Học cách tin tưởng lần nữa
Sự tin tưởng – một từ tưởng chừng đơn giản mà chúng ta thường sử dụng hằng ngày, nhưng có lẽ “sự tin tưởng” là một từ mang nhiều sức nặng bởi nó là linh hồn của bất kỳ mối quan hệ nào. Đó là chất keo dính kết giữa mọi người. Sự tin tưởng cũng chính là liều thuốc khiến bạn có thể yên tâm ngủ đi ngủ cạnh người bạn đời của mình và cảm thấy yên bình.
Ảnh minh họa
Chính vì vậy thiếu vắng sự tin tưởng chỉ tạo ra những điều không tích cực, gây ra tâm lý đau khổ và dằn vặt kéo dài, khiến bạn trở nên lo âu và luôn tự đặt ra hàng ngàn câu hỏi. Nếu niềm tin của bạn bị hủy hoại, bạn có thể cảm thấy tuyệt vọng. Nhưng đó là tin tốt bởi một mối quan hệ bị hoen ố vì sự phản bội có thể được cứu vãn. Như Jennice Vilhauer, Ph.D, viết trong bài báo của cô ấy trên tạp chí Psychology : “Các mối quan hệ rất phức tạp và tùy thuộc vào hoàn cảnh, sự phản bội không nhất thiết có nghĩa là chấm dứt mối quan hệ”. Khi hiểu rằng niềm tin đã bị phá vỡ bởi vì một điều gì đó đi ngược lại các quy tắc, liệu bạn có sẵn sàng đầu tư thời gian và công sức để tận dụng những gì bạn đã mất nhiều năm để xây dựng lại không? Cùng tìm cách để làm điều đó nhé!
Hãy phân định rõ ràng
Khi sự phản bội xảy ra cảm giác như một trận đại hồng thủy đang ập đến và khiến bạn mất hết lí trí của chính mình. Nhưng hãy bình tĩnh (mặc dù điều này thật sự khó) nhưng nếu muốn hòa giải, bạn cần phải lắng nghe. Việc đi tìm câu trả lời sẽ tiết lộ ra những lý do dẫn đến sự việc tồi tệ xảy đến. Sự phản bội là một triệu chứng, không phải là vấn đề thực tế.
Cam kết xây dựng lại mối quan hệ
Mối quan hệ này có giá trị như thế nào với bạn? Một khi lớp bụi lắng xuống sau sự không chung thủy, hãy tự hỏi mình những câu hỏi sau:
Tôi có sẵn sàng cam kết với anh ấy/cô ấy chấp nhận điều gì đã xảy ra không? Tôi có còn yêu người kia không? Liệu tôi có thể làm những gì để vượt qua cuộc khủng hoảng này không? Liệu bạn có còn đủ sự ngưỡng mộ và tôn trọng để cứu vãn mối quan hệ? Hãy trung thực và tự hỏi bản thân: chúng ta có còn vui vẻ bên nhau không?
Nếu câu trả lời là có, thì dù phía trước còn dài nhưng đó sẽ xứng đáng với những nỗ lực. Nếu các bạn cam kết với nhau, sẵn sàng xem xét tình hình và khắc phục nó để có thể vượt qua và sang một trang mới. Một khi đã cam kết hãy tiến lên phía trước, đừng làm nó nửa vời.
Tha thứ
Bạn đã chiến đấu hết mình cho mối quan hệ và cảm xúc của mình, bạn đã làm việc không mệt mỏi để vượt qua những gì đã xảy ra. Mối quan hệ của bạn vẫn còn có thể cứu vãn được khi cả hai đều đang cố gắng bên cạnh nhau và bạn nghĩ rằng mình đã vượt qua khủng hoảng, nhưng sự tức giận và oán giận vẫn kéo dài. Tha thứ không hề dễ dàng nhưng lại là chìa khóa cho sự tồn tại của mối quan hệ.
Cho nhau thời gian
Để hàn gắn một trái tim tan vỡ đòi hỏi nhiều sự dịu dàng và rất nhiều thời gian. Sự kiên nhẫn quả là rất quan trọng bởi theo thời gian sự tức giận, buồn bã, bất an có thể lớn dần. Hãy thực hiện từng bước bằng sự yêu thương, nói những lời ấm áp và ngọt ngào đúng thời điểm.
Cắt đứt hoàn toàn liên hệ với người thứ ba
Nếu như bạn là người làm người yêu mình tổn thương hoặc ngược lại thì việc chấm dứt việc liên hệ với người thứ ba là việc cần phải làm ngay lập tức: không cuộc gọi, không tin nhắn, email hay gặp mặt…bởi đối tác của bạn xứng đáng không phải nhận bất cứ sự mập mờ hay lừa dối nào.
Không khơi gợi lại ký ức đau buồn
Việc nhắc đi nhắc lại sự kiện và con người sẽ chỉ khiến bạn cảm thấy tệ hơn bao giờ hết, vết thương sẽ ko lành lại nếu như bạn cứ tiếp tục ấn sâu. Thay vì việc ấy, tại sao bạn không nói chuyện một lần và rõ ràng, sau đó cất kí ức đau buồn ấy vào một góc và để thời gian xóa nhòa nó. Học hỏi từ những điều đã xảy ra và tiếp tục cuộc sống của bạn, đừng để những nỗi đau kìm kẹp bạn vào quá khứ.
Thành thật hối lỗi
Lời xin lỗi thành thật sẽ có tác dụng gấp nhiều lần những lời bào chữa, bởi khi đó người nhận lời xin lỗi mới có thể cảm nhận được sự chân thành. Lời xin lỗi chân thành thật sự quan trọng bởi nó là bước khởi đầu trong suốt quá trình chữa lành mối quan hệ sau này./.