Học kinh tế đối ngoại làm gì? Cơ hội việc làm của ngành KTĐN
Hiện nay, các quốc gia đang trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng, nhu cầu giao thương toàn cầu vô cùng mạnh mẽ. Trong bối cảnh hội nhập đó, ngành kinh tế đối ngoại trở nên được ưa chuộng và là sự lựa chọn của nhiều bạn trẻ. Vậy kinh tế đối ngoại làm gì? Tại sao nó lại trở nên phổ biến và thu hút nhiều nguồn nhân lực tới vậy? Cùng Mua Bán tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Nội Dung Chính
Ngành kinh tế đối ngoại là gì?
Kinh tế đối ngoại (International Economics) là ngành học nghiên cứu về các tương tác kinh tế, hoạt động trao đổi, giao thương kinh tế giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau trên khắp thế giới.
Nói một cách cụ thể, kinh tế đối ngoại liên quan đến mối quan hệ tương tác kinh tế của các quốc gia và ảnh hưởng của các vấn đề quốc tế với nền kinh tế thế giới. Vậy nghề kinh tế đối ngoại làm gì? Ngành kinh tế đối ngoại sẽ tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu các vấn đề kinh tế và chính trị liên quan đến thương mại quốc tế và tài chính quốc tế trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa như hiện nay.
Ngành kinh tế đối ngoại học gì?
Học kinh tế đối ngoại làm gì? Khi học ngành kinh tế đối ngoại, bạn sẽ được nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hoạt động giao thương giữa các quốc gia. Cụ thể bạn sẽ được trang bị các kiến thức về tỷ giá hối đoái và dòng tiền giữa các quốc gia, đầu tư quốc tế, thương mại quốc tế, phân tích và đánh giá hiệu quả xuất nhập khẩu, vai trò và chi phí vận chuyển đối với dòng chảy thương mại, thuế và ảnh hưởng của thuế tới thị trường,…
Một số môn kiến thức thức chuyên môn ngành kinh tế đối ngoại:
-
Giao dịch thương mại quốc tế
-
Đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán quốc tế
-
Vận tải và bảo hiểm thương mại quốc tế
-
Tài chính và thanh toán quốc tế
-
Những vấn đề hội nhập và các mối quan hệ kinh tế quốc tế
-
Năng lực ngoại ngữ chuyên sâu để học và nghiên cứu các hoạt động kinh tế quốc tế
Một số môn học bắt buộc phổ biến trong chương trình đào tạo ngành kinh tế đối ngoại tại các trường đại học có thể kể đến như:
-
Toán cao cấp
-
Kinh tế vi mô
-
Kinh tế vĩ mô
-
Kinh tế lượng
-
Tài chính – tiền tệ
-
Marketing quốc tế
-
Thanh toán quốc tế
-
Quan hệ kinh tế quốc tế
-
Đầu tư nước ngoài
-
Giao dịch thương mại quốc tế
-
Bảo hiểm trong kinh doanh
-
Thương mại điện tử
-
Kế toán
-
Hải quan,…
Và một số môn học tự chọn khác như:
-
Sở hữu trí tuệ
-
Thị trường chứng khoán
-
Thuế và hệ thống thuế
-
Nghiệp vụ hải quan
-
Kinh doanh quốc tế
>>> Xem thêm: Cơ hội việc làm của ngành kinh tế quốc tế năm 2022
Học kinh tế đối ngoại làm gì khi ra trường?
Kinh tế đối ngoại ra làm gì? Những sinh viên ngành kinh tế đối ngoại luôn thu hút nhà tuyển dụng việc làm bởi sở hữu những kỹ năng ngoại ngữ tuyệt vời và kiến thức chuyên môn vững vàng. Học viên được đào tạo trong môi trường năng động, sáng tạo và có những kiến thức chuyên sâu, thực tiễn. Vậy sinh viên học kinh tế đối ngoại làm gì sau khi ra trường? Sau đây là một số công việc có mức lương cực kỳ hấp dẫn mà sinh viên ngành kinh tế đối ngoại có thể tham khảo.
Nhân viên kinh doanh
Nếu bạn muốn biết học kinh tế đối ngoại làm gì sau khi ra trường thì ứng tuyển nhân viên kinh doanh sẽ khá phù hợp. Sinh viên kinh tế đối ngoại được đào tạo những kiến thức chuyên môn về kinh tế, năng động và sáng tạo. Nhân viên kinh doanh là vị trí thuộc về các phòng kinh doanh của công ty, tìm kiếm đối, thương lượng và thuyết phục các đối tác nước ngoài ký kết hợp đồng mua bán quốc tế cho công ty.
Vì vậy nhân viên kinh doanh phải là người có các kỹ năng bán hàng, đặc biệt là kỹ năng ngoại ngữ và kỹ năng thuyết phục. Đây là công việc cực kỳ phù hợp với sinh viên kinh tế đối ngoại vừa đáp ứng chuyên môn nghề nghiệp vừa có mức lương đáng mơ ước.
Chuyên viên xuất nhập khẩu
Kinh tế đối ngoại làm gì phù hợp? Ngành chuyên viên xuất nhập khẩu sẽ là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Chuyên viên xuất nhập khẩu là người làm việc tại phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp.
Những người này có trách nhiệm trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến đơn hàng xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Họ sẽ phải làm các công việc cụ thể như: xử lý thanh toán, quản lý vận chuyển, bảo hiểm hợp đồng,… để có thể vận chuyển hàng hóa đến đúng tiến độ đề ra mà không gặp phải sai sót nào.
>>> Xem thêm: Bạn có biết học kinh tế phát triển ra làm gì để có mức lương hấp dẫn?
Chuyên viên hoạch định chính sách
Đừng hỏi học kinh tế đối ngoại làm gì mà hãy nộp hồ sơ ngay vào vị trí này. Chuyên viên hoạch định chính sách là vị trí thuộc bộ phận kinh tế đối ngoại hoặc bộ phận hợp tác quốc tế của các đơn vị liên quan đến kinh doanh quốc tế. Bộ phận này có công việc chính là xây dựng, đề xuất các chính sách có lợi cho việc thúc đẩy kinh doanh của đơn vị cần có tầm nhìn, chiến lược vĩ mô, khả năng tư duy, sáng tạo trong công việc. Đây cũng là một công việc triển vọng có mức lương cao mà nhiều người hằng ao ước.
Chuyên gia nghiên cứu, giảng dạy
Học ngành kinh tế đối ngoại làm gì? Bên cạnh các công việc kể trên thì sinh viên kinh tế đối ngoại còn có thể lựa chọn trở thành chuyên gia nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đại học. Việc nghiên cứu và giảng dạy chuyên môn các kiến thức về kinh tế đối ngoại cũng là một trong những ngành nghề lý tưởng mà nhiều người ao ước.
Các bạn sinh viên kinh tế đối ngoại năng lực, khả năng giao tiếp tốt vô cùng phù hợp với công việc này. Bạn có thể trau dồi kiến thức, kinh nghiệm, tham gia thật nhiều các khóa học đào tạo giảng dạy từ bây giờ nếu như có mong muốn theo đuổi công việc này.
Sinh viên học kinh tế luôn được rèn luyện các kỹ năng nhạy bén, linh hoạt nên có thể thích nghi và làm được rất nhiều các công việc khác nhau. Thế nên ngoài các ngành nghề kể trên, sinh viên kinh tế đối ngoại cũng có thể làm được rất nhiều các công việc khác liên quan.
Các kỹ năng cần thiết với ngành kinh tế đối ngoại
Không phải ai cũng phù hợp với ngành nghề này, kinh tế đối ngoại yêu cầu các sĩ tử cần có những tố chất phù hợp như dưới đây.
Khả năng giao tiếp
Trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, người làm lĩnh vực này cần thường xuyên giao tiếp với nhiều đối tác, thực hiện việc ngoại giao. Chính vì thế bạn cần có một kỹ năng giao tiếp thực sự xuất sắc, nắm bắt được tâm lý khách hàng và và linh hoạt ứng biến, xử lý tình huống để đàm phán một cách hiệu quả nhất.
Đặc biệt trong những thương vụ quốc tế, kỹ năng giao tiếp, đàm phán là yếu tố then chốt giúp tạo nên cầu nối giữa các quốc gia, các bên đều đạt được những lợi ích mong muốn. Do đó nếu bạn còn e ngại kỹ năng giao tiếp còn yếu thì hãy nhanh chóng cải thiện ngay để trở thành một ngôi sao sáng trong lĩnh vực này.
Biết nhiều ngôn ngữ
Là một người công tác trong ngành kinh tế đối ngoại, bạn bắt buộc phải biết giao tiếp bằng tiếng anh, tốt nhất là giỏi nhiều ngoại ngữ vì bạn cần giao tiếp với đối tác đến từ nhiều quốc gia. Giao tiếp được bằng nhiều ngôn ngữ sẽ giúp bạn có cơ hội rộng mở trong ngành, dễ dàng thăng tiến lên các nấc thang sự nghiệp.
Nắm bắt về thương mại quốc tế
Để thuận tiện hơn trong công việc, nhân sự ngành kinh tế đối ngoại cần am hiểu các quy tắc phức tạp chi phối việc xuất nhập khẩu hàng hóa giữa các quốc gia . Đồng thời cần phải tuân thủ các quy định luật thương mại và quy định xuất nhập khẩu của quốc gia giao thương cũng như các hiệp định thương mại quốc gia đó đã ký kết.
Trong đa số các tổ chức, việc tuân thủ thương mại nước ngoài là nghĩa vụ của người quản lý xuất và nhập khẩu. Nếu không tuân thủ thì có thể dẫn đến việc giao hàng chậm trễ, bồi thường hợp đồng và mất đi sự uy tín trong mắt khách hàng. Hoạt động kinh doanh về lâu dài sẽ gặp nhiều khó khăn.
Khả năng xử lý xung đột
Người làm trong ngành kinh tế đối ngoại như nhân viên kinh doanh quốc tế, xuất nhập khẩu cần phải đưa ra quyết định nhanh chóng, thông minh trong những trường hợp xung đột. Cụ thể, khi một lô hàng trễ chuyến giao, hàng hỏng hóc hoặc việc thanh toán không diễn ra đúng như dự định.
Những trường hợp trên có thể dẫn đến những xung đột không mong muốn, khiến khách hàng mất niềm tin vào công ty, do đó bạn cần đưa ra quyết định nhanh nhạy, tinh tế để giải quyết vấn đề. Tóm lại lựa chọn quyết định cũng là một kỹ năng không thể thiếu bạn cần phải trau dồi và học hỏi.
>>> Xem thêm: Ngành kinh tế vận tải biển là gì? Nên học ngành này nếu bạn muốn có quyền lợi sau
Cơ hội việc làm của ngành kinh tế đối ngoại
Nhiều sinh viên lo lắng ra trường sẽ trở nên thất nghiệp hay không làm đúng chuyên ngành mình đã học. Tuy nhiên đối với sinh viên ngành kinh tế đối ngoại thì bạn hoàn toàn không phải lo lắng về vấn đề này. Chúng ta đều biết hoạt động trau dồi kinh tế toàn cầu đang diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết thế nên cơ hội việc làm của sinh viên chuyên ngành kinh tế đối ngoại là vô cùng rộng mở. Vậy học kinh tế đối ngoại làm gì?
Nếu bạn là cử nhân chuyên ngành kinh tế đối ngoại được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn và có kỹ năng làm việc hiệu quả, kỹ năng giao tiếp tốt thì chắc chắn bạn sẽ có được những cơ hội việc làm đúng chuyên ngành với mức lương ổn định và vô cùng hấp dẫn.
Liệu ngành kinh tế đối ngoại làm gì sau khi học xong? Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể xin vào làm việc tại một số nơi như: Các doanh nghiệp nội địa, quốc tế, các cơ quan quản lý từ trung ương đến ban ngành, các cơ sở nghiên cứu tại các trường cao đẳng, đại học khắp quốc gia,…
Chỉ cần là lĩnh vực liên quan đến kinh doanh quốc tế, giao dịch thương mại, tài chính, kinh tế quốc tế bạn đều có thể đảm nhiệm và thích ứng một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, để có thể tìm được công việc liên quan đến ngành kinh tế đối ngoại bạn có thể tham khảo các thông tin tuyển dụng tại việc làm Bình Dương Thủ Dầu Một.
Mức lương của ngành kinh tế đối ngoại hiện nay
Kinh tế đối ngoại làm gì? Mức lương bao nhiêu? So với các nghề khác thì mức lương của ngành kinh tế đối ngoại khá cao. Sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm sẽ có mức lương từ 5 tới 7 triệu đồng/1 tháng. Đối với người đã có kinh nghiệm nâng cao năng lực thì mức lương có thể kiếm được từ 7 đến 10 triệu đồng.
Còn đối với cấp quản lý, nhân sự ngành kinh tế đối ngoại có thể có mức lương từ 15 đến 20 triệu đồng/1 tháng. Đây mới chỉ là mức lương cứng của nhân sự kinh tế đối ngoại, bạn còn có thể nhận thêm phụ cấp, hoa hồng,… để có mức thu nhập cực kỳ hấp dẫn và đáng mơ ước.
Học kinh tế đối ngoại làm gì? Ra trường làm việc ở đâu?
Học ngành kinh tế đối ngoại ra trường làm gì, xin việc làm ở đâu? Sau khi tốt nghiệp ngành kinh tế đối ngoại tại các trường đại học, bạn có thể làm việc ở một số nơi như:
-
Doanh nghiệp có lĩnh vực mua bán với các đối tác nước ngoài
-
Các cơ quan quản lý Nhà nước
-
Bộ phận Kinh tế đối ngoại hoặc hợp tác quốc tế của quốc gia
-
Các trường đại học, viện nghiên cứu, trường cao đẳng có giảng dạy bộ môn liên quan đến kinh tế, thương mại, tài chính,…
Học ngành kinh tế đối ngoại ở đâu?
Lựa chọn đúng môi trường đào tạo sẽ giúp ích cho bạn về nhiều mặt ở ngành này, có thể kể đến như mối quan hệ, kiến thức, kỹ năng,…
Đại học Ngoại Thương Hà Nội
Tại đại học Ngoại Thương Hà Nội, ngoài kiến thức chuyên môn về kinh tế đối ngoại, bạn còn được tiếp cận đa dạng lĩnh vực ngành kinh tế. Từ đó bạn có nguồn kiến thức phong phú để đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau chứ không chỉ mỗi chuyên ngành.
Ngoài ra, tại đại học Ngoại Thương, bạn sẽ được tham gia vô số hoạt động ngoại khóa, hệ thống 40 câu lạc bộ chuyên môn theo sở thích, đoàn hội sinh viên. Do đó sinh viên Ngoại Thương luôn được biết đến bởi sự năng động, sáng tạo, đa tài và được lòng rất nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên Ngoại Thương luôn được săn đón nồng nhiệt bởi các tập đoàn và có việc làm ổn định. Hoặc bạn có thể đi du học để học tập ứng dụng sự tiên tiến ở nước bạn.
>>> Tham khảo thêm: Đại học Ngoại thương có những ngành nào cập nhật mới nhất năm 2022
Đại học Kinh tế – Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM)
UEL cung cấp cho sinh viên hai chương trình đào tạo gồm tiêu chuẩn và chất lượng cao. Ở cả hai chương trình, sinh viên đều được tiếp cận hệ thống giáo dục tiên tiến, định hướng gắn liền lý thuyết với thực tiễn. Phương pháp giảng dạy vô cùng hiện đại, tạo điều kiện để sinh viên có thể học vượt, học ngành chính và cả ngành phụ.
Sinh viên còn được tham gia các chương trình liên kết quốc tế, chuyển tiếp tham gia học tập tại các trường đại học đối tác của UEL ở Mỹ, Anh, Pháp. Sinh viên còn được giao lưu và học tập từ các nhà quản trị xuất sắc, doanh nhân tiêu biểu và nhà tuyển dụng hàng đầu hiện nay.
Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM
Tại đại học UEF, sinh viên sẽ được học tập các kiến thức về giao dịch thương mại quốc tế, đàm phán quốc tế, thanh toán quốc tế, bảo hiểm thương mại quốc tế,… Tất cả kiến thức đều mang tính ứng dụng thực tế cao. Sinh viên còn được trang bị các kỹ năng mềm cần thiết như giao tiếp, thương lượng, ngoại ngữ thiết yếu.
Học tập tại UEF, các bạn sinh viên hoàn toàn yên tâm về vấn đề việc làm, thực tập bởi trường có mạng lưới liên kết doanh nghiệp uy tín trong và ngoài nước. Sinh viên được phát triển toàn diện, tự tin thích ứng trong bất kỳ môi trường làm việc nào do được đào tạo thông qua các buổi huấn luyện kỹ năng mềm, hoạt động sinh viên, câu lạc bộ.
Mong rằng qua bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về ngành kinh tế đối ngoại làm gì và cơ hội mà ngành này mang lại trong tương lai. Kinh tế đối ngoại là một ngành có tiềm năng vô cùng rộng mở và phát triển. Nếu như bạn vẫn chưa biết nên chọn học ngành gì thì hãy tham khảo ngay ngành này nhé. Đừng quên theo dõi Muaban.net để cập nhật những công việc mới nhất hiện nay nhé!
>>> Tham khảo: