon miệng. Hoặc không, bạn có thể chế biến để chấm với cà trắng, khế, thịt luộc, dưa leo… Hy vọng với những hướng dẫn trên, sẽ giúp bạn làm được hũ mắm ruốc thơm ngon và chế biến nên những món ăn thật hấp dẫn!

Clip tham khảo: Ngư dân Sa Huỳnh – Quảng Ngãi bội thu ruốc biển.

Hương Vị Truyền Thống Việt!
Đam San StoreĐặc Sản Pro nơi chia sẽ những đặc sản vùng miền trong & ngoài nước, những món ăn, thức uống, nguyên liệu, hương liệu, gia vị trong ẩm thực mang tính đặc thù truyền thống của một địa phương.

Tags: