Học cách nấu bún thang từ công thức gia truyền của mẹ chồng gốc Hà Nội

Bún thang là món ăn rất nổi tiếng của người Hà Nội bởi cách chế biến cầu kỳ của nó từ những nguyên liệu dư lại dịp tết. Bạn đã biết cách nấu bún thang chuẩn vị Hà Nội chưa, cùng VinID tìm hiểu công thức gia truyền này nhé.

1. Nguồn gốc bún thang

Tương truyền bún thang do những người phụ nữ Hà Thành xưa phát minh ra. Vào dịp tết đến thường có nhiều mâm cỗ nên việc dư thừa thức ăn khá nhiều.

Vì vậy, những người phụ nữ Hà Nội xưa đã tận dụng để làm ra món ăn này để đến giờ nó đã trở thành một món ăn không thể thiếu khi nói về các món ăn của người dân Hà Nội.

2. Nguyên liệu nấu bún thang

  • Gà: 1 con

  • Xương ống: 1,5kg

  • Tôm khô: 100g

  • Giò lụa( giò chả): 300g

  • Trứng gà: 3 quả

  • Nấm hương: 500g

  • Củ cải khô: 50g

  • Hành tím: 50g

  • Hành tây: 2 củ

  • Chanh: 1 trái

  • Rau răm: 30g

  • Hành lá: 20g

  • Ớt hiểm: 1 trái

  • Gừng: vài lát nhỏ

  • Bún tươi: 1kg

  • Gia vị: muối, mắm tôm, đường, muối, bột ngọt, giấm, dầu

Nguyên liệu chính của bún thang

3. Sơ chế nguyên liệu

  • Rửa sạch xương lợn với muối. Đun sôi nước, cho xương lợn vào trong 3 phút, vớt ra, rửa lại bằng nước lạnh để khử mùi tanh.

  • Tôm khô rửa sạch, ngâm nước.

  • Hành tím, hành tây rửa sạch, bỏ vỏ, để ráo.

  • Rửa sạch gà với muối.

  • Củ cải khô ngâm trước 4-5 tiếng, vắt khô, để ráo.

  • Gừng rửa sạch, bỏ vỏ, băm nhỏ.

  • Hành lá, rau răm rửa sạch cắt lát. Phần gốc hành lá giữ lại.

  • Nấm hương ngâm cho nở, rửa lại với nước, vắt ráo.

  • Chanh cắt thành từng miếng nhỏ.

4. Các bước nấu bún thang chuẩn vị

Bước 1: Nấu nước dùng bún thang

  • Đun sôi khoảng 4,5l nước, cho xương, gà vào hầm với hành tím, hành tây và ⅔ số tôm khô. Nêm 2 thìa muối.

  • Thường xuyên chú ý nồi nước dùng, khi nồi sôi vặn lửa nhỏ để không tràn, vớt bọt để nước dùng trong và thanh hơn.

  • Khi nấu được 45 phút, vớt gà ra và rửa ngay bằng nước lạnh cắt hoặc xé thành từng miếng vừa ăn, giữ lại phần xương gà cho vào nồi nước dùng hầm tiếp.

  • Đun nước dùng thêm 2 tiếng 15 phút, cho nấm hương vào. 

  • Nêm nếm lại cho vừa với khẩu vị, bạn có thể tham khảo công thức nêm nếm này: 2 thìa hạt nêm, 2 thìa nước mắm, tắt bếp.

Bước 2: Chế biến củ cải khô

  • Trộn đều củ cải đã vắt khô với 3 thìa mắm, 3 thìa đường, 2 thìa giấm sau đó cho vào một ít gừng và ớt, chú ý cho gừng ít để giữ được mùi vị của củ cải.

Bước 3: Tráng trứng thành từng miếng mỏng

  • Đánh đều 3 quả trứng với ⅓ thìa muối. 

  • Bắc chảo cùng một thìa nhỏ dầu.

  • Lấy khăn giấy lau khô dầu trong chảo rồi múc một giá nhỏ trứng đổ vào chảo, tráng đều ra chảo sao cho tạo thành một lớp thật mỏng.

  • Khi thấy trứng khô vàng đều, lật ngược mặt trứng lại và lấy ra ngay. Tiếp tục thao tác cho đến khi hết trứng.

Trứng sau khi được tráng mỏng

Bước 4: Rang tôm khô

  • Số tôm khô còn lại xay nhuyễn, bắt chảo lên bếp rang tôm, chú ý đảo đều để tôm không khét, rang lửa vừa cho đến khi tôm khô lại là được.

5. Thưởng thức bún thang

  • Cắt giò lụa thành từng sợi

  • Cho bún vào tô, xếp hành lá, trứng, gà, rau răm, giò lụa xung quanh tô rồi cho tôm khô vào giữa. 

  • Cuối cùng chan nước dùng lên, vắt một lát chanh vào để tạo vị thanh ăn kèm với chén nước chấm mắm tôm để tròn vị.

  • Nước lèo thanh mát hòa quyện cùng vị ngọt của tôm, gà, vị đắng nhẹ của nấm, cùng hương thơm lừng của rau răm, gừng tạo nên một món ăn kích thích vị giác.

Thành phẩm món bún thang thơm ngon

Với cách nấu bún thang trên, VinID hy vọng các bạn sẽ thực hiện nó dễ dàng tại nhà. Để mua các nguyên liệu bắt trọn hương vị bún thang chuẩn Hà Nội các bạn có thể lại trực tiếp cửa hàng Vinmart gần nhà hoặc đi chợ online thông qua app VinID.

Banner CTA Đi chợ online 750