Học Tester từ cơ bản đến nâng cao – Testmaster.vn

Khóa học này phù hợp với ai?

Là khóa học Tester (Chuyên viên kiểm thử phần mềm) từ cơ bản đến nâng cao phù hợp với các đối tượng là những người bắt đầu đến với kiểm thử phần mềm, muốn trang bị các kiến thức, kỹ năng để có thể trở thành Tester trong tương lai.

Đặc biệt nếu bạn là sinh viên ngành Công nghệ thông tin với định hướng trở thành chuyên gia kiểm thử trong tương lai thì đây là khóa học dành cho bạn, hệ thống hóa kiến thức thực tế sẽ giúp bạn có thể áp dụng những kiến thức được đào tạo trong trường đại học vào thực tế công việc. Bạn cũng sẽ được các giảng viên định hướng phát triển thêm kiến thức ngành nghề trong thời gian còn ngồi trên giảng đường.

Nếu bạn là người không học công nghệ thống tin, mong muốn được trở thành Tester thì khóa học cũng có những buổi phụ đạo miễn phí về kiến thức công nghệ thông tin cho bạn. Bên cạnh đó hệ thống kiến thức được thiết kế từ cơ bản cũng sẽ trang bị cho bạn những kiến thức cần thiết để làm việc trong ngành kiểm thử. 

Mục tiêu của khóa học là gì?

Khóa học được thiết kế với mục tiêu hết sức rõ ràng. Đảm bảo chất lượng của người học với các tiêu chí.

  • Trang bị đầy đủ các kiến thức trong quy trình kiểm thử một phần mềm theo mô hình truyền thống cũng như các mô hình hiện đại như Agile Scrum v.v..
  • Thành thạo các công việc kiểm thử và các nghiệp vụ liên quan (phân tích yêu cầu, làm rõ các tiêu chí chấp nhận, thiết kế test case, thực hiện kiểm thử, quản lý kiểm thử v.v…)
  • Vận hành được các công việc, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tuyển dụng từ các doanh nghiệp làm phần mềm.

Testmaster dạy bạn như thế nào?

Học viên sẽ được tham gia học thử 03 buổi ở mỗi khóa học, sau đó sẽ làm bài kiểm tra qua đó giảng viên sẽ lên lộ trình cho từng người với các buổi phụ đạo, support thêm trong suốt quá trình học nhằm nâng cao trình độ cho học viên.

Hình thức học Training On Job (Học đến đâu làm tới đó) dưới dự hướng dẫn của giảng viên sẽ giúp bạn có thể áp dụng ngay những kiến thức mà mình học được qua các buổi học vào thực tế.

Tại Testmaster, học viên luôn được làm trung tâm trong mọi hoạt động, điều này có nghĩa là giảng viên sẽ dạy theo trình độ tiếp thu của học viên.

Tham gia Workshop – “Kiểm thử cùng doanh nghiệp phần mềm”. Bắt đầu từ năm 2018 các khóa học sẽ được  triển khai thêm các buổi workshop  để tăng tính thực tiễn trong quá trình học. Trong các buổi workshop, cả thầy và trò tại trung tâm đào tạo Tester – Testmaster sẽ đóng vai trò là các đồng nghiệp trong các công ty phần mềm và cùng nhau tham gia làm dự án phần mềm. Thay vì chỉ dạy các bạn, giờ đây chúng tôi sẽ làm cùng bạn.

Nội dung chi tiết của khóa học.

Bài 01 (02h):  Tổng quan về phần mềm – Trước khi tìm hiểu sâu hơn về các khái niệm xoay quanh hoạt động kiểm thử phần mềm, Học viên cần phải nắm vững các khái niệm mang tính chất cơ bản về phần mềm cũng như cách thức tạo ra phần mềm thông qua các quy trình làm phần mềm. Qua đó, học viên sẽ xác định vai trò cũng như vị trí của mình (tester) trong quy trình xây dựng sản phẩm.

