Học Kinh Tế Đối Ngoại Ra Làm Gì? Tiềm Năng Phát Triển Lớn Trong Thời Đại Toàn Cầu Hoá

Trong thời đại toàn cầu hoá, các ngành nghề liên quan đến quan hệ quốc tế luôn được coi trọng. Kết hợp với việc kinh tế là nền tảng cốt lõi của mọi lĩnh vực, kinh tế đối ngoại trở thành ngành nghề được nhiều sinh viên lựa chọn trong khoảng thời gian gần đây.

Vậy học kinh tế đối ngoại ra làm gì? Đâu là tiềm năng phát triển của nó trong thời đại công nghệ hiện nay? Hãy cùng Glints trả lời từng câu hỏi trên qua bài viết dưới đây nhé!

Khái quát chung về ngành kinh tế đối ngoại

Trước khi trả lời cho câu hỏi học kinh tế đối ngoại ra làm gì, bạn cần có hiểu biết cơ bản về ngành nghề này. Kinh tế đối ngoại đề cập đến các hoạt động kinh tế của các quốc gia khác nhau và hệ quả của chúng.

Nói cách khác, kinh tế đối ngoại là một lĩnh vực liên quan đến sự tương tác kinh tế của các quốc gia và ảnh hưởng của các vấn đề quốc tế đến hoạt động kinh tế thế giới. Nó nghiên cứu các vấn đề kinh tế và chính trị liên quan đến thương mại quốc tế và tài chính.

Kinh tế đối ngoại liên quan đến việc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ và các yếu tố sản xuất khác. Mặt khác, kinh tế đối ngoại cũng nghiên cứu dòng chảy của tài sản tài chính hoặc đầu tư xuyên biên giới.

Đọc thêm: Học Kinh Doanh Quốc Tế Ra Làm Gì? Tiềm Năng và Cơ Hội Nghề Nghiệp

Ngành kinh tế đối ngoại học gì?

Khi theo học ngành kinh tế đối ngoại sinh viên sẽ được giảng dạy các kiến thức từ nền tảng đến chuyên sâu như: Thương mại quốc tế, Quản lý thị trường, Tỷ giá hối đoái, v.v.

Bên cạnh đó, sinh viên cũng được đào tạo các học phần về marketing, tài chính, kế toán, bảo hiểm, v.v.

Kỹ năng cần có để theo đuổi ngành kinh tế đối ngoại

Kinh tế đối ngoại thường dành cho những người sáng tạo, tò mò, thích phân tích và suy nghĩ logic.

Để làm việc trong ngành kinh tế đối ngoại, bạn cần chú ý đến những điều như dưới đây.

Kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp vốn là một kỹ năng hết sức quan trọng của một nhân sự ngành kinh tế đối ngoại. Nếu bạn sở hữu khả năng giao tiếp tốt bạn có thể dễ dàng xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, bắt đầu từ những cá nhân, đến các nhóm nhỏ, và đến những đối tác quốc tế.

Thành thạo ngôn ngữ

Ngôn ngữ là một kỹ năng hết sức quan trọng trong bất kỳ lĩnh vực nào, đặc biệt trong ngành kinh tế đối ngoại.

Bởi bạn sẽ phải làm việc với các đối tác quốc tế, việc thành thạo các ngôn ngữ sẽ giúp bạn thuận lợi trong việc giao tiếp và thương lượng, đàm phán.

Hiểu biết về thương mại quốc tế

Nếu bạn mong muốn trở thành một quản lý xuất nhập khẩu thì việc hiểu biết các quy tắc, tuân thủ thương mại quốc tế là trách nhiệm của bạn.

Điều này giúp bạn giúp doanh nghiệp của bạn hạn chế tối đa vấn đề giao hàng trễ, duy trì mối quan hệ đối tác lâu dài.

Xử lý căng thẳng

Trong nhiều trường hợp căng thẳng như: hàng hóa bị lỗi, lô hàng bị trì hoãn, các khoản thanh toán không được trả đúng hạn, v.v, các nhân viên kinh doanh quốc tế hay xuất nhập khẩu phải đưa ra quyết định nhanh chóng để giải quyết kịp thời các vấn đề này.

Do vậy, việc có khả năng xử lý căng thẳng tốt sẽ giúp họ đưa ra một quyết định vừa nhanh vừa đảm bảo tính hiệu quả tốt nhất.

