Học kinh tế ra làm gì? Gợi ý những công việc liên quan đến ngành kinh tế

Kinh tế là một khái niệm rất rộng, bao gồm nhiều ngành nghề khác nhau. Nhưng chung quy lại, các công việc liên quan đến lĩnh vực kinh tế đều có mục đích chung là xây dựng, phát triển và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vậy học kinh tế ra làm gì? Đây là thắc mắc chung của nhiều bạn sinh viên mới ra trường. Hãy để Tino Group giải đáp vấn đề này giúp bạn qua bài viết dưới đây nhé!

Đôi nét về ngành kinh tế

Định nghĩa kinh tế

Theo định nghĩa Hán – Việt, “Kinh tế” là từ viết tắt của Kinh bang (trị nước)Tế thế (cứu đời).

Hiện nay, kinh tế được hiểu là tổng thể những mối quan hệ có sự tương tác qua lại lẫn nhau giữa con người với con người và phải liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm tạo ra hàng hóa để buôn bán, trao đổi trên thị trường.

Vai trò của các hoạt động kinh tế là thu được những lợi ích nhất định về lợi nhuận cho doanh nghiệp và phục vụ cho nhu cầu của khách hàng.

Kinh tế bao gồm nhiều ngành nghề kinh doanh trong những lĩnh vực khác nhau được nhà nước công nhận như: công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, tài chính ngân hàng, logistic…

Trong thời đại công nghệ số 4.0, mọi thứ đều diễn ra trên nền tảng công nghệ nên khái niệm về “kinh tế số” cũng xuất hiện và dần phát triển lớn mạnh.

hoc-kinh-te-ra-lam-gihoc-kinh-te-ra-lam-gi

Ngành kinh tế là gì?

Ngành kinh tế là một khối ngành thuộc khoa học xã hội. Đến với ngành này, bạn sẽ được học những kiến thức chuyên môn liên quan đến các hoạt động sản xuất, phân phối và tiêu thụ hàng hóa. Ngoài ra, các chương trình đào tạo còn giúp bạn phân tích được sự ảnh hưởng cũng như mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế trong một nền kinh tế tổng thể của một quốc gia.

Về cơ bản, ngành kinh tế cũng giống như một mạng lưới toàn cầu bao gồm nhiều ngành nghề và các hoạt động kinh tế sẽ được liên kết với nhau một cách thống nhất.

Đây là một ngành đặc biệt quan trọng đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Nếu quốc gia muốn phát triển kinh tế, việc đào tạo và ươm mầm những thế hệ tài năng học ngành kinh tế là rất cần thiết.

Ở Việt Nam, kinh tế là một trong số những ngành học được ưa chuộng nhất mỗi mùa tuyển sinh. Đó là do sự đa dạng trong lựa chọn hướng phát triển cùng với mức đãi ngộ hấp dẫn khi đi làm.

<strong>Học kinh tế ra làm gì? Gợi ý những công việc liên quan đến ngành kinh tế</strong> 2<strong>Học kinh tế ra làm gì? Gợi ý những công việc liên quan đến ngành kinh tế</strong> 2

QUẢNG CÁO

hoc-kinh-te-ra-lam-gihoc-kinh-te-ra-lam-gi

Các mảng quan trọng trong ngành kinh tế

Kinh tế học

Đây là ngành học tổng quát về những kiến thức của kinh tế vi mô và vĩ mô. Tùy theo định hướng cá nhân bạn có thể chọn học chuyên sâu về kinh tế học, kinh tế quốc tế, kinh tế học tài chính, kinh tế phát triển hoặc kinh tế đầu tư.

Tài chính ngân hàng

Tài chính ngân hàng được biết đến là một trong những ngành kinh tế có tỷ lệ cạnh tranh và điểm chuẩn đầu vào cao nhất hiện nay. Ngoài những kiến thức về tài chính và tiền tệ, bạn sẽ được đào tạo các mảng khác như tài chính công, tài chính doanh nghiệp, ngân hàng, phân tích và đầu tư tài chính,… cùng với một số ngành mới như công nghệ tài chính, đầu tư tài chính, quản trị rủi ro tài chính,…

Kế toán – kiểm toán

Doanh nghiệp nào cũng cần tới bộ phận kế toán nên đây chuyên ngành học có tính ổn định trong ngành kinh tế.

hoc-kinh-te-ra-lam-gihoc-kinh-te-ra-lam-gi

Kinh tế đối ngoại, Kinh doanh quốc tế và Logistics

Xuất nhập khẩu luôn là một lĩnh vực cực kỳ quan trọng của bất cứ nền kinh tế nào, đặc biệt trong xu hướng hội nhập toàn cầu như hiện nay. Chính vì vậy, các ngành liên quan đến xuất nhập khẩu như kinh tế đối ngoại, kinh doanh Quốc tế, thương mại Quốc tế hay Logistics v luôn có điểm chuẩn và tỉ lệ cạnh tranh cao.

Marketing và Quan hệ công chúng

Nhắc đến ngành kinh tế, bạn không thể qua Marketing. Đây là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng để một doanh nghiệp có thể cạnh tranh và tìm được chỗ đứng trên thị trường. Do đó, nhu cầu tuyển dụng ngành Marketing có xu hướng tăng lên đáng kể trong những năm gần đây.

Các ngành quản trị

Là các ngành liên quan đến việc quản lý một khía cạnh nào đó trong kinh tế, bao gồm: Quản trị kinh doanh, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, quản trị khách sạn, quản trị chất lượng và đổi mới, quản trị nguồn nhân lực, khoa học quản lý, quản lý công, quản lý tài nguyên và môi trường, quản lý đất đai, quản lý dự án, …

hoc-kinh-te-ra-lam-gihoc-kinh-te-ra-lam-gi

Toán ứng dụng trong kinh tế và công nghệ thông tin trong Kinh tế

Bao gồm các ngành: toán ứng dụng kinh tế, thống kê kinh tế, hệ thống thông tin quản lý và phân tích kinh doanh. Ngoài ra, ngành khoa học dữ liệu trong kinh tế & kinh doanh cũng đang là một ngành thu hút rất nhiều bạn trẻ.

Học kinh tế ra làm gì?

Làm công việc trong ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty tài chính

Hiện nay, làm ngân hàng (banker) là lựa chọn phổ biến của nhiều sinh viên mới tốt nghiệp. Môi trường làm việc này thường có mức lương cao và phúc lợi tốt. Những công việc trong ngân hàng phổ biến như: Giao dịch viên, hoạch định tài chính, kiểm soát tài chính, cung cấp các dịch vụ tài chính – kinh tế, phân tích dữ liệu và cố vấn, phân tích rủi ro,…

hoc-kinh-te-ra-lam-gihoc-kinh-te-ra-lam-gi

Nhân viên Sales

Nhân viên kinh doanh (Sales) là những người thực hiện công việc giới thiệu, tư vấn và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Họ là những người mang lại doanh thu bán hàng và lợi nhuận trực tiếp cho doanh nghiệp.

Với mức thu nhập gần như không có giới hạn, đây là công việc được rất nhiều sinh viên mới ra trường ưa thích.

Marketing

Marketing được hiểu là tổng hợp tất cả các hoạt động với mục tiêu chung là đáp ứng các nhu cầu và mong muốn thực tế của khách hàng thông qua các hình thức tiếp thị.

Một số vị trí công việc về Marketing phổ biến gồm: Copywriter, Designer, Account Manager, nghiên cứu thị trường, tổ chức sự kiện, truyền thông & báo chí,…

Kế toán

Là một kế toán viên, bạn chịu trách nhiệm trong việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin phản ánh tình hình hoạt động tài chính của một tổ chức, doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước.

hoc-kinh-te-ra-lam-gihoc-kinh-te-ra-lam-gi

Tư vấn tài chính, kinh tế

Các nhà kinh tế học và chuyên gia kinh tế thường đóng vai trò chủ chốt trong môi trường kinh doanh. Theo đuổi nghề này, bạn có thể đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp.

Phân tích dữ liệu và thẩm định rủi ro

Chuyên viên thẩm định rủi ro tài chính sẽ chịu trách nhiệm trong việc đánh giá và đưa ra lời khuyên về tác động của những rủi ro tài chính trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, họ cũng là người vạch ra kế hoạch chiến lược để giảm thiểu những rủi ro này.

Nghiên cứu, giảng dạy

Sau khi tốt nghiệp các chuyên ngành kinh tế, bạn cũng có thể tham gia vào lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy thế hệ tiếp theo ở các trường cao đẳng và đại học.

Logistics

Sinh viên ngành kinh tế cũng có thể làm trong lĩnh vực Logistics. Về cơ bản, đây là khâu trung gian để đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng nhanh nhất. Logistics bao gồm các hoạt động vận tải hàng hóa xuất và nhập, quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, quản trị tồn kho, hoạch định cung cầu.

Ngoài ra, nghề này thường kiêm luôn việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào, lập kế hoạch sản xuất, đóng gói sản phẩm và dịch vụ khách hàng.

hoc-kinh-te-ra-lam-gihoc-kinh-te-ra-lam-gi

Xuất nhập khẩu

Khá giống với Logistics, đây lĩnh vực kinh doanh hàng hóa tại nhiều thị trường khác nhau. Ngành xuất nhập khẩu là hình thức cơ bản của ngoại thương và có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế quốc gia.