  • Khái niệm về phần mềm.
  • Vòng đời phát triển phần mềm (SDLC).
  • Mô hình phát triển truyền thống (Water fall)
  • Mô hình phát triển phần mềm nhanh (RAD)
  • Mô hình phát triển phần mềm tiến hóa.
  • Mô hình phát triển phần mềm theo mẫu (Prototype)
  • Mô hình Agile Scrum (*)

Bài 02 (02h):  Tổng quan về kiểm thử phần mềm – Trong bài học này, học viên sẽ  tìm hiểu các khái niệm tổng quan về kiểm thử phần mềm cũng như các phương pháp kiểm thử được áp dụng khi vận hảnh kiểm thử một ứng dụng.

  • Tổng quan về kiểm thử phần mềm
  • Tại sao cần phải kiểm thử? Các hoạt động của một kiểm thử viên (Tester)
  • Phương pháp kiểm thử hộp đen (Blackbox)
  • Phương pháp kiểm thử hộp trắng (Whitebox)
  • Phương pháp kiểm thử hộp xám (Graybox)

Bài 03 (02h):  Software Testing Life Cycle – Hầu hết các công việc của người kiểm thử đều diễn ra theo vòng đời kiểm thử (STLC), việc hiểu được các hoạt động trong STLC là điều bắt buộc để bạn có thể trở thành một Tester.

  • Vòng đời của hoạt động kiểm thử phần mềm
  • Khái niệm về SRS, các dạng của tài liệu SRS và cách thức phân tích
  • Kế hoạch kiểm thử là gì? Làm thế nào để lên kế hoạch kiểm thử cho hoạt động kiểm thử.
  • Các dạng môi trường kiểm thử, cách tạo môi trường kiểm thử.

Bài 04 (02h):  TestCase – Lập testcase  là một trong những hoạt động thú vị của công việc kiểm thử, một testcase tốt sẽ góp phần làm chất lượng sản phẩm tốt qua đó khẳng định trình độ, khả năng của người kiểm thử.

  • Khái niệm về Testcase, tầm quan trọng của Testcase.
  • Thiết kế Testcase như thế nào? Các phương pháp thiết kế Testcase.
  • Cấu trúc của một tài liệu Testcase.
  • Kỹ thuật phân vùng tương đương
  • Kỹ thuật giá trị biên
  • Kỹ thuật bảng điều kiện – quyết định.

Bài 05 (02h):  Thiêt kế TestCase cho ứng dụng Web – Trong bài học này học viên sẽ tìm hiểu chi tiết về cách thức tạo testcase cho một chức năng trong một ứng dụng Web dựa vào các đặc tả về function, đặc tả về hệ thống (system).

  • Tìm hiểu về cách thức hoạt động của ứng dụng web.
  • Các dạng ứng dụng web và cách kiểm thử.
  • Tìm hiểu về các thành phần trên một Web page.
  • Các Testcase phổ biến khi thực hiện thiết kế kiểm thử cho ứng dụng web.

Bài 06 + 07 (04h):  Thực hành lập TestCase cho ứng dụng thương mại điện tử – Trong bài học này, học viên sẽ áp dụng các kiến thức đã được dạy về lập testcase, các hiểu biết về ứng dụng web để thực hiện bài thực hành thiết kế testcase cho ứng dụng thương mại điện tử FPT Shop.

  • Tìm hiểu về các chức năng trong một ứng dụng thương mại điện tử.
  • Cơ chế hoạt động của Authorization.
  • Cơ chế hoạt động của giỏ hàng.
  • Làm rõ các yêu cầu thiết kế.
  • Định nghĩa các phạm vi kiểm thử.
  • Thiết kế các Testcase.

Bài 08 (02h):  TestData, Bug-Vòng đời của Bug – Sau khi  hoàn thành xong việc thiết kế Testcase, người kiểm thử sẽ lên kế hoạch để thực hiện các Testcase đã thiết kế và ghi nhận kết quả test, đây là hoạt động quan trọng để thực hiện đánh giá sản phẩm.

