Hoàng đằng và bài thuốc điều trị bệnh đường ruột, bệnh gan

  • Tên khác: Thích hoàng, vàng giang, hoàng liên nam, vằng đằng…
  • Tên khoa học: Fibraurea tinctoria Lour, thuộc họ tiết dê (1)
  • Bộ phận dùng: Rễ cây.
  • Tính vị: vị đắng, tính hàn.
  • Công dụng chính: Chuyên dùng làm thuốc điều trị bệnh kiết lỵ, tiêu chảy, bệnh gan.

Mô tả cây hoàng đằng

  • Thân: Dạng cây thân dây leo, dây nhỏ nhưng khá cứng, chúng thường bám vào các cây gỗ lớn khác trong rừng, dây già bên trong có màu vàng tươi.
  • Lá: Lá nhẵn, không có răng cưa, đầu lá nhọn.
  • Rễ: Rễ phình to, điểm dễ nhận biết nhất so với các loài khác đó là: khi cạo vỏ sẽ thấy rễ hoàng đằng có màu vàng tươi như nghệ, nhấm có vị đắng. Do vậy mà nhiều nơi còn gọi cây này là vàng đằng.
  • Quả: Thoạt nhìn như quả nhâm, khi chín có màu vàng.

Cây hoàng đằng mọc ở đâu ?

  • Phân bố: Cây mọc hoang ở rừng núi ở khắp các tỉnh miền núi nước ta từ miền Bắc đến các tỉnh miền Trung Tây Nguyên và miền Nam như Lâm Đồng, Bình Phước. Loài cây này đặc biệt ưa mọc ở những nơi ẩm ướt như gần thác nước, ve các bờ suối, khe nước…
  • Gieo trồng: Có thể gieo trồng cây hoàng đằng bằng hạt hay chồi dây.
  • Thu hái: vào mùa thu.
  • Chế biến: Dân gian dùng rễ và dây làm thuốc, nhưng thường dùng rễ nhiều hơn.

Do trữ lượng cây hoàng đằng ở nước ta khá dồi dào, mà mấy năm gần đây người dân vào rừng đào hoàng đằng với khối lượng rất lớn. Cung cấp trong nước một phần, còn đa phần là bán cho thương lái Trung Quốc sang tận nơi để thu mua rồi chuyển về Trung Quốc. Lạ kỳ thay là họ nhập của ta về rồi sau lại chế biến và xuất ngược lại cho ta hàng thái lát với màu sắc bạc phếch như hết dưỡng chất.

Do dân ta chỉ đào lấy rễ, nên hầu như sau khi đào xong là cây bị chết, khó tái sinh. Nếu không có biện pháp bảo vệ nguồn dược liệu quý này, việc phục hồi, bảo tồn sẽ gặp nhiều thách thức.

Thành phần hóa học

Rễ và thân cây có chứa nhiều ancaloit: palmatin.

Hình ảnh cây hoàng đằng tươi

Công dụng của cây hoàng đằng

Từ nhiều năm trước, hoàng đằng đã là một trong cây thuốc quý được sử dụng rộng rãi trong nhân dân. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về cây hoàng đằng, trong đó có công trình nghiên cứu của GS Đỗ Tất Lợi và các cộng sự. Sau này Bộ Y tế đã cho sản xuất thuốc viên điều trị kiết lỵ, tiêu chảy từ cây hoàng đằng cho người lớn và trẻ nhỏ.

Theo kinh nghiệm dân gian cây hoàng đằng có những công dụng chính như sau:

  • Điều trị tiêu chảy
  • Kiết lỵ
  • Vàng da do bệnh gan
  • Đau mắt
  • Sốt rét
  • Viêm tai (tai có mủ)

Ngoài ra tại Trung Quốc, HĐ còn được sử dụng như một vị thuốc giảm đau nhức.

