Hoạt động chiều với trẻ mầm non
Môi trường giáo dục trong trường mầm non là phương tiện, điều kiện giúp trẻ phát triển toàn diện về mặt thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, khả năng tình cảm và kỹ năng xã hội chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ mầm non vàolớp 1. Do đó, mỗi cán bộ giáo viên trường mầm non LiênTrung luôn cố gắng lỗ lực, tâm huyết xây dựng môi trường giáo dục theo quan điểm “Trường lớphọc hạnh phúc” để mỗi ngày đến trường là niềm hạnh phúc của trẻ.
Hoạt động chiều tưởng như đơn giản đối với trẻ mầm non. Để đánh thức trẻ sau giờ ngủ trưa, cô bật những đoạn nhạc nhẹ nhàng, đến từng nơi đánh thức trẻ. Cho trẻ tập những vận động nhẹ sau giờ ngủ trưa. Nhắc nhở trẻ vệ sinh cá nhân, cô còn khuyến khích trẻ cất gối, gập chăn, cất chiếu cùng cô. Sau giờ ăn quà chiều các bạn nhỏ được cô giáo cho ôn luyện các bài học, các kỹ năng đã được học và tham gia các trò chơi nhẹ nhàng vừa sức.
Những kỹ năng cần ôn luyệncho trẻ mầm non không chỉ giúp trẻ có khả năng thích nghi tốt. Mà còn giúp bé rèn luyện tính tự giác, tự lập từ nhỏ trẻ thể hiện cá tính của bản thân mạnh mẽ nhất. Các bé sẽ cảm thấy tò mò với mọi thứ và sẽ rất cố gắng để học hỏi những điều mới mẻ. Vì vậy đây là thời điểm thích hợp nhất để các bậc cha mẹ cũng như thầy cô rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho bé.
Hình ảnh: Kỹ năng vắt nước cam, gập áo
Trẻ được rèn những kỹ năng khi tham gia vào các trò chơi vận động như: Mèo đuổi chuột, kéo co…Cô hướng dẫn tỉ mỉ hơn về cách chơi các trò chơi giúp trẻ hiểu và nắm được cách chơi một cách thành thạo, chơi phải đoàn kết với bạn. Khi trẻ tham gia vào các trò chơi vận động giúp cho trẻ luôn năng động tự tin, có một cơ thể khỏe mạnh, cải thiện chiều cao cho trẻ. Từ đó phát huy hết khả năng ham khám phá tìm tòi, sự sáng tạo của trẻ. Khơi gợi và giáo dục cho trẻ thêm yêu quý chính cơ thể của mình, yêu thích rèn luyện sức khỏe hàng ngày.
Hìnhảnh: Tròchơivậnđộng“ Mèođuổichuột”
Trẻ con đượcrèncáckỹnăng vệ sinh: Vệsinhcánhân, vệsinhmôitrường. Thóiquenvệsinhlà biểu hiện của nếp sống văn minh, một biện pháp khoa học nhằm mục đích bảo vệ, nâng cao sức khỏe của con người. Để vệ sinh trở thành thói quen văn hóa mỗi người cần phải có một quá trình tập luyện, rèn luyện và đấu tranh với bản thân. Giáo dục thói quen văn hóa vệ sinh cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non là một trong những nhiệm vụ giáo dục toàn diện có ý nghĩa lớn đối với sự hình hành và phát triển nhân cách của trẻ sau này. Bởi đây là giai đoạn đánh dấu sự tự lập dần dần trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ, giai đoạn định hình nhân cách. Giáo dục thói quen văn hóa vệ sinh là rèn luyện cho trẻ những thói quen của nếp sống văn minh như: tính sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng… Đồng thời cung cấp cho trẻ những kiến thức cơ bản, khoa học về vệ sinh cá nhân. Bồi dưỡng cho trẻ những tình cảm, thái độ tích cực đối với việc thực hiện những hành vi văn hoá, tổ chức cho trẻ thực hiện các thói quen văn hoá vệ sinh trong sinh hoạt hàng ngày, giúp trẻ biết tự kiểm tra, đánh giá hành động vệ sinh của mình, của bạn… Từ đó hình thành cho trẻ thói quen thực hiện hành vi văn hoá vệ sinh, để trẻ có thể tự bảo vệ mình, được sống thoải mái về thể chất và tinh thần – sống khỏe mạnh
Hìnhảnh: Rèn kỹ năng vệ sinh cho trẻ
Ngoài một số hoạt động bắt buộc, cô tổ chức cho trẻ học mọi lúc mọi nơi như trong giờ trẻ chơi tự do, giờ hoạt động chiều. Đây là hoạt động cô dành cho trẻ nhằm củng cố những kiến thức cũ, một số kỹ năng chơi kỹ năng về cảm xúc mà trước đó trẻ đạt kết quả chưa cao.
Ví dụ: Ngày hôm qua, cô tổ chức cho trẻ chơi hoạt động góc, chủ đề: “ TG động vật”. Chủ đề nhánh: Một số vật nuôi trong gia đình. Trong trò chơi Đóng vai có chủ đề có trò chơi bán hàng: Bán thức ăn gia súc. Một số trẻ đóng vai nhân viên bán hàng, trẻ biết cách chơi nhưng trong quá trình chơi trẻ còn lung túng, thể hiện vai chưa linh hoạt. Chưa biết cách mời khách hàng, chưa biết cảm ơn khi giao hàng cho khách. Hoặc trong trò chơi xây dựng: Xây trại chăn nuôi. Trẻ thể hiện vai tương đối tốt nhưng trẻ lại lung túng trong việc thiết lập mối quan hệ với các nhóm chơi khác. Thì trong hoạt động chiều ngày hôm nay,cô củng cố lại kiến thức và kỹ năng thông qua hoạt động. Cô giáo cùng với trẻ trò chuyện, hỏi xem ngày hôm qua các con chơi có vui không, các con chơi những gì? Cô bán hàng có bán được nhiều không? Cô đã biết cảm ơn khách hàng chưa? Rồi cô nhắc trẻ: Khi bán hàng nét mặt phải niềm nở, vui vẻ mời khách, khi giao hàng xong phải biết cảm ơn khách. Còn nhóm xây dựng có một số bác công nhân xây xong công trình mà không biết về nhà bếp để ăn cơm, bị gạch rơi vào chân mà không đi khám bác sĩ. Các con nhớ lần chơi sau, khi làm việc xong phải đi ăn cơm, bị mệt phải đi khám bác sĩ…
Hìnhảnh: Rèn kỹ năng cho trẻ chơi ở hoạt động góc
Ngoài các hoạt động chính trẻ còn được tham gia vào các lớp năng khiếu như :Lớp tiếng anh, lớp múa, lớp vẽ, lớp võ.
Hình ảnh: Hoạt động ngoại khóa
Hoạt động chiều thường là hoạt động phụ huynh quan sát được con mình đến lớp học cái gì, chơi như thế nào, tạo niềm tin cho phụ huynh thì giáo viên luôn tạo ra sự thoải mái hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động, luôn vui vẻ khi đến lớp cho đến khi phụ huynh đón về.
Tác giả: Cô giáo Nguyễn Thị Huyền
Môi trường giáo dục trong trường mầm non là phương tiện, điều kiện giúp trẻ phát triển toàn diện về mặt thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, khả năng tình cảm và kỹ năng xã hội chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ mầm non vàolớp 1. Do đó, mỗi cán bộ giáo viên trường mầm non LiênTrung luôn cố gắng lỗ lực, tâm huyết xây dựng môi trường giáo dục theo quan điểm “Trường lớphọc hạnh phúc” để mỗi ngày đến trường là niềm hạnh phúc của trẻ.Hoạt động chiều tưởng như đơn giản đối với trẻ mầm non. Để đánh thức trẻ sau giờ ngủ trưa, cô bật những đoạn nhạc nhẹ nhàng, đến từng nơi đánh thức trẻ. Cho trẻ tập những vận động nhẹ sau giờ ngủ trưa. Nhắc nhở trẻ vệ sinh cá nhân, cô còn khuyến khích trẻ cất gối, gập chăn, cất chiếu cùng cô. Sau giờ ăn quà chiều các bạn nhỏ được cô giáo cho ôn luyện các bài học, các kỹ năng đã được học và tham gia các trò chơi nhẹ nhàng vừa sức.Những kỹ năng cần ôn luyệncho trẻ mầm non không chỉ giúp trẻ có khả năng thích nghi tốt. Mà còn giúp bé rèn luyện tính tự giác, tự lập từ nhỏ trẻ thể hiện cá tính của bản thân mạnh mẽ nhất. Các bé sẽ cảm thấy tò mò với mọi thứ và sẽ rất cố gắng để học hỏi những điều mới mẻ. Vì vậy đây là thời điểm thích hợp nhất để các bậc cha mẹ cũng như thầy cô rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho bé.Trẻ được rèn những kỹ năng khi tham gia vào các trò chơi vận động như: Mèo đuổi chuột, kéo co…Cô hướng dẫn tỉ mỉ hơn về cách chơi các trò chơi giúp trẻ hiểu và nắm được cách chơi một cách thành thạo, chơi phải đoàn kết với bạn. Khi trẻ tham gia vào các trò chơi vận động giúp cho trẻ luôn năng động tự tin, có một cơ thể khỏe mạnh, cải thiện chiều cao cho trẻ. Từ đó phát huy hết khả năng ham khám phá tìm tòi, sự sáng tạo của trẻ. Khơi gợi và giáo dục cho trẻ thêm yêu quý chính cơ thể của mình, yêu thích rèn luyện sức khỏe hàng ngày.Trẻ con đượcrèncáckỹnăng vệ sinh: Vệsinhcánhân, vệsinhmôitrường. Thóiquenvệsinhlà biểu hiện của nếp sống văn minh, một biện pháp khoa học nhằm mục đích bảo vệ, nâng cao sức khỏe của con người. Để vệ sinh trở thành thói quen văn hóa mỗi người cần phải có một quá trình tập luyện, rèn luyện và đấu tranh với bản thân. Giáo dục thói quen văn hóa vệ sinh cho trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non là một trong những nhiệm vụ giáo dục toàn diện có ý nghĩa lớn đối với sự hình hành và phát triển nhân cách của trẻ sau này. Bởi đây là giai đoạn đánh dấu sự tự lập dần dần trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ, giai đoạn định hình nhân cách. Giáo dục thói quen văn hóa vệ sinh là rèn luyện cho trẻ những thói quen của nếp sống văn minh như: tính sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng… Đồng thời cung cấp cho trẻ những kiến thức cơ bản, khoa học về vệ sinh cá nhân. Bồi dưỡng cho trẻ những tình cảm, thái độ tích cực đối với việc thực hiện những hành vi văn hoá, tổ chức cho trẻ thực hiện các thói quen văn hoá vệ sinh trong sinh hoạt hàng ngày, giúp trẻ biết tự kiểm tra, đánh giá hành động vệ sinh của mình, của bạn… Từ đó hình thành cho trẻ thói quen thực hiện hành vi văn hoá vệ sinh, để trẻ có thể tự bảo vệ mình, được sống thoải mái về thể chất và tinh thần – sống khỏe mạnhNgoài một số hoạt động bắt buộc, cô tổ chức cho trẻ học mọi lúc mọi nơi như trong giờ trẻ chơi tự do, giờ hoạt động chiều. Đây là hoạt động cô dành cho trẻ nhằm củng cố những kiến thức cũ, một số kỹ năng chơi kỹ năng về cảm xúc mà trước đó trẻ đạt kết quả chưa cao.Ngày hôm qua, cô tổ chức cho trẻ chơi hoạt động góc, chủ đề: “ TG động vật”. Chủ đề nhánh: Một số vật nuôi trong gia đình. Trong trò chơi Đóng vai có chủ đề có trò chơi bán hàng: Bán thức ăn gia súc. Một số trẻ đóng vai nhân viên bán hàng, trẻ biết cách chơi nhưng trong quá trình chơi trẻ còn lung túng, thể hiện vai chưa linh hoạt. Chưa biết cách mời khách hàng, chưa biết cảm ơn khi giao hàng cho khách. Hoặc trong trò chơi xây dựng: Xây trại chăn nuôi. Trẻ thể hiện vai tương đối tốt nhưng trẻ lại lung túng trong việc thiết lập mối quan hệ với các nhóm chơi khác. Thì trong hoạt động chiều ngày hôm nay,cô củng cố lại kiến thức và kỹ năng thông qua hoạt động. Cô giáo cùng với trẻ trò chuyện, hỏi xem ngày hôm qua các con chơi có vui không, các con chơi những gì? Cô bán hàng có bán được nhiều không? Cô đã biết cảm ơn khách hàng chưa? Rồi cô nhắc trẻ: Khi bán hàng nét mặt phải niềm nở, vui vẻ mời khách, khi giao hàng xong phải biết cảm ơn khách. Còn nhóm xây dựng có một số bác công nhân xây xong công trình mà không biết về nhà bếp để ăn cơm, bị gạch rơi vào chân mà không đi khám bác sĩ. Các con nhớ lần chơi sau, khi làm việc xong phải đi ăn cơm, bị mệt phải đi khám bác sĩ…Ngoài các hoạt động chính trẻ còn được tham gia vào các lớp năng khiếu như :Lớp tiếng anh, lớp múa, lớp vẽ, lớp võ.Hoạt động chiều thường là hoạt động phụ huynh quan sát được con mình đến lớp học cái gì, chơi như thế nào, tạo niềm tin cho phụ huynh thì giáo viên luôn tạo ra sự thoải mái hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động, luôn vui vẻ khi đến lớp cho đến khi phụ huynh đón về.