  • TestData là gì? Tại sao phải tạo Test Data.
  • Thực hiện kiểm thử, những lưu ý khi thực hiện kiểm thử.
  • Khái niệm về Bug, Vòng đời của Bug.
  • Quản lý bug bằng Jira/Mantis.

Bài 09 + 10 (04h):  Truy vấn dữ liệu với SQL Server – Hầu hết các ứng dụng đều sử dụng CSDL để làm nơi lưu trữ dữ liệu cho chương trình (sau khi xử lý, tính toán). Việc khai thác các dữ liệu được lưu trữ trong Database khi thực hiện kiểm thử là một trong những kỹ năng cần phải có của người Tester.

  • Khái niệm về CSDL (Database), hệ quản trị CSDL 
  • Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu (DDL)
  • Ngôn ngữ truy vấn dữ liệu (DML)
  • Các dạng câu lệnh truy vấn, truy vấn tổng hợp, truy vấn dữ liệu trên nhiều bảng.
  • Một số lời khuyên khi thực hiện truy vấn thực hiện kiểm thử.

Bài 11 + 17 (14h):  Workshop – Agile Testing

  • SPRINT 1: Hiểu đúng về Agile Srum
  • SPRINT 2: Các hoạt động kiểm thử trong Agile Scrum
  • SPRINT 3: Kiểm thử ứng dụng Hỗ trợ bán hàng.

Bài 18 (02h):  Kiểm thử ứng dụng Mobile – Chỉ phổ biến thứ 2 sau ứng dụng Web, ứng dụng Mobile ngày nay đang ngày càng được các công ty phát triển. Tester cần phải nắm được các đặc điểm của loại ứng dụng này để có thể vận hành hoạt động kiểm thử.

  • Lý thuyết về HĐH, Thiết bị di động
  • Đặc điểm của ứng dụng Mobile (Native App, Web App, Hybrid App).
  • Các loại kiểm thử trên ứng dụng Mobile
  • Một số testcase phổ biến khi kiểm thử ứng dụng Mobile.

Bài 19 (02h):  API Testing – Ngày nay để tăng phạm vi hoạt động của các ứng dụng, các công ty phần mềm thường tổ chức thành các hệ thống với sự tham gia của nhiều thành phần nhằm giảm sự phụ thuộc vào cấu hình thiết bị.

  • Tìm hiểu về kiến trúc Client/Server
  • Khái niệm về API.
  • API Testing là gì? Mục đích của API Testing.
  • JSON, cách tổ chức dữ liệu sử dụng JSON
  • Cấu trúc của một gói tin Request/Response.
  • Cách thực hiện kiểm thử API.

Bài 20 (02h):  Kiểm thử hiệu năng với Jmeter – Trong bài này, học viên sẽ làm quen với khái niệm Performance, học viên sẽ được hướng dẫn thiết kế các kịch bản kiểm thử hiệu năng và thực hiện trên môi trường công cụ Jmeter kết hợp Badboy.

  • Lý thuyết về Performance Testing
  • Các thông số cần quan tâm khi đánh giá hiệu năng của một hệ thống
  • Tạo kịch bản kiểm thử với Jmeter
  • Badboy, cách thức sử dụng để xây dựng kịch bản cho Jmeter.
  • Cách tạo kịch bản kiểm thử hiệu năng với tham số.

Bài 21-24 (08h):  Kiểm thử dự án ứng dụng thương mại điện tử trên thiết bị di động.

Bài 25 (02h):  KỸ NĂNG VIẾT CV và TRẢ LỜI PHỎNG VẤN

“Chúng tôi không chỉ  trang bị cho bạn đầy đủ các kiến thức, kỹ năng kiểm thử, chúng tôi cùng tham gia kiểm thử với bạn như những người đồng nghiệp, cùng bạn vững bước trên con đường trở thành người Tester thành công”

Chịu trách nhiệm nội dung đào tạo

Ths: Khánh Trần