Học ngành Hệ thống thông tin quản lý ra làm gì ? Mức thu nhập?

Học ngành Hệ thống thông tin quản lý ra làm gì? Mức thu nhập?

Học ngành Hệ thống thông tin quản lý ra làm gì là thắc mắc của nhiều bạn trẻ khi tìm hiểu về ngành học này. Để giải đáp điều này hãy đến với top 10 công việc hàng đầu dành cho ngành hệ thống thông tin quản lý mà TopCV tổng hợp và chia sẻ tới bạn.

Tương lai ngành Hệ thống thông tin quản lý

Hệ thống thông tin quản lý (MIS- Management Information Systems) là một thuật ngữ dùng để chỉ hệ thống công nghệ mà các doanh nghiệp sử dụng để quản lý các hoạt động thường ngày trong tổ chức. Đây là lĩnh vực tiềm năng nhưng cũng không kém phần thách thức khi nó đóng vai trò cốt lõi trong bất cứ tổ chức nào.

Co hoi nghe nghiep nganh He thong thong tin quan ly rat hap danCơ hội nghề nghiệp ngành Hệ thống thông tin quản lý rất hấp dẫn 

Việc theo học ngành hệ thống thông tin quản lý mở ra cho bạn cơ hội làm việc  từ vị trí nhân viên cho tới quản lý cao cấp tại những tổ chức, công ty thuộc nhiều lĩnh vực. Đồng thời, bạn cũng không gặp trở ngại khi tìm việc làm ngành Hệ thống thông tin quản lý bởi ngành này cung cấp cho học viên nhiều kỹ năng hữu ích như lập trình, phân tích web, social media,…

Học ngành Hệ thống thông tin quản lý ra làm gì?

Để giải đáp thắc mắc học ngành Hệ thống thông tin quản lý ra làm gì, TopCV sẽ tổng hợp và chia sẻ tới bạn 10 vị trí việc làm hấp dẫn sau khi tốt nghiệp ngành này. Cụ thể:

1. Software engineer

Cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ thì nhu cầu tuyển dụng kỹ sư phần mềm cũng ngày càng tăng cao. Do đó bạn sẽ không cần băn khoăn học ngành Hệ thống thông tin quản lý ra làm gì bởi cơ hội việc làm ở vị trí này luôn rộng mở. Mô tả công việc chính của vị trí kỹ sư phần mềm thường là:

  • Phát triển phần mềm mới và duy trì, cập nhật các tính năng mới theo thời gian.
  • Viết mã code và sửa lỗi cho các phần mềm.
  • Tích hợp phần mềm, ứng dụng vào hệ thống sẵn có của doanh nghiệp.
  • Bảo trì, nâng cấp và khắc phục sự cố cho hệ thống.
  • Xây dựng quy trình phát triển phần mềm đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩn ngành.

Cong viec cua Software engineer la xay dung va phat trien phan memCông việc của Software engineer là xây dựng và phát triển phần mềm 

Yêu cầu học vấn: Để ứng tuyển vào vị trí này, ứng viên cần có bằng cử nhân thuộc lĩnh vực Hệ thống thông tin quản lý, Khoa học máy tính, Công nghệ thông tin,… Một số công ty, tập đoàn công nghệ sẽ yêu cầu bổ sung thêm các chứng chỉ, thậm chí bằng Thạc sĩ ngành công nghệ. 

Mức lương: Khoảng 13.4 triệu/tháng. Trong đó mức lương trung bình thấp khoảng 10.6 triệu/tháng và trung bình cao là 16.1 triệu/tháng. Mức lương tối đa cho vị trí này rơi vào khoảng 25 triệu/tháng.

Xem chi tiết: Kỹ sư thiết kế phần mềm là gì và thực hiện những nhiệm vụ gì?

2. Web developer

Nếu bạn thắc mắc học ngành Hệ thống thông tin quản lý ra làm gì đúng chuyên ngành thì câu trả lời chính là làm lập trình viên web. Bạn có thể dễ dàng ứng tuyển vào vị trí này bởi hiện tại, bất cứ doanh nghiệp nào muốn phát triển trên internet đều cần sở hữu một website cho riêng mình. Mô tả công việc lập trình viên web thường gặp là:

  • Lập kế hoạch sản xuất và phân phối website hoặc ứng dụng trên web theo nhu cầu của khách hàng hoặc tổ chức.
  • Thực hiện lập trình ứng dụng web bằng các ngôn ngữ lập trình như HTML, CSS, Python,…
  • Bảo mật thông tin, dữ liệu website.
  • Phát triển website hoặc ứng dụng thương mại điện tử theo nhu cầu sử dụng.

Web developer thuc hien phan phoi va lap trinh web theo nhu cau khach hang doanh nghiepWeb developer thực hiện phân phối và lập trình web theo nhu cầu khách hàng, doanh nghiệp

Yêu cầu học vấn: Ứng viên khi ứng tuyển vào vị trí này cần có bằng cấp liên quan tới thiết kế hoặc lập trình website. Với các vị trí cấp cao hơn có thể cần thời bằng cử nhân Công nghệ thông tin hoặc Hệ thống thông tin quản lý.

Mức lương: Khoảng 17.3 triệu/tháng. Mức lương trung bình thấp khoảng 13.5 triệu/tháng còn trung bình cao khoảng 21.2 triệu/tháng. Mức lương tối đa cho vị trí lập trình viên web có thể lên tới 50 triệu/tháng.

3. IT analyst

Vị trí tiếp theo mà bạn có thể cân nhắc nếu chưa biết học ngành Hệ thống thông tin quản lý ra làm gì là trở thành chuyên viên phân tích CNTT. Khi đó, bạn sẽ đảm nhận những nhiệm vụ chính sau: 

  • Thiết kế hệ thống công nghệ cho tổ chức hoặc khách hàng.
  • Phối hợp với lập trình viên và thu thập phản hồi của người dùng để phân tích hiệu suất hệ thống, từ đó đưa ra phương hướng phát triển công nghệ phù hợp.
  • Giám sát dự án công nghệ và thực hiện đào tạo kỹ thuật cho nhân viên dưới quyền.

IT analyst thuc hien phan tich he thong CNTTIT analyst thực hiện phân tích hệ thống CNTT

Yêu cầu học vấn: Để trở thành chuyên viên phân tích CNTT, ứng viên cần sở hữu bằng cử nhân chuyên ngành Khoa học thông tin, Khoa học máy tính, Kỹ thuật, Hệ thống thông tin quản lý.

Mức lương: Khoảng 20.5 triệu/tháng. Trong đó mức lương trung bình thấp là khoảng 15.9 triệu/tháng và trung bình cao khoảng 25 triệu/tháng. Mức lương tối đa cho vị trí IT analyst sẽ lên tới 50 triệu/tháng.

Xem thêm: Business Analyst (BA) là nghề gì?

4. IT technician

Một vị trí khác có mối quan hệ khá mật thiết với IT analyst là IT technician – hay kỹ thuật viên CNTT. Đây cũng là một lựa chọn phù hợp trong quá trình xem xét học ngành Hệ thống thông tin quản lý ra làm gì. Cụ thể mô tả công việc chung của vị trí này gồm những nhiệm vụ như:

  • Lựa chọn và cài đặt phần cứng cho tổ chức, khách hàng, đồng thời thực hiện sửa chữa, bảo trì, nâng cấp phần cứng định kỳ hoặc nếu xảy ra hỏng hóc.
  • Cấu hình phần mềm và cung cấp tài liệu hỗ trợ, chỉ dẫn theo yêu cầu.
  • Thực hiện sao lưu dữ liệu, quản lý tài liệu kỹ thuật.

IT technician kiem soat he thong phan cung phan memIT technician kiểm soát hệ thống phần cứng, phần mềm

Yêu cầu học vấn: Vị trí kỹ thuật viên CNTT yêu cầu ứng viên sở hữu bằng cử nhân chuyên ngành Khoa học máy tính hoặc liên quan. Với vị trí chuyên viên kỹ thuật hoặc quản lý có thể yêu cầu bằng Hệ thống thông tin quản lý.

Mức lương: Khoảng 14.4 triệu/tháng. Trong đó, mức lương trung bình thấp khoảng 10.8 triệu/tháng còn trung bình cao khoảng 18 triệu/tháng. Mức lương tối đa cho vị trí này có thể lên tới 41.4 triệu/tháng.