Cách dùng làm thuốc

Có thể dùng theo 2 cách là sắc nước uống hoặc tán thành dạng bột sử dụng cho tiện lợi.

  • Sắc uống điều trị kiết lị, tiêu chảy, sốt rét: Liều dùng (10 – 15g) sắc nước uống trong ngày.
  • Bệnh vàng da do bệnh gan: Hoàng đằng 20g ~ 25g, kết hợp với cây xạ vàng 25g sắc nước uống hàng ngày.
  • Tán bột uống điều trị kiết lỵ, tiêu chảy: Lấy rễ khô tán thành dạng bột mịn, dùng bột hoặc viên thành dạng viên cho tiện dùng. Liều dùng khoảng 10g bột/ngày, uống với nước ấm.
  • Điều trị viêm tai có mủ: Dùng hoàng đằng dạng bột 2 thìa cà phê, phèn chua tán bột mịn 1 thìa cà phê. Hai thứ trộn lẫn rồi thổi vào tai người bệnh.

Tham khảo: Khổ sâm cho lá điều trị bệnh đường ruột, viêm đại tràng cực hay

Quả hoàng đằng mà vàng hình xoan

Những nghiên cứu về cây hoàng đằng

  • Phát hiện khả năng hạ đường huyết của rễ cây hoàng đằng Fibraurea tinctoria Lour. Nghiên cứu được tiến hành trên chuột, thực nghiệm bởi các nhà nghiên cứu người indonesia (2).
  • Xác định hoạt động chống sốt rẽ và gây độc tế bào của cây Fibraurea tinctoria Lour theo kinh nghiệm ở miền nam Việt Nam, được tiến hàng bởi các nhà nghiên cứu tại Pháp (3).
  • Phát hiện Hoạt tính chống tăng sinh invitro trên dòng tế bào ung thư ruột kết (HT-29) của cây thuốc có nguồn gốc Thái được chọn từ cơ sở dữ liệu công thức dược liệu của Thái Lan. Cây hoàng đằng Fibraurea tinctoria là một trong số 23 cây được chọn đã được chiết xuất bằng metanol thể hiện rõ hoạt động này. Các nhà nghiên cứu kết luận, đây sẽ là một trong những vị thuốc tiềm năng trong điều trị ung thư trong tương lai. Nghiên cứu được tiến hành tại Thái Lan. (4).

Hoàng đằng với rất nhiều công dụng hay, được y học dân gian sử dụng rộng rãi rất nhiều năm về trước. Hơn nữa cây thảo dược này cũng dễ trồng, nhân giống (Bằng dây hoặc bằng hạt) đây sẽ là một trong những dược liệu rất tiềm năng cho mai sau. Để bảo tồn, phát huy nguồn dược liệu quý, chúng ta hãy cùng nhau phát triển cây dược liệu này, hạn chế việc khai thác tận thu như trước kia các bạn nhé.

    Để lại thông tin để chúng tôi tư vấn trong thời gian sớm nhất.

    Δ

    Nguồn tham khảo

    1. Hoàng đằng, Sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” – Đỗ Tất Lợi – Nhà xuất bản y học năm 2004 – Bản in trang 193, 194, ngày tham khảo 08 tháng 10 năm 2019.
    2. Uji Aktivitas Antidiabetes Ekstrak Etanol dari Akar dan Batang Tumbuhan Sekunyit (Fibraurea Tinctoria Lour), http://jfionline.org/index.php/jurnal/article/view/198, ngày truy cập 08 tháng 10 năm 2019.
    3. Antimalarial and cytotoxic activities of ethnopharmacologically selected medicinal plants from South Vietnam, https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0378874106004089 , ngày truy cập 09 tháng 10 năm 2019.
    4. In vitro anti-proliferative activity on colon cancer cell line (HT-29) of Thai medicinal plants selected from Thai/Lanna medicinal plant recipe database “MANOSROI III”, https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0378874114008551 , ngày truy cập 09 tháng 10 năm 2019.