Học dinh dưỡng ra làm gì? Triển vọng việc làm ngành dinh dưỡng
Học dinh dưỡng ra làm gì? Là một ngành học đang sở hữu nhiều triển vọng trong nhiều năm trở lại đây. Bởi trước kia thì các chuyên gia dinh dưỡng thường có xuất thân là một bác sỹ hoặc là người công tác trong lĩnh vực liên quan đến y tế công cộng. Và chưa thực sự được đào tạo chuyên sâu hay bài bản về dinh dưỡng, tuy nhiên khi ngành nghề dinh dưỡng đang ngày khẳng định được vị thế quan trọng của mình. Nên cộng đồng mới bắt đầu quan tâm đến ngành học Dinh dưỡng. Vậy, để có được câu trả lời cho chính mình thì các bạn cùng Thanh Hồng tham khảo những nội dung liên quan đến ngành học dinh dưỡng ra trường thì làm gì nhé!
1. Đôi nét về ngành học dinh dưỡng là gì?
Trước khi tìm hiểu “học dinh dưỡng ra làm gì?” thì các bạn nên biết Ngành học dinh dưỡng là ngành mà các bạn sinh viên khi theo học sẽ được trang bị những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về dinh dưỡng cộng đồng, cơ bản và lâm sàng. Các bạn sinh viên sẽ có cơ hội được rèn luyện cũng như trau dồi các kỹ năng khai thác cũng như thu thập thông tin về dinh dưỡng để có thể đưa ra được chuẩn đoán và xử lý vấn đề nhanh chóng, hiệu quả.
Đôi nét về ngành học dinh dưỡng là gì?
Bởi trách nhiệm của việc làm ngành dinh dưỡng chính là khai thác, theo dõi và đánh giá dinh dưỡng của bệnh nhân tại cơ sở khám chữa bệnh, bệnh viên hoặc tại cộng đồng. Ngoài ra còn phải lập được các kế hoạch can thiệp phù hợp để cải thiện cũng như xử lý vấn đề dinh dưỡng của người bệnh. Ngoài ra ngành dinh dưỡng còn là truyền thông, là người đưa ra những lời khuyên, hướng dẫn cộng đồng nên lựa chọn những loại thực phẩm, lên thực đơn và xây dựng chế độ ăn uống như thế nào là khoa học, an toàn mà phù hợp nhất có thể để bảo vệ sức khỏe.
Để làm được điều này thì các bạn sinh viên theo học ngành dinh dưỡng cũng cần thường xuyên luyện tập việc xây dựng quy trình chăm sóc dinh dưỡng, tư vấn cho bệnh nhân trong quá trình thực tập. Bởi đa phần các trường đều tạo điều kiện để các bạn có thể tham gia thực tập tại nhiều nơi, để khi tốt nghiệp các bạn đã có cái nhìn thực tế về công việc.
Nếu các bạn đang tò mò không biết rằng học ngành dinh dưỡng ở đâu? Thì tôi sẽ gợi ý đến các bạn một số trường đại học uy tín, chất lượng đang đào tạo ngành này để các bạn tham khảo:
– Đại học Đông Á: Ngành dinh dưỡng tuyển sinh thông qua tổ hợp môn (Toán, Lý, Sinh), (Toán, Văn, KHXH), (Toán, Sinh, Văn), (Toán, Hóa, Sinh). Và điểm trúng tuyển năm 2018 là 15.5 điểm.
– Đại học Y Hà Nội: Ngành dinh dưỡng tuyển sinh thông qua tổ hợp môn (Toán, Hóa, Sinh) và điểm trúng tuyển năm 2018 là 19.65 điểm.
– Đại học Y tế Công Cộng: Ngành dinh dưỡng tuyển sinh thông qua tổ hợp môn (Toán, Hóa, Sinh) và điểm trúng tuyển năm 2018 là 22 điểm.
Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm các trường đại học như: ĐH công nghệ thực phẩm HCM, ngành Hóa phân tích (khoa Hóa học) ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Kỹ Thuật Y Tế Hải Dương,… Hoặc hàng năm viện dinh dưỡng cũng tổ chức nhiều chương trình đào tạo cũng như khóa học cơ bản để nâng cao nghiệp vụ về dinh dưỡng và y tế.
học ngành dinh dưỡng ở đâu?
Như vậy, mỗi trường đều có những mức điểm khác nhau, các bạn có thể lựa chọn phù hợp với điều kiện cũng như khả năng của mình để theo đuổi và trở thành một chuyên gia dinh dưỡng trong tương lai.
>> Xem thêm: Kosher là gì
2. Triển vọng của việc làm ngành dinh dưỡng tại Việt Nam
Chuyên gia dinh dưỡng vốn là một việc làm không thể thiếu đối với các quốc gia có nền kinh tế phát triển, và nước ta thì vẫn chưa thực sự đề cao cũng như chú trọng nhiều vào ngành nghề này và nhiều khi còn bị nhầm tưởng sang ngành đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm. Thực ra trước năm 2015 thì dinh dưỡng của nước ta cũng chưa có quy định hay nhận định đó là một ngành nghề, và những cán bộ dinh dưỡng đều chỉ đơn thuần là các bác sỹ hay làm các lĩnh vực liên quan…. Tuy nhiên vài năm gần đây thì những nhu cầu về dinh dưỡng được tăng lên nhiều lần và từ đó nhận thức vai trò dinh dưỡng cũng đã được và mức tối thiểu cần có đối với cơ thể chúng ta.
Và cuối năm 2015 thì bộ y tế cung với các cơ quan có thẩm quyền cũng đã đưa ra quy định chính thức về việc mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp. Và chức danh của Ngành dinh dưỡng cũng được chia ra thành ba hạng, với những hạng và mã số khác nhau Dương như đó là một bước ngoặt mang tính lịch sử của ngành dinh dưỡng của nước ta. Theo thông tin dự báo nguồn nhân lực thì nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành dinh dưỡng sẽ bùng nổ tại nhiều khu vực trong nước, đặc biệt là các thành phố lớn. Với những triển vọng cũng như tiềm năng như vậy thì các bạn hoàn toàn có thể yên tâm học tập và không ngừng trau dồi các kiến thức về thực phẩm và dinh dưỡng để có thể nắm bắt được bất cứ cơ hội nào.
>> Xem thêm: Grain là gì
Triển vọng của việc làm ngành dinh dưỡng tại Việt Nam
3. Tóm lại, sau khi tốt nghiệp ngành học dinh dưỡng ra làm gì?
Dựa theo nội dung đã được quy đĩnh rõ tại điều 8 Thông tư 08/2011/TT-BYT thì hiện nay khoa Dinh dưỡng, tiết chế đã được thanh lập tại các bệnh viện công lập từ hạng III. Ngoài ra các trung tâm dinh dưỡng lâm sàng, tổ Dinh dưỡng, tiết chế cũng được thành lập và quy mô cũng như phương thức hoạt động phụ thuộc vào điều kiện của từng bệnh viện khác nhau. Đồng thời trên địa bàn thành phố hoặc tỉnh cũng có rất nhiều bệnh viện công hoặc ngoài công lập nên có thể nói các chuyên gia dinh dưỡng có khá nhiều nơi để công tác và thực hiện niềm đam mê của mình. Cùng với các triển vọng như đã kể ở trên với cơ hội việc làm ngành dinh dưỡng rộng mở như vậy thì dưới đây sẽ là câu trả lời vềhọc dinh dưỡng ra làm gì?
• Giải thích, tư vấn các vấn đề về dinh dưỡng: Đối với các chuyên gia dinh dưỡng nỏi tiếng thì thường xuất hiện trên các báo trí, phương tiện truyền thông để đưa ra những lời phát ngôn quan trọng nhất trong việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về dinh dưỡng. Hoặc các cũng có thể tuyên truyền trên các nơi công động, nơi làm việc để nâng nhận thức của mọi người về dinh dưỡng, như: lý giải tại sao những thực phẩm nào không nên ăn sống, không nên nấu quá chín, hay cách sử dụng chế phẩm vitamin sao cho hiệu quả nhất…
• Đánh giá nhu cầu, chế độ ăn uống của bệnh nhân và khách hàng: Với kiến thức về lượng kcal cần thiết để có thể duy trì hoạt động khỏe mạnh mỗi ngày của mỗi người để đưa ra những lời khuyên cũng như cách cải thiện chế độ dinh dưỡng của người bệnh, khách hàng. Hoặc đưa ra cách cải thiện tình trạng dinh dưỡng theo yêu cầu của từng người khác nhau như: người muốn giảm lượng mỡ nhưng vẫn đảm bảo được giá trị dinh dưỡng, người muốn tăng cường cơ bắp, tăng canxi đối với trẻ em để có chiều cao thật lý tưởng… Và còn nhiều vấn đề khác liên quan đến dinh dưỡng mà một chuyên gia cần phải đáp ứng được.
