Hoạt động giúp trẻ 4 tháng tuổi phát triển toàn diện

Mỗi ngày trôi qua, thế giới xung quanh sẽ càng cuốn hút trẻ khám phá. Ngoài việc cung cấp cho con nguồntốt, bạn còn có nhiều cách tác động giúp trẻ phát triển toàn diện hơn.

Giúp trẻ 4 tháng tuổi phát triển trí não

Hoán đổi đồ chơi: Bạn nên hoán đổi các loại đồ chơi trên ghế nhún hay xe đẩy để trẻ không cảm thấy chán. Chọn các món đồ chơi có màu sắc, hình dáng, chất liệu khác nhau và đồ chơi kêu chút chít, phát ra tiếng lục lạc, tiếng nhạc hoặc các âm thanh khác.

Chơi ú òa: Đầu tiên, bạn giấu mặt trong lòng bàn tay hoặc chiếc chăn. Trẻ chưa hiểu chuyện gì xảy ra và sẽ bất ngờ khi nhìn thấy bạn xuất hiện trở lại. Trò chơi này giúp trẻ hiểu khái niệm tồn tại của một vật thể nào đó.

Nâng cấp kỹ năng dõi theo đồ vật ở trẻ: Cầm một chiếc lục lạc giơ trước mặt trẻ, cách khoảng 20cm và từ từ gần lại. Lắc nhẹ để gây sự chú ý, sau đó chầm chậm di chuyển lục lạc theo hướng nhìn của trẻ. Mục đích của trò chơi này là làm thế nào để trẻ dõi mắt theo. Trẻ cần học cách giữ nguyên sự tập trung khi đối tượng di chuyển đến giữa mặt mình. Nếu trẻ mất tập trung, bạn hãy lắc lục lạc để thu hút sự chú ý. Khi khả năng này phát triển, bạn có thể tăng tốc độ di chuyển đồ vật để trẻ tập dõi mắt theo nhanh hơn.

Giúp con khám phá: Trao cho con những món đồ chơi với chất liệu và kích cỡ khác nhau, chẳng hạn trơn nhẵn, mấp mô, mỏng, dày… Trẻ sẽ dùng tay và miệng để khám phá. Mỗi sự tương phản sẽ cung cấp cho trẻ thêm dữ liệu mới về thế giới vật chất.

Phát triển kỹ năng vận động cho trẻ 4 tháng tuổi

Thưởng cho nỗ lực của trẻ: Đặt một món đồ chơi bên cạnh trẻ, cách xa tầm tay một chút khi trẻ trong tư thế nằm sấp. Trẻ sẽ tự tìm cách lật.khi cố gắng để với lấy món đồ,

 

Luyện tập khả năng giữ thăng bằng tốt hơn: Đặt trẻ trong tư thế ngồi, chêm thêm vài tấm nệm, gối hình chữ U để bé ngồi vững, hoặc cho trẻ ngồi trong góc sofa. Tư thế này giúp trẻ phát triển các cơ cần thiết để giữ thăng bằng khi ngồi. Luôn để mắt đến trẻ và phải đảm bảo trẻ ngồi thẳng lưng. Lắc lục lạc hoặc hát để thu hút sự chú ý và giúp trẻ thấy thoải mái trong tư thế ngồi.

 

Tập trung vào bàn chân: Bế trẻ dựng đứng sao cho chân chạm sàn để trẻ có thể cảm nhận được trọng lượng cơ thể trên đôi chân.

 

Học cùng chiếc lục lạc: Đặt một chiếc lục lạc trong tay trẻ và khuyến khích trẻ tự cầm. Thử nghiệm về trọng lượng, chuyển động và âm thanh của các món đồ khác nhau sẽ giúp trẻ khám phá thêm về thế giới vật chất. (Ở thời điểm này, trẻ vẫn chưa chủ động làm được những điều đó).

 

Bài tập giúp trẻ 4 tháng tuổi phát triển cảm xúc

Ghi nhận những gì trẻ thích và không thích: Sau đó, bạn cố gắng uốn nắn thói quen chơi đùa của trẻ. Tính cách của con bạn sẽ ngày càng thể hiện rõ từ giai đoạn này.

 

Giúp trẻ vượt qua sự thất vọng: Khi trẻ nản lòng với một điều gì đó, hãy thử đánh lạc hướng trẻ, chẳng hạn bế con ra khỏi ghế và đặt lên sàn nhà hoặc gây chú ý bằng một món đồ hấp dẫn nào đó.

 

Bế trẻ đứng trước gương: Trẻ thích quan sát mọi người và hình ảnh phản chiếu trong gương sẽ mang lại cho con bạn niềm vui bất tận.

 

Tạo nề nếp khi đi ngủ: Theo thời gian, trẻ sẽ học cách ổn định và tự ngủ. Hiện tại, bạn có thể lập trình tự, chẳng hạn cho con bú, hát ru rồi sau đó cho con ngủ. Đưa trẻ vào giường khi bé còn thức nhưng hơi buồn ngủ, xoa lưng nhè nhẹ và cho con cầm núm vú (nếu trẻ đang dùng núm vú) để giúp trẻ dễ ngủ hơn.

 

Bài tập phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ 4 tháng tuổi

“Bình luận trực tiếp” về mọi hoạt động trong ngày: Bằng giọng kể tươi vui, ấm áp, bạn hãy tường thuật các hoạt động của trẻ trong ngày. Nói với trẻ khi bé đang ăn, đang tắm, thay quần áo, mọi hoạt động… Trẻ sẽ nghe không sót chi tiết nào và học từ cách nói chuyện của bạn.

 

Gọi tên mọi vật: Nói cho trẻ biết tên mọi món đồ bạn và bé nhìn thấy, chẳng hạn: sách, con mèo, mẹ, bồn tắm, ghế…

 

Tận hưởng giờ đọc sách mỗi ngày: Bạn không nhất thiết phải đọc từ trang đầu đến trang cuối mà chỉ cần đọc vài trang, chỉ vào một vài hình ảnh và giải thích cho trẻ: “Nhìn ông mặt trời này con”, “Bông hoa này”, “Con gì đây? Ồ, một con cún!”…

 

Tiếp tục đối thoại với con: Khi những tiếng bi bô của trẻ ngày càng phức tạp hơn và bắt đầu nghe gần giống như từ hoặc câu, bạn hãy đáp lại như thể đã hiểu rất rõ những gì con nói. Cố gắng thu hút trẻ vào cuộc đối thoại qua lại.