Học ngành tâm lý học có dễ xin việc không?
Ngành tâm lý học có dễ xin việc không chính là câu hỏi và cũng là nỗi lòng của rất nhiều bạn sinh viên đang theo học ngành này. Tại Việt Nam, nhu cầu về ngành Tâm lý ngày càng cao vì con người đang đối mặt với các dấu hiệu của bệnh tâm lý như lo lắng, tự ti, trầm cảm, tổn thương tinh thần…Mặc dù vậy, cơ hội việc làm cũng như đãi ngộ của nhân viên Tâm lý vẫn là điều khiến nhiều người băn khoăn. Trong bài viết này, GiaTriCuocSong.Org sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc này.
Ngành tâm lý học là gì? – Ngành tâm lý học có dễ xin việc không?
Tâm lý học là một ngành khoa học nghiên cứu về các trạng thái tâm lý, tinh thần và thế giới quan của con người. Từ đó, giải nghĩa về hiện tượng, trạng thái, hành động gắn liền với hình thức tinh thần đó. Tâm lý học đi sâu vào từng ngõ ngách xoay quanh chủ thể như văn hóa, giáo dục, y học, kinh tế, chính trị…để khám phá được bản chất thật sự bên trong của con người.
Những nhà tâm lý học là người có chuyên môn cao về ứng dụng, nghiên cứu trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, tâm lý học cũng được phân ra thành nhiều ngành khác nhau như nhà nghiên cứu xã hội, nghiên cứu nhận thức và nghiên cứu hành vi. Vai trò của một nhà tâm lý học đó là hiểu được chức năng tinh thần trong hành vi cùng với đó là khám phá quá trình sinh lý, vật ký để tìm ra nền tảng ở chức năng và hành vi trong nhận thức. Cơ hội việc làm của các nhà tâm lý không thiếu vì vậy để trả lời cho câu hỏi ngành tâm lý học có dễ xin việc không thì câu trả lời nằm ở chính bản thân của bạn.
Nội dung chương trình học ngành tâm lý học
Để có đáp án cho câu hỏi ngành tâm lý có dễ xin việc không thì trước hết, chúng ta phải biết được cụ thể về ngành tâm lý sẽ được học những gì.
Sinh viên theo học ngành Tâm lý sẽ được đào tạo những kiến thức cơ bản tới nâng cao về lĩnh vực tâm lý con người. Một số chuyên đề chính như:
-
Tâm lý học trong giáo dục
-
Tham vấn học đường
-
Liệu pháp hành vi
-
Xử lý các tình huống trong đời sống
-
Chuyên đề về tệ nạn xã hội
-
…
Nhu cầu của xã hội hiện nay về tư vấn tâm lý học
Tâm lý học là một ngành mới tại Việt Nam vì vậy mà rất nhiều người lo lắng, băn khoăn không biết ngành tâm lý học có dễ xin việc không. Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế – xã hội đi kèm với đó là các vấn đề về tâm lý của con người. Bởi ngày nay, con người trở nên vô cùng bận rộn, vùi đầu vào công việc mà quên việc chữa lành cho tâm hồn của mình. Đây cũng là lý do mà ngày càng có nhiều trường hợp người trẻ mắc phải các dấu hiệu tâm lý như lo lắng, trầm cảm thậm chí là tự tử. Với những lẽ trên mà ngành Tâm lý học trở nên hot hơn bao giờ hết.
Như đã nói thì nhu cầu về ngành Tâm lý đang ngày càng cao và những nhà Tâm lý học cũng rất được coi trọng không kém gì các y, bác sĩ vì họ đều là những người chữa bệnh cho con người. Tuy nhiên, tại thị trường Việt Nam chưa có nhiều bác sĩ tâm lý có trình độ cao và đặc biệt nhất là tâm huyết với nghề. Nhu cầu lớn nhưng nguồn nhân lực đáp ứng thì lại chưa đủ nên dẫn tới việc quá tải. Do đó, khi nói về cơ hội việc làm của ngành tâm lý học thì bạn không cần phải lo lắng vì ngành này rất có tương lai. Nếu như bạn tự tin vào năng lực và niềm đam mê của mình thì tương lai vẫn đang rộng mở ở phía trước.
Tương lai ngành Tâm lý – Ngành tâm lý học có dễ xin việc không?
Mức lương của ngành Tâm lý học
Ngành tâm lý học có dễ xin việc không? Mức lương của ngành Tâm lý bao nhiêu? Đây là hai câu hỏi của rất nhiều bạn trẻ hiện nay. Khi nói về lương của nhân viên tâm lý thì còn dựa trên nhiều tiêu chí như kinh nghiệm, vị trí… vì vậy mà không có ai giống nhau.
-
Cụ thể, nếu làm việc tại vị trí Chuyên viên điều trị tâm lý có từ 2 năm kinh nghiệm thì mức lương tương đối cao rơi vào khoảng 12 – 18 triệu/tháng.
-
Với vị trí là giáo viên giảng dạy kỹ năng sống, giáo viên tâm lý từ 2 năm kinh nghiệm thì mức lương dao động 8 – 10 triệu/tháng.
-
Đối với vị trí chuyên viên tâm lý tuyển dụng từ 2 năm kinh nghiệm, bạn sẽ đạt được mức lương trung bình 10 – 15 triệu/tháng.