5. Management analyst

Chuyên gia tư vấn quản lý là vị trí khá phù hợp với những người yêu thích hoạt động nghiên cứu, phân tích số liệu. Với vị trí này, nhìn chung bạn sẽ thực hiện những công việc sau tại các tổ chức, doanh nghiệp:

Tổng hợp và thu thập thông tin về hệ thống, hoạt động của hệ thống quản lý trong tổ chức.

Triển khai các hệ thống quản lý, xu hướng công nghệ mới để tối ưu hóa quy trình hoạt động cho doanh nghiệp.

Phân tích tài liệu, tiến hành quan sát tại chỗ nhằm tư vấn giải pháp giúp tối ưu hóa quy trình vận hành.

Management analyst phan tich so lieu va de xuat giai phap toi uu van hanh he thong cho doanh nghiepManagement analyst phân tích số liệu và đề xuất giải pháp tối ưu vận hành hệ thống cho doanh nghiệp

Yêu cầu học vấn: Ứng viên cần sở hữu bằng cử nhân chuyên ngành Hệ thống thông tin quản lý hoặc Quản trị kinh doanh nếu muốn làm việc tại vị trí chuyên gia tư vấn quản lý.

Mức lương: Khoảng 18.2 triệu/tháng. Mức lương trung bình thấp khoảng 14.2 triệu/tháng còn trung bình cao khoảng 22.2 triệu/tháng. Mức lương tối đa của vị trí chuyên gia tư vấn quản lý có thể đạt tới 60 triệu/tháng.

6. Information security analyst

Vị trí tiếp theo cho câu hỏi học ngành Hệ thống thông tin quản lý ra làm gì là chuyên viên phân tích bảo mật thông tin. Đây là công việc liên quan tới vấn đề an ninh hệ thống, an toàn dữ liệu với những nhiệm vụ chính như:

  • Giám sát hệ thống máy tính về các vấn đề liên quan tới bảo mật.
  • Cài đặt và vận hành chương trình bảo mật, kiểm tra lỗ hổng, sự thâm nhập trái phép.
  • Duy trì tiêu chuẩn bảo mật cao và thực hiện cải tiến, đưa ra khuyến nghị phù hợp cho tổ chức, doanh nghiệp.

Information security analyst giup bao mat he thong cong ngheInformation security analyst giúp bảo mật hệ thống công nghệ

Yêu cầu bằng cấp: Ở vị trí này, bạn cần sở hữu tối thiểu bằng cử nhân ngành Khoa học máy tính. Với những công ty, tập đoàn lớn có thể yêu cầu bằng thạc sĩ về Hệ thống thông tin.

Mức lương: Khoảng 21.9 triệu/tháng. Mức trung bình cao rơi vào khoảng 27 triệu/tháng còn trung bình thấp khoảng 16.8 triệu/tháng. Mức lương cao nhất cho vị trí này có thể lên tới 40 triệu/tháng.

7. Systems administrator

Công việc quản trị hệ thống sẽ là lựa chọn lý tưởng trong trường hợp bạn còn phân vân học ngành Hệ thống thông tin quản lý ra làm gì. Với vị trí này, nhiệm vụ chính mà bạn thường phải thực hiện là:

  • Thiết lập tài khoản, quản lý máy chủ, giám sát hiệu suất, bảo trì, khắc phục và nâng cấp hệ thống.
  • Cài đặt và cấu hình phần cứng, phần mềm trong hệ thống.
  • Xây dựng bộ tài liệu kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng và chính sách CNTT.

Systems administrator quản lý, giám sát toàn hệ thống

Yêu cầu học vấn: Để đảm nhận vị trí này, ứng viên cần có bằng cử nhân về CNTT, Khoa học máy tính, Hệ thống thông tin quản lý. Một số nơi còn yêu cầu chứng chỉ Quản trị viên hệ thống của Microsoft để đảm bảo hiệu quả công việc.

Mức lương: Khoảng 16.5 triệu/tháng. Mức lương trung bình thấp rơi vào khoảng 13.2 triệu/tháng và trung bình cao khoảng 19.7 triệu/tháng. Tối đa mức lương doanh nghiệp chi trả cho vị trí này có thể lên tới 30 triệu/tháng.