Kinh doanh tự do

Nếu chưa biết nên lựa chọn công việc gì và có niềm yêu thích kinh doanh, bạn hãy áp dụng kiến thức mình đang có để kinh doanh một thứ gì đó phù hợp với nhu cầu thị trường.

Công việc này sẽ mang đến cho bạn cảm giác làm chủ, tự do và không bị quản lý bởi bất kỳ tổ chức nào.

Làm việc trong cơ quan nhà nước

Bạn sẽ đóng vai trò trong định giá và phân tích rủi ro, tư vấn tài chính, lập kế hoạch kinh tế cho cơ quan nhà nước.

Ngoài ra, bạn còn có thể làm các công việc liên quan đến thuế, vận tải, dịch vụ thương mại hay mảng năng lượng.

Những tốt chất cần thiết của người học các khối ngành kinh tế

Dưới đây là những tố chất rất phù hợp để theo học ngành kinh tế:

  • Là người thích kinh doanh, trao đổi, mua bán
  • Yêu thích những con số, số liệu
  • Năng động, hoạt bát nhưng cũng phải kiểm soát được hành vi, hành động của mình
  • Là người có tầm nhìn sâu rộng, biết tính đến rủi ro trong kinh doanh
  • Có khả năng thu thập và xử lý thông tin hiệu quả. Am hiểu tin học văn phòng và công nghệ nói chung
  • Yêu cầu phải có một số kỹ năng mềm nhất định: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý vấn đề
  • Khả năng giao tiếp ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh), đàm phán và thuyết phục tốt
  • Có khả năng lãnh đạo để có cơ hội tiến xa hơn trong công việc
  • Có khả năng tổ chức, quản lý thời gian và sắp xếp công việc một cách hợp lý
  • Có khả năng làm việc độc lập cũng như chịu được áp lực công việc cao

Qua bài viết trên, có lẽ bạn đã biết được học kinh tế ra trường sẽ làm những công việc gì. Nếu đang theo học một trong số những ngành đã kể ở trên, bạn hãy trau dồi thật nhiều kiến thức và kỹ năng để có sự chuẩn bị tốt nhất trong công việc sau này. Chúc bạn thành công!

Những câu hỏi thường gặp

Học ngành kinh tế ở trường nào uy tín tại TP. HCM?

Tại TP. HCM, bạn có thể theo học ngành kinh tế tại một số trường như:

  • Đại học Tài chính – Marketing (UFM)
  • Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH)
  • Đại học Ngoại thương cơ sở 2 (FTU2)
  • Đại học Kinh tế – Luật (UEL)
  • Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh (BUH)
  • Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh (HCMCOU)
  • Đại học Kinh tế – Tài Chính Thành phố Hồ Chí Minh (UEF)

Lương và đãi ngộ ngành kinh tế có cao không?

Đến với ngành kinh tế, bạn sẽ không cần quá lo lắng về mức thu nhập, đặc biệt là những ai làm trong mảng Sales. Tuy nhiên, mức lương và đãi ngộ của mỗi cá nhân sẽ tương ứng với năng lực và kinh nghiệm làm việc của họ.

Ngành kinh tế cũng vậy. Một số yếu tố ảnh hưởng đến lương bao gồm năng lực chuyên môn, trình độ ngoại ngữ cũng như khả năng không ngừng học hỏi để cải thiện bản thân.

Làm Sales học ngành gì?

Sales là công việc khá đặc biệt khi bất kỳ ai cũng có thể làm được miễn sao có tố chất bán hàng. Tuy nhiên, để có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc, bạn có thể theo học một số ngành như:

  • Quản trị kinh doanh
  • Ngành luật kinh tế
  • Kinh doanh thương mại
  • Kinh tế quốc tế
  • Quản trị bán hàng
  • Marketing

Học ngành xuất nhập khẩu ra làm gì?

Một số vị trí phổ biến trong ngành xuất nhập khẩu gồm:

  • Nhân viên mua hàng nhập khẩu
  • Nhân viên thanh toán quốc tế
  • Nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu

Theo dõi bài viết: Nhân viên xuất nhập khẩu là gì? để biết thêm chi tiết.

Tìm việc làm ngành kinh tế ở đâu?

Ngành kinh tế rất dễ kiếm việc làm. Do đó, bạn có thể nhanh chóng tìm được công việc phù hợp với mình qua những cách sau:

  • Tham khảo các nền tảng tuyển dụng trực tuyến như TopCV, Vieclam24h, Indeed, CareerBuilder, Vietnamworks,…
  • Các Group tuyển dụng trên Facebook
  • Nhờ bạn bè, người thân giới thiệu

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO

  • Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
    Văn phòng đại diện: 42 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 0364 333 333
    Tổng đài miễn phí: 1800 6734
  • Email: [email protected]
  • Website: www.tino.org