Học Ngành Xã Hội Học Làm Gì? Cơ Hội Việc Làm Như Thế Nào?
Các hoạt động nghiên cứu về hành vi và các mối quan hệ xã hội là lĩnh vực đang ngày càng được quan tâm và chú trọng. Cũng bởi vậy mà ngành học xã hội học thu hút sự quan tâm rất lớn từ các bạn học sinh và các bậc phụ huynh.
Để hiểu rõ hơn về ngành Xã hội học là gì, học ngành Xã hội học làm gì, và cơ hội phát triển nghề nghiệp của ngành này như thế nào? Mời bạn cùng Glints tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé.
Ngành Xã hội học là gì?
Ngành Xã hội học là ngành học trang bị, cung cấp cho sinh viên kiến thức về các vấn đề trong xã hội, phân tích nghiên cứu vấn đề xã hội trong quản trị doanh nghiệp. Khi theo học ngành này, sinh viên sẽ được giảng dạy các môn học như tâm lý học, nhân chủng học, tâm lý học xã hội, nhân học, xã hội học.
Sinh viên sau khi học ngành Xã hội học có thể nắm bắt và phân tích các vấn đề trong xã hội, tìm hiểu và nghiên cứu để tìm câu trả lời cho các vấn đề xã hội đó, chẳng hạn như:
- Tại sao tỷ lệ bạo lực trẻ em ngày càng gia tăng?
- Tại sao tình trạng bạo lực gia đình ngày một tăng lên?, v.v.
Xã hội học là ngành gì?
Ngành Xã hội học giảng dạy những gì?
Mục tiêu của ngành học này là phân tích và khám phá hành vi, ý thức và mối quan hệ của con người trong các xã hội khác nhau dựa trên các quan điểm phổ quát toán cầu.
Các sinh viên theo học ngành Xã hội học sẽ được trang bị các kiến thức về các vấn xã hội, kỹ năng phân tích hành vi của con người, hiện tượng xã hội, cũng như năng lực tư vấn và xây dựng chính sách xã hội phục vụ cho nhu cầu phát triển của quốc gia.
Thời gian đào tạo ngành Xã hội học nhìn chung có thời gian 4 năm:
- Trong năm đầu tiên, sinh viên sẽ được giới thiệu về xã hội học đại cương, các vấn đề xã hội, chính trị giúp sinh viên có cơ hội tìm hiểu và khám phá các khía cạnh xã hội mà mình quan tâm.
- Trong năm thứ 2, và thứ 3, các lĩnh vực sẽ được phân chia chuyên sâu hơn, phân nhánh với nhiều chủ đề đa dạng như: bình đẳng giới, văn hóa, chủng tộc, v.v.
- Trong năm học thứ 4, sinh viên sẽ tập trung thực hiện học phần nghiên cứu xã hội học dựa trên những kiến thức và kỹ năng đã được trang bị trong suốt quá trình học tập.
Một số môn học được giảng dạy trong chương trình học của sinh viên ngành Xã hội học bao gồm: Hành vi con người và môi trường xã hội, Tâm lý học xã hội, Lịch sử văn minh thế giới, Xã hội học truyền thông đại chúng, Xã hội học giới, Phương pháp nghiên cứu xã hội học, v.v.
Tố chất cần có của người học ngành Xã hội học
Là một ngày học có vai trò vô cùng quan trọng gắn liền với sự phát triển của xã hội. Ngành học này thu hút một lượng lớn bạn học sinh quan tâm và tìm hiểu. Vậy làm sao để biết mình có phù hợp với ngành Xã hội học hay không, cùng Glints tìm hiểu những tố chất cần có của một người học ngành học này nhé.
Người học ngành Xã hội học cần có tố chất ra sao?
Sự tò mò và quan tâm đến các vấn đề xã hội
Một sự thật vô cùng rõ ràng, ngành Xã hội học không dành cho những cá nhân không quan tâm đến các vấn đề của xã hội.
Để hiểu và lan tỏa ảnh hưởng tới xã hội, cộng đồng, các sinh viên học ngành Xã hội học cần có sự quan tâm đặc biệt tới các vấn đề xã hội, con người, cũng như dành thời gian tìm hiểu và tham gia vào các hoạt động xã hội.
Qua đây giúp các bạn duy trì sự tò mò, không ngừng tìm tòi, khám phá để tìm ra câu trả lời cho các vấn đề xã hội.
Khả năng nghiên cứu, phân tích chuyên sâu
Với một sinh viên ngành Xã hội học, việc dành nhiều thời gian để quan sát, thu thập dữ liệu, nghiên và phân tích vấn đề là điều vô cùng quan trọng.
Khả năng thấu hiểu người khác
Nếu bạn muốn học ngành Xã hội học, bạn cần có khả năng đánh giá các yếu tố của xã hội có ảnh hưởng tới tinh thần, tình cảm và thể chất của con người như thế nào.
Đọc thêm: Lắng Nghe Thấu Cảm Là Gì? Kỹ Năng Mới Nhưng Không Kém Phần Quan Trọng
Học ngành Xã hội học làm gì?
Sinh viên học ngành Xã hội học làm gì?, là câu hỏi được nhiều bạn học sinh đang quan tâm về ngành học này đặt ra. Cùng Glints tìm hiểu rõ hơn về sinh viên ngành Xã hội học ra làm gì nhé.
Sau 4 năm học tập, sinh viên ngành Xã hội học được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có đủ khả năng thực hiện các công việc chuyên môn. Sinh viên ngành Xã hội học sau khi ra trường có thể làm ở các vị trí công việc khác nhau như:
- Trở thành biên tập viên; phóng viên; chuyên viên tổ chức sự kiện.
- Thực hiện nghiên cứu, tư vấn chính sách phát triển bền vững; Nghiên cứu và tư vấn truyền thông, quảng cáo; Nghiên cứu thị trường; Điều tra dư luận xã hội.
- Người điều hành các tổ chức dân sự, chịu trách nhiệm quản lý các dự án đầu tư xã hội, v.v.
- Chuyên viên tại các cơ quan hành chính sự nghiệp (lao động, dân số, văn hóa, giáo dục, v.v), cơ quan đoàn thể, v.v.
- Điều phối viên và chuyên viên tại các quỹ phát triển, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức từ thiện; chuyên viên công tác xã hội và phát triển cộng đồng.
- Giảng viên tại các cơ sở giáo dục, giảng dạy và đào tạo các môn học thuộc lĩnh vực xã hội học.
Hy vọng qua những chia sẻ của Glints ở trên sẽ giúp các bạn hình dung và trả lời một phần nào câu hỏi “Học ngành Xã hội học làm nghề gì?”.
Học xã hội học ra làm gì?
Học ngành Xã hội học ở đâu?
Vậy học ngành Xã hội học ở đâu, để Glints mách bạn một số trường đại học đào tạo ngành Xã hội học hàng đầu tại Việt Nam nhé.
Bạn có thể tham khảo một số trường đại học như:
- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Khoa học Huế
- Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, v.v.
Tạm kết
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về chủ đề “Ngành Xã hội học làm gì?” mà Glints muốn chia sẻ tới bạn. Hy vọng qua bài viết này, các bạn học sinh và các vị phụ huynh có thêm góc nhìn đa chiều về ngành Xã hội học, cũng như cơ hội phát triển nghề nghiệp từ ngành học thú vị này.
Nếu bạn còn có bất kỳ câu hỏi nào về ngành Xã hội học, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints hỗ trợ giải đáp chi tiết nhé.
Bài viết có hữu ích đối với bạn?
Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn
Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!
Tác Giả