Xem chi tiết: “System Admin là gì? Làm sao để trở thành System Admin tài năng”.

8. Data manager

Công việc quản trị dữ liệu khá tương tự với quản trị hệ thống. Tuy nhiên thay vì làm việc với các phần cứng và phần mềm thì bạn cần chú ý tới dữ liệu. Cụ thể:

  • Giám sát mạng và hệ thống dữ liệu của tổ chức.
  • Thiết lập giao thức, xây dựng và sửa đổi chính sách dữ liệu.
  • Thực hiện báo cáo, thu thập, bảo mật và khắc phục sự cố về dữ liệu.

Data manager quan ly du lieu tren he thongData manager quản lý dữ liệu trên hệ thống

Yêu cầu học vấn: Bạn cần sở hữu bằng cử nhân chuyên ngành Khoa học máy tính, Công nghệ thông tin, Hệ thống thông tin quản lý để ứng tuyển vị trí này.

Mức lương: Khoảng 17.8 triệu/tháng. Trong đó, mức trung bình thấp dao động ở mức 13.4 triệu/tháng còn trung bình cao là 22.1 triệu/tháng. Mức lương cao nhất có thể lên tới 46 triệu/tháng.

9. Application developer

Lập trình viên ứng dụng là người chuyên xây dựng và phát triển ứng dụng trên máy tính hoặc di động. Công việc điển hình của vị trí này thường bao gồm:

  • Thực hiện viết mã nguồn cho ứng dụng, kiểm tra, khắc phục sự cố và gỡ lỗi trong quá trình phát triển.
  • Quản lý yêu cầu của khách hàng.
  • Sản xuất các tài liệu kỹ thuật cần thiết.

Application developer chuyen thiet ke va lap trinh ung dungApplication developer chuyên thiết kế và lập trình ứng dụng

Yêu cầu học vấn: Ứng viên cần thông thạo ngôn ngữ lập trình và sở hữu bằng cấp về ngành Khoa học máy tính, Hệ thống thông tin quản lý,…

Mức lương: Khoảng 22.9 triệu/tháng. Khoảng lương trung bình giao động từ 17.9 tới 28 triệu/tháng. Còn mức lương tối đa cho vị trí này có thể lên tới 70 triệu/tháng.

10. Network engineer

Kỹ sư mạng là lựa chọn phù hợp cho những sinh viên tốt nghiệp ngành Hệ thống thông tin quản lý và yêu thích nghiên cứu hệ thống mạng máy tính. Cụ thể, bạn sẽ thực hiện những công việc chung dưới đây khi ứng tuyển vị trí này:

  • Duy trì mạng máy tính, đánh giá và điều chỉnh hiệu suất mạng, khắc phục, giải quyết sự cố hệ thống cùng các sự cố mạng.
  • Thực hiện biện pháp bảo mật, khôi phục và sao lưu dữ liệu.
  • Xây dựng cấu hình, giám sát phần mềm chống virus.

Network engineer dam bao tinh on dinh cho he thong mangNetwork engineer đảm bảo tính ổn định cho hệ thống mạng

Yêu cầu học vấn: Bạn sẽ cần sở hữu bằng cấp chuyên ngành Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính, Hệ thống thông tin quản lý.

Mức lương: Khoảng 14.4 triệu/tháng và có thể giao động trong khoảng 11 – 17.9 triệu/tháng. Mức lương tối đa có thể đạt tới 35 triệu/tháng.

Xem chi tiết: “Kỹ sư mạng là gì? Thu nhập của kỹ sư mạng là bao nhiêu?”.

Trên đây là gợi ý danh sách 10 vị trí công việc hấp dẫn cho những bạn còn thắc mắc học ngành Hệ thống thông tin quản lý ra làm gì. Mong rằng qua bài viết chia sẻ kinh nghiệm này, bạn đã có định hướng nghề nghiệp phù hợp cho bản thân. Đừng quên truy cập TopCV để có thể tiếp cận những cơ hội việc làm mới nhất với thu nhập hấp dẫn nhé. 

Bản quyền nội dung thuộc về TopCV.vn, được bảo vệ bởi Luật bảo vệ bản quyền tác giả DMCA.
Vui lòng không trích dẫn nội dung trang web khi chưa được sự cho phép của TopCV.