Những phẩm chất hữu ích đối với một nhà kinh tế đối ngoại còn bao gồm những điều sau đây:

  • Kỹ năng làm việc chính xác với độ chi tiết cao
  • Kỹ năng làm việc độc lập cũng như làm việc nhóm
  • Kỹ năng khách quan và suy nghĩ có hệ thống trong công việc
  • Kiên nhẫn và bền bỉ
  • Trí tuệ và luôn tò mò với các lĩnh vực kinh tế
  • Khả năng thu thập, sắp xếp, diễn giải và phân tích dữ liệu
  • Khả năng lãnh đạo
  • Khả năng trình bày các phát hiện một cách rõ ràng, cả bằng lời nói và bằng văn bản
  • Khả năng đưa ra quyết định dựa trên kinh nghiệm và sử dụng dữ liệu
  • Sự thích thú đối với quá trình nghiên cứu

Học nghành kinh tế đối ngoại cần có kỹ năng giao tiếp tốtHọc nghành kinh tế đối ngoại cần có kỹ năng giao tiếp tốtHọc nghành kinh tế đối ngoại cần có kỹ năng giao tiếp tốt

Học kinh tế đối ngoại ra làm gì? Triển vọng nghề nghiệp của ngành kinh tế đối ngoại tại Việt Nam

Đã đến lúc trả lời cho câu hỏi học kinh tế đối ngoại ra làm gì rồi nhỉ! Ở phần tiếp theo, Glints sẽ giới thiệu đến bạn một vài lĩnh vực chủ chốt mà bạn có thể quan tâm.

Trong ngành tài chính

Sinh viên tốt nghiệp kinh tế đối ngoại hoàn toàn có thể làm việc trong lĩnh vực tài chính. Việc có kiến thức về các vấn đề quốc tế và hệ thống tiền tệ quốc tế rất hữu ích trong thị trường tài chính ngày nay. Bạn có thể tìm được công việc này tại một ngân hàng hoặc một công ty bảo hiểm. 

Bạn sẽ làm việc với vai trò như nhà phân tích tài chính, quản lý tài chính hoặc đầu tư. Công việc trong ngành tài chính có xu hướng được đãi ngộ rất tốt. Song, đi kèm với đó là áp lực cao và thời gian làm việc kéo dài.

Nếu bạn thích cống hiến hết mình cho các dự án và không ngại đặt cuộc sống xã hội của mình lên trên một thời gian, thì bạn có thể thấy công việc trong ngành tài chính rất phù hợp. 

Cơ quan nhà nước

Học kinh tế đối ngoại ra làm gì? Làm việc cho các tổ chức của chính phủ cũng là một lựa chọn khác của sinh viên ngành kinh tế đối ngoại. Kinh tế đối ngoại là một ngành đặc biệt phù hợp với các nhánh của chính phủ dành riêng cho ngoại giao và quan hệ quốc tế.

Ví dụ, Bộ Ngoại giao có thể thuê các cán bộ kinh tế, những người thiết kế và giám sát các chương trình kinh tế ở các nước đang phát triển. 

Loại công việc này không được trả lương cao nhưng lại có lợi cho CV của bạn. Nó giúp các kỹ năng của một nhà kinh tế đối ngoại được sử dụng trực tiếp vào việc cải thiện cuộc sống của người dân ở nước ngoài. Nó đòi hỏi khả năng cộng tác hiệu quả và quản lý các dự án phức tạp.

Điều này làm cho vị trí này rất phù hợp với những người có tính tổ chức cao và có thể sắp xếp nhiều ưu tiên khác nhau cùng một lúc.

Ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại là điểm đến trong mơ của nhiều sinh viên kinh tế đối ngoại. Với vốn kiến thức kinh tế – tài chính đối ngoại của mình, bạn hoàn toàn có thể nhận được đãi ngộ cao.

Một vài vị trí phổ biến có thể kể đến như chuyên viên tài chính, chuyên viên tín dụng quốc tế. Ngoài ra, bạn còn có thể làm ở các phòng ban đối ngoại của các ngân hàng xuyên quốc gia.

Doanh nghiệp quốc tế

Một cách để sử dụng tốt kiến thức chuyên môn của bạn về kinh tế đối ngoại là làm việc cho một tổ chức quốc tế như IMF. Hệ thống tiền tệ toàn cầu rất rộng lớn và phức tạp. Các tổ chức quốc tế như IMF đang cố gắng điều chỉnh và đóng vai trò quan trọng khi toàn cầu hóa tiếp tục lan rộng. 

Trong một tổ chức toàn cầu, bạn có thể đóng vai trò thực hiện nghiên cứu, thúc đẩy các chính sách cụ thể hoặc điều hướng luật quốc gia và quốc tế được áp dụng cho tài chính. Loại công việc này phù hợp với những người có tâm hồn cởi mở và hiểu biết về các quan điểm chính trị và văn hóa khác nhau. Đó là loại công việc đòi hỏi khả năng làm việc với những người từ khắp nơi trên thế giới.

Học chuyên ngành kinh tế đối ngoại có thể trở thành nhà phân tích tài chínhHọc chuyên ngành kinh tế đối ngoại có thể trở thành nhà phân tích tài chínhHọc chuyên ngành kinh tế đối ngoại có thể trở thành nhà phân tích tài chính

Trở thành phân tích viên

Một trong những con đường sự nghiệp phổ biến nhất đối với các nhà kinh tế nói chung và đặc biệt là đối với các nhà kinh tế đối ngoại, là làm việc với tư cách là một nhà phân tích. Đây là một thuật ngữ rộng dùng để chỉ bất kỳ ai thực hiện công việc phân tích dữ liệu để tìm ra các mẫu cụ thể hoặc để xác định hướng hành động tốt nhất.

Có nhiều loại vai trò nhà phân tích mà một nhà kinh tế đối ngoại có thể đảm nhận. Nó bao gồm nhà phân tích tài chính, người phân tích vốn chủ sở hữu và chứng khoán của các doanh nghiệp. Ngoài ra, bạn có thể đóng vai trò như một nhà phân tích nghiên cứu.

Ngoài ra, bạn có thể làm chuyên viên hoạch định chính sách, trực thuộc phòng kinh tế đối ngoại hoặc bộ phần hợp tác quốc tế của một doanh nghiệp.

Theo đó, công việc của một chuyên viên hoạch định chính sách là xây dựng và đề xuất các chính sách thuận lợi để kích thích hoạt động kinh doanh của tổ chức đó.

Đọc thêm: Điểm Danh 10 Ngành Nghề HOT Nhất Hiện Nay

Khái quát về mức lương, đãi ngộ của ngành kinh tế đối ngoại tại Việt Nam

Kinh tế đối ngoại là một ngành có vai trò và lịch sử lâu đời tại Việt Nam. Sự chuyển dịch và phát triển của ngành này gắn liền với sự biến đổi của nền kinh tế Việt Nam. Để thành công trong lĩnh vực này, bạn phải là người có năng lực, nhạy bén và tự tin trước những biến động của kinh tế thế giới.

Sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế đối ngoại có mức đãi ngộ khá cao so với các ngành khác của khối kinh tế.

Nếu chưa có kinh nghiệp nổi bật, bạn sẽ nhận được mức lương dao động từ 7-10 triệu đồng/tháng.

Ngược lại, những bạn có kinh nghiệm hoặc thành tích nổi bật hoàn toàn có thể nhận mức lương từ 15-20 triệu/tháng tuỳ vị trí. 

Mức lương của nghành kinh tế đối ngoại khá cao so với các nghành khácMức lương của nghành kinh tế đối ngoại khá cao so với các nghành khácMức lương của nghành kinh tế đối ngoại khá cao so với các nghành khác

Top các trường đào tạo ngành kinh tế đối ngoại tốt nhất ở Việt Nam

Như đã nói ở trên, kinh tế đối ngoại là một trong những ngành trọng điểm của Việt Nam. Điểm chuyển của ngành này ở các đại học có tiếng đều ở mức trung bình cao trở lên.

Dưới đây là danh sách các trường đào tạo kinh tế đối ngoại tốt nhất ở Việt Nam:

Khu vực miền Bắc:

  • Học viện Chính sách và Phát triển
  • Đại học Ngoại Thương Hà Nội
  • Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội

Khu vực miền Nam

  • Đại học Ngoại thương thành phố Hồ Chí Minh
  • Đại học Kinh tế – Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM)
  • Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM

Đọc thêm: Học Ngành Tài Chính Ngân Hàng Ra Làm Gì?

Kết luận

Kinh tế đối ngoại chắc chắn sẽ còn nắm giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế nước nhà. Đây có thể là cơ hội tốt dành cho các bạn sinh viên có hứng thú với ngành kinh tế và mong muốn làm việc trong môi trường đa văn hoá.

Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn có câu trả lời cho việc học kinh tế đối ngoại ra làm gì. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, đừng ngần ngại mà điền vào phần bình luận nhé. Glints sẽ còn quay trở lại với thật nhiều bài viết bổ ích khác liên quan đến chủ đề hướng nghiệp. Hãy cùng đón xem cùng chúng mình nhé!

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 2

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

Tác Giả