Ngành tâm lý học có dễ xin việc không – Cơ hội việc làm việc ngành Tâm lý
Nhu cầu về chăm sóc sức khỏe tinh thần ngày càng cao song song với việc chăm sóc sức khỏe thể chất để có được một cuộc sống hạnh phúc. Do đó, cử nhân ngành tâm lý học có nhiều cơ hội việc làm tại nhiều vị trí khác nhau. Sau khi tốt nghiệp Đại học, bạn có thể trở thành một chuyên viên tâm lý trị liệu tại bệnh viện hoặc giảng viên giảng dạy và nghiên cứu tại trường học, Công ty…Hoặc cũng có thể trở thành những nhà diễn thuyết nổi tiếng nếu bạn có năng khiếu. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn cho từng vị trí ngay dưới đây nhé.
Bác sĩ điều trị tâm lý: Bạn có nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần cho những người mắc bệnh Tâm lý để giúp họ có một đời sống tinh thần lành mạnh và tốt hơn. Với vị trí này, bạn sẽ làm việc tại các bệnh viện tâm thần, trung tâm tư vấn…
Chuyên viên tham vấn: Bạn sẽ là người gặp gỡ và trò chuyện với những người có mong muốn nhận thức được vấn đề của mình và tự tìm ra cách giải quyết tại các phòng tham vấn, tổ chức phi chính phủ hoặc trực các đường dây nóng…
Tư vấn tuyển dụng: Bạn sẽ làm việc với các bộ phận nhân sự của Công ty để tư vấn cho họ. Bởi vị trí này rất quan trọng và đòi hỏi người tuyển dụng hiểu biết về cảm xúc, suy nghĩ, thái độ của ứng viên để từ đó tìm được ứng viên xuất sắc nhất.
Chuyên gia tâm lý học đường: Nếu bạn vẫn còn thắc mắc ngành tâm lý học có dễ xin việc không thì đây sẽ là một vị trí được nhiều cử nhân tâm lý hướng tới. Tại trường học xảy ra nhiều sự nổi loạn học đường bởi độ tuổi mới lớn của học sinh. Vì vậy mà cần đến những chuyên gia tâm lý học đường để hỗ trợ phụ huynh, giáo viên trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Tố chất phù hợp với ngành Tâm lý học
Một chuyên gia tâm lý học không chỉ có trình độ chuyên môn, kiến thức chuyên sâu mà còn cần đến những kỹ năng và tố chất nhất định. Dưới đây là những phẩm chất cần có để biết được bạn có phù hợp với ngành Tâm lý học hay không và cũng là để giải đáp thắc mắc ngành tâm lý học có dễ xin việc không.
Lắng nghe và thấu cảm: Tố chất đầu tiên cần phải có để theo đuổi ngành Tâm lý đó là khả năng lắng nghe, biết đặt mình vào vị trí của những người xung quanh để có một cái nhìn khách quan nhất. Lắng nghe và thấu cảm chính là điều kiện tiên quyết để giúp bạn hiểu được những cảm xúc và suy nghĩ của người khác.
Kỹ năng giao tiếp hiệu quả: Mục tiêu của ngành Tâm lý đó chính là thay đổi nhận thức, hành vi để giúp con người có một đời sống tinh thần tốt hơn. Và để làm được điều này thì chắc chắn bạn phải có kỹ năng giao tiếp khéo léo để tạo nên sự thành công cho những buổi tư vấn tâm lý.
Kỹ năng giải quyết vấn đề: Trước khi muốn biết ngành tâm lý học có dễ xin việc không thì bạn phải biết được bản thân có đủ đam mê và theo đuổi ngành này hay không. Để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực Tâm lý, đòi hỏi bạn phải có sự nhạy bén và khả năng quan sát, phân tích dữ liệu. Từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp nhất để giải quyết vấn đề.
Khả năng chịu đựng áp lực: Ngành tâm lý học sẽ yêu cầu bạn phải có sự kiên trì và khả năng chịu được áp lực cao. Áp lực cả trong công việc lẫn cuộc sống và phải biết cách cân bằng bởi tâm lý của bạn phải vững vàng thì mới có thể điều trị cho người khác. Bên cạnh đó, công việc này đòi hỏi người có trách nhiệm, khá tốn thời gian và chất xám nên bạn phải trang bị cho mình sự kiên trì thì mới theo nghề được.
Dám đương đầu với khó khăn: Bất cứ công việc nào cũng sẽ có khó khăn và ngành Tâm lý học cũng vậy. Việc nghiên cứu tâm lý con người không hề dễ dàng nên nếu bạn không đủ ý chí và sự bản lĩnh thì sẽ rất dễ bỏ cuộc.
Lời kết
Thông qua bài viết này, chúng mình đã giúp bạn đọc giải đáp câu hỏi “Ngành tâm lý học có dễ xin việc không” một cách chi tiết nhất. Tương lai của ngành này đang vô cùng rộng mở vì vậy không thiếu cơ hội việc làm cho các cử nhân. Điều quan trọng và cũng là cốt lõi nhất chính là rèn luyện bản thân, trau dồi năng lực và chuẩn bị cho mình những tố chất để hành nghề.
Đánh giá bài viết