Tóm lại, sau khi tốt nghiệp ngành học dinh dưỡng ra làm gì?
• Xây dựng kế hoạch bữa ăn dinh dưỡng theo yêu cầu của người bệnh, khách hàng: Để đảm bảo được các yếu tố về thể hình, sức khỏe của ai đó thì mỗi chuyên gia dinh dưỡng đểu cần phải nắm rõ trong tay các kiến thức về dinh dưỡng của các loại thực phẩm. Từ đó mới có thể lên được những thực đơn vừa kết hợp chúng với sở thích riêng của từng khách hàng, người bệnh. Nhiệm vụ này dường như cũng không hề đơn giản đúng không các bạn.
• Không ngừng học hỏi cũng như nghiên cứu về dinh dưỡng dựa vào sự phát triển của khoa học mới nhất.
• Thường xuyên cung cấp, trao đổi thông tin liên quan đến chế độ dinh dưỡng của khách hàng, người bệnh để lên kế hoạch ăn uống phù hợp theo từng giai đoạn được hiệu quả hơn.
Như vậy, các bạn cũng thẩy rằng các cư nhân dinh dưỡng trong tương lai giống như là “nhà chiến lược” đúng không nào? Sử dụng chính những kiến thức mà mình có để lên “chiến lược” thực hiện đảm bảo được yêu cầu khó tính của người bệnh và khách hàng mà lại bảo vệ được sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Chính vì vậy, các nhà tuyển dụng cũng đã đưa ra những yêu cầu khá cao về việc tuyển chọn cũng như chọn lọc ứng viên. Không chỉ về kiến thức mà cả kỹ năng làm việc cũng rất quan trọng. Các bạn truy cập Timviec365.vn, tham khảo các tin tức tuyển dụng việc làm dinh dưỡng để thấy rõ được những điều đó.
Xem thêm: Việc làm chuyên viên dinh dưỡng
Học dinh dưỡng ra làm gì?
4. Học dinh dưỡng ra làm ở đâu?
Với những chia sẻ thực tế nhất về câu hỏi “Học dinh dưỡng ra làm gì?” đã giúp bạn thấy rằng, không hề có công việc nào là đơn giản và để làm tốt được công việc của mình thì tối thiểu cũng nên lựa chọn cho mình một nơi làm việc phù hợp mà tại đó mình có thể cống hiến cũng như thực hiện niềm đam mê của mình. Dưới đây sẽ là một số nơi mà các cư nhân dinh dưỡng có thể lựa chọn để làm việc, các bạn đã biết chưa?
– Các cơ sở đào tạo nhân lực y tế (hệ thống công lập và ngoài công lập)/ nơi khám, chữa bệnh/ trung tâm y tế/ trung tâm chăm sóc sức khỏe cộng đồng thuộc các tuyến từ cấp quận/huyện, xã đến thành phố, tỉnh hoặc trung ương.
– Các nhà dưỡng lão, các tổ chức y tế phi chính phủ, hay thậm chí là các tổ chức xã hội chăm sóc sức khỏe của quân đội và công an thì việc làm dinh dưỡng cũng thường xuyên được bổ sung nhân lực.
– Các Viện nghiên cứu về thực phẩm và chế độ dinh dưỡng;
– Các trường học các cấp có bán trú, canteen;
– Các nhà máy, xí nghiệp hoạt động lĩnh vực sản xuất, chế biến thực phẩm.
– Các nhà hàng – khách sạn…
Học dinh dưỡng ra làm ở đâu?
Mỗi chúng ta, ai cũng có những ước mơ và khát vọng trong sự nghiệp khác nhau. Theo như bản thân tôi thì có thấy rằng Ngành dinh dưỡng là một nhà chiến lược có thể đảm bảo được sức khỏe con người, mà lại đáp ứng được nhu cầu cũng như nguyện vọng của từng người khác nhau. Không phải là một công việc dễ dàng nhưng tôi tin với niềm đam mê, chăm chỉ cùng với sự triển vọng của nghề thì các bạn sẽ chinh phục được nghề này thôi. Hy vọng những thông tin về “Học dinh dưỡng là gì?” ở trên đã tiếp thêm sức mạnh đến bạn!
Chia